Nếu như để nói đến vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, thì chúng ta sẽ có rất nhiều thuật ngữ cần phải nắm được, để có được kiến thức về vị trí việc làm mà bạn sẽ đảm nhiệm. Mà một trong vô vàn kiến thức đó thì chính là Independent contractor.

Chắc hẳn nghe đến đây các bạn sẽ thắc mắc Independent contractor là gì đúng không? Người lao động độc lập là chỉ một cá nhân hoặc là tổ chức ký hợp đồng với tư cách không phải là một người lao động, để tiến hành thực hiện công việc hoặc là cung cấp dịch vụ cho một tổ chức khác. Nó liên quan như thế nào đến Independent Contractor? Theo các bạn có những thuật ngữ nào được sử dụng trong ngành quản lý nhân sự? Independent Contractor có thuộc ngành quản lý nhân sự không? Vậy nên, trong bài viết dưới đây 123job sẽ bật bí đến bạn đọc về Independent contractor là gì và cả những thuật ngữ ngành quản lý nhân sự mà bạn nên biết nhé. 

I. Independent Contractor là gì?

Independent Contractor là gìIndependent Contractor là gì

Đầu tiên các bạn cần phải biết về Independent contractor là gì? Thì đây là cách viết trong tiếng Anh của thuật ngữ Người lao động độc lập khi mà dịch sang tiếng Việt. Theo cách gọi này, người lao động độc lập thì họ chính là những người lao động theo tính chất tự do. Họ hoàn toàn có thể là một cá nhân hay là một tổ chức, đã được ký kết hợp đồng ở trong tư cách độc lập mà "không phải người lao động", mục đích chính của việc này thì đó chính là giúp cho người lao động thuận lợi hơn trong công việc mà không phải chịu ràng buộc hoặc là ở trong việc cung cấp các dịch vụ cho tổ chức khác.

Bởi vì họ là lao động tự do, cho nên những Independent contractor cũng sẽ phải độc lập trong cả việc trả thuế, cũng như mua bảo hiểm cho bản thân mình. Ở Mỹ, thuế mà Independent contractor phải tự chi trả đó là thuế an sinh xã hội và loại bảo hiểm mà họ cần phải tự mình đóng là bảo hiểm y tế

Đồng thời, ở phía bên người sử dụng lao động cũng sẽ cần phải phân loại được đối tượng nào họ thuê là Independent contractor và đối tượng nào là nhân viên. Hiểu về bản chất, Independent contractor cũng giống như là những người hành nghề Freelancer.

Xem thêm: Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng lao động không thời hạn

II. Đặc điểm đặc trưng của một Independent Contractor

Thuật ngữ Independent contractor được sử dụng một cách khá phổ biến tại Mỹ, nó được đất nước này phân biệt rất rạch ròi cả về hình thức sử dụng. Hơn thế nữa, tại đây thì họ cũng coi trọng việc phân biệt Independent contractor đến mức mà còn có cả một bộ luật riêng dành cho các đối tượng Independent contractor này. Trong đó, theo như Sở Thuế vụ của Mỹ IRS, Independent contractor sẽ được phân loại chỉ theo những công việc mà có chuyên gia chuyên cung cấp các dịch vụ một cách độc lập và nó bao gồm nha sĩ, bác sĩ, luật sư, bác sĩ thú y…

Ngoài ra chắc chắn sẽ còn có cả những người hành nghề nhưng với chức năng cung cấp dịch vụ độc lập tới cho công chúng như là các diễn viên, hay các nhà thiết kế phần mềm, các nhà văn hành nghề tự do… 

Đặc điểm đặc trưng của một Independent Contractor

Đặc điểm đặc trưng của một Independent Contractor

Ngày nay, Independent contractor đang dần trở thành một sự lựa chọn phổ biến và thịnh hành, điều kiện tiên quyết để cho Independent contractor có thể phát triển được sự nghiệp đó chính là nhờ vào sự lên ngôi của nền kinh tế, cũng ngày càng theo xu hướng tự do. Mỹ là một quốc gia đã nêu cao được vai trò của người lao động tự do khi mà cả xã hội đang đặc biệt tôn trọng sự lựa chọn này. Bản thân một Independent contractor có thể sẽ được coi như là một công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng lại theo hình thức một thành viên hoặc là chỉ có một người chủ sở hữu duy nhất. 

