Công cụ tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp chính xác nhất 2024

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy đinh tại điều 50, Luật việc làm 2013 và được hướng dẫn chi tiết tại điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP

Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 (Theo điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP)


(VNĐ) Bạn chưa nhập tiền lương đóng BHXH
(Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp)
(VNĐ) Bạn chưa nhập tiền lương đóng BHXH
(VNĐ) Bạn chưa nhập tiền lương đóng BHXH
(VNĐ) Bạn chưa nhập tiền lương đóng BHXH
(VNĐ) Bạn chưa nhập tiền lương đóng BHXH
(VNĐ) Bạn chưa nhập tiền lương đóng BHXH
(VNĐ) Bạn chưa nhập tiền lương đóng BHXH
(Tháng) Bạn chưa nhập thời gian đóng BHXH
(Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp)


Kết quả:
* Mức hưởng BHTN hàng tháng: (Tháng)
* Số tháng hưởng BHTN: (Tháng)
Tiền lương đóng BHTN Thời gian đóng BHTN chưa hưởng Chế độ lương Mức hưởng BHTN hàng tháng Số tháng hưởng BHTN
(đồng) (tháng) Doanh nghiệp nhà nước (đồng) 3 (tháng)

(*) Diễn giải chi tiết

(1) Tiền lương đóng BHTN (Đồng)
(2) Lương cơ sở (Đồng)
(3) Mức lương tháng được đóng BHTN tối đa (= 20 * (2) ) (Đồng)
(4) Mức lương tháng áp dụng tính BHTN (Không vượt quá mức lương tháng đóng BHTN tối đa (3)) (Đồng)
(5) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa ( = 5 * (2) ) (Đồng)
(6) Thời gian đóng BHTN chưa hưởng (Tháng)
(7) Chế độ lương
(8) Mức trợ cấp