Mặc dù là hoạt động tự do nhưng ở trong hệ thống chính phủ, thì Independent contractor cũng vẫn phải chịu những sự cai quản, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Vì vậy mà các Independent contractor vẫn cần phải báo cáo lại nguồn thu nhập, cũng như chi phí lợi nhuận, số tiền lỗ, đồn thời kèm theo đó là việc phải tự nộp thuế TNCN, và thuế tự kinh doanh cho IRS.

Xem thêm: Cách viết hợp đồng lao động và top hợp đồng lao động mới nhất 2021

III. So sánh giữa Người lao động độc lập (Independent Contractor) và Nhân viên (Employee)

Người lao động thì sẽ có thể được phân loại thành người lao động độc lập hoặc là nhân viên (employee):

- Khi mà người lao động là người lao động độc lập, thì người sử dụng lao động chỉ có thể kiểm soát được chất lượng hoặc là kết quả của công việc, nhưng họ sẽ thể không thể kiểm soát phương pháp hay là phương thức thực hiện công việc.

- Khi mà người lao động là nhân viên, người thuê lao động hoàn toàn có thể kiểm soát và còn có thể yêu cầu nhiều hơn ở trong quá trình hoàn thành công việc.

So sánh giữa Người lao động độc lập (Independent Contractor) và Nhân viên (Employee)

So sánh giữa Người lao động độc lập (Independent Contractor) và Nhân viên (Employee)

Đổi lại thì chính là sự kiểm soát đối với các yêu cầu cụ thể ở trong công việc, người thuê lao động phải cam kết cung cấp được cho nhân viên một số lợi ích, nó bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hay là các công cụ cần thiết để có thể hoàn thành dự án,

Tuy nhiên, đối với người lao động độc lập thì họ lại phải tự phải đảm bảo lợi ích cho chính họ. Bên cạnh đó, Independent contractor vẫn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng và cả khung thời gian mà người thuê lao động đề ra ở trong quá trình thực hiện sản phẩm.

Người lao động độc lập sẽ thường phải làm việc từ xa cho người thuê lao động. Như vậy, thì họ cũng phải sẵn sàng để cạnh tranh ở trên thị trường toàn cầu việc làm.

Trở thành một người lao động độc lập thì sẽ có nhược điểm chính là họ không có quyền được tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp hoặc là các khoản thanh toán, cũng như bồi thường cho người lao động.

Xem thêm: Hệ số lương - nhân tố quan trọng đảm bảo quyền lợi người lao động

IV. Những điểm thiệt thòi của người lao động độc lập

Như bạn biết đấy, việc mà không phải chịu quá nhiều sự ràng buộc ở trong mối quan hệ giữa ông chủ - nhân viên, thì điều đó sẽ có thể đem đến một phương thức làm việc có tính tự do cho người lao động nhưng đổi lại, thì họ cũng sẽ phải đối diện với rất nhiều thiệt thòi đó. Cái thiệt thòi thứ nhất thì đó chính là sẽ bị mất đi mọi quyền lợi về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và cũng như các chế độ đãi ngộ nhân viên, cả phúc lợi và các khoản tiền thanh toán bồi thường khác theo quy định luật lao động chung. Vì luật lao động trong hầu hết các quốc gia, không riêng gì ở tại Việt Nam thì các chính sách về phúc lợi cho người lao động, nhất là về các khoản bảo hiểm thì nó thường chỉ áp dụng cho người lao động theo diện nhân viên thôi, tức là làm việc ổn định cho doanh nghiệp ở trong một thời gian nhất định nào đó và đã có ký kết hợp đồng lao động.

Cái bất lợi thứ hai cho người lao động tự do thì đó chính là cơ hội việc làm khá bấp bênh. Có thể là họ sẽ tự do và tìm được nhiều cơ hội ở trong một thời điểm nào đó, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa rằng sẽ có trong tất cả thời điểm. Independent contractor hoàn toàn chỉ có thể ngồi không mà chờ đợi thời, khi không có cơ hội nào được mở ra thì khiến cho bạn có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp tạm thời cho đến khi mà bạn tìm được dự án hợp tác mới. Sự bấp bênh này thì sẽ khiến cho thu nhập của bạn cũng sẽ trở nên bấp bênh theo.

Những điểm thiệt thòi của người lao động độc lập

Những điểm thiệt thòi của người lao động độc lập

Rõ ràng, việc tìm hiểu về Independent contractor là gì thì nó không chỉ đơn thuần giúp cho bạn có thêm được kiến thức trong cuộc sống, mà quan trọng hơn hết, dựa vào đó bạn sẽ có thể đặt ra vấn đề rằng, bản thân phải nên lựa chọn hình thức lao động nào, để nó có thể phù hợp với hoàn cảnh, sở thích của bạn, cũng như ở trong các định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 

Xem thêm: Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì? Quy định mới nhất về việc tạm hoãn HĐLĐ?

V. Tìm hiểu những thuật ngữ phổ biến ở trong ngành quản lý nhân sự

Dưới đây là 123job sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thuật ngữ phổ biến trong quản lý nhân sự:

Hoạt động tích cực (tiếng Anh là: Affirmative action) – Đây là thuật ngữ đầu tiên trong ngành quản lý nhân sự, là những yêu cầu dành cho nhà tuyển dụng nhằm mục tiêu phát triển và thực hiện các chương trình để có thể loại bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ và cả với các thành viên thuộc các nhóm thiểu số khác, và thúc đẩy được cơ hội bình đẳng ở trong vấn đề tuyển dụng, cũng như đề bạt và chuyển giao, đào tạo và phát triển, đồng thời về cả điều kiện công tác.

Nhân viên bình thường (tiếng Anh là: Casual employee) – Họ sẽ được thuê theo giờ và cũng chỉ làm việc và được trả lương cho những giờ mà họ đã làm việc.

Miễn nhiệm có chủ đích (tiếng Anh là: Constructive dismissal) – Nhà tuyển dụng cũng đã tác động lên tình hình về việc làm và làm sao cho nhân viên cảm thấy rằng họ không có lựa chọn khác ngoài việc buộc phải từ chức.

Nhân viên (tiếng Anh là: Employee) – Họ là người làm việc theo hợp đồng lao động. Nhà tuyển dụng sẽ thường có quyền chỉ định về cách thức thực hiện công việc, và cũng như hợp đồng liên quan đến người lao động thì sẽ được thực hiện như thế nào.

Cơ hội bình đẳng (tiếng Anh là: Equal opportunity) – Yêu cầu rằng nơi làm việc phải không được có sự phân biệt, nghĩa là với tất cả các cá nhân sẽ đều được tạo cơ hội để có thể thành công, bất kể là có tính cách khác nhau, mà nó không liên quan đến công việc (ví dụ như là độ tuổi, giới tính).

Hợp đồng độc lập (tiếng Anh là: Independent contractor) – Là người sẽ được thuê theo hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng độc lập nói chung thì sẽ có được quyền tự do ở trong việc quản lý các công việc phải được thực hiện, và làm như thế nào với các hợp đồng liên quan đến một công việc phải hoàn thành.

Nhân viên bán thời gian (tiếng Anh là: Part-time employee) – Họ là người sẽ được tuyển dụng một cách thường xuyên với một số giờ làm việc ở trong tuần với ít hơn so với số giờ làm việc bình thường của ngành liên quan.

Hiệu suất năng lực (tiếng Anh là: Performance appraisal) – Đây chính là một phần của chu trình để quản lý năng lực theo đó mà năng lực của nhân viên sẽ được ghi chép và được đánh giá.

Quản lý hiệu quả công việc (tiếng Anh là: Performance management) – Đây chính là quy trình được thiết kế nhằm mục đích đánh giá, quản lý và cải thiện được năng lực của nhân viên. Quá trình để “quản lý năng lực ‘một nhân viên chính là nơi một khi mà cảnh báo về việc yếu kém năng lực đã được ban hành và đồng thời cấp quản lý phải theo dõi một cách chặt chẽ những nỗ lực khắc phục.

Thời gian thử việc (tiếng Anh là: Probation) – Đây chính là một khoảng thời gian mà từ khi bắt đầu làm việc đã được thiết kế nhằm xác định được các kỹ năng và cả khả năng của nhân viên, và cũng cho người lao động để xác định rằng xem nơi làm việc có đang đáp ứng nhu cầu của họ.

Sự dư thừa (tiếng Anh là: Redundancy) – Nhà tuyển dụng sẽ không còn có mong muốn một công việc cụ thể sẽ tiếp tục được thực hiện. Chức vụ này đang trở nên dư thừa, nó không phải từ phía nhân viên, mà do đó sự dư thừa sẽ có thể không phải nhất thiết, luôn luôn dẫn đến việc chấm dứt lao động.

Từ chức (tiếng Anh là: Resignation) – Đây là một quyết định tự nguyện của một người lao động để có thể chấm dứt công việc đối với tổ chức.

Giảm biên chế (tiếng Anh là: Retrenchment) – Đây chính là sự chấm dứt hợp đồng lao động bởi vì sự dư thừa.

Phân biệt giới tính (tiếng Anh là: Sexual discrimination) – Đây chính là sự phân biệt đãi ngộ dựa trên cơ sở là giới tính của một người hoặc là vì một đặc tính mà có liên quan đến, hoặc là được quy cho giới tính của một người.

Quấy rối tình dục (tiếng Anh là: Sexual harassment) – Đây chính là bị lạm dụng tình dục mà không mong muốn, cũng là những yêu cầu về quan hệ tình dục mà không được hoan nghênh, hay là hành vi mà không mong muốn của một bản chất tình dục.

Sa thải tóm lược (tiếng Anh là: Summary dismissal) – Đây chính là sự chấm dứt hợp đồng lao động ngay lập tức và nó không cần phải thông báo như là kết quả của một hành vi sai trái, không tuân thủ theo hoặc là thiếu năng lực.

Đình chỉ công tác (tiếng Anh là: Suspension) – Nhân viên sẽ được hướng dẫn để có thể hạn chế được tham gia công việc ở trong một khoảng thời gian, như là kết quả của một quá trình về việc xử lý kỷ luật.

Nhân viên thời vụ (tiếng Anh là: Temporary employee) –  Là những người có thể được thuê mướn theo toàn thời gian, theo bán thời gian hoặc là cơ sở bình thường, nhưng như kỳ vọng là sẽ không có tiếp tục làm việc. Công việc hoàn toàn có thể được thực hiện một cách thường xuyên hoặc là đột xuất.

Tìm hiểu những thuật ngữ phổ biến ở trong ngành quản lý nhân sự

Tìm hiểu những thuật ngữ phổ biến ở trong ngành quản lý nhân sự

Sa thải không công bằng (tiếng Anh là: Unfair dismissal) – Đây chính là một cách chấm dứt hợp đồng lao động một cách khắc nghiệt, bất công hay là bất hợp lý.

Lựa chọn bất công (tiếng Anh là: Unfair selection) – Đây là sự lựa chọn cho việc thôi việc thực hiện mà không có thủ tục công bằng. Có thể làm phát sinh ra các khiếu nại từ sa thải bất công này.

Thôi việc trái pháp luật (tiếng Anh là: Unlawful termination) – Đây chính là việc chấm dứt hợp đồng ở trên một hoặc là nhiều căn cứ mà bị cấm bởi pháp luật.

Sa thải sai luật (tiếng Anh là: Wrongful dismissal) – Người lao động sẽ được miễn nhiệm theo như cách mà họ vi phạm hợp đồng lao động của mình.

Xem thêm: Quyết định thôi việc - Những lưu ý cho người ban hành và nhân viên

VI. Kết luận

Qua những thông tin trên đã giúp cho các bạn hiểu được về thuật ngữ Independent Contractor là gì, những đặc điểm đặc trưng của Independent Contractor, nhận thấy được sự khác biệt giữa người lao động độc lập và nhân viên, cũng như biết được các thuật ngữ được sử dụng trong quản lý nhân sự. Rất hy vọng những thông tin trên do 123job cung cấp về Independent Contractor và những thuật ngữ ngành quản lý nhân sự mà bạn nên biết sẽ thật hữu ích với bạn đọc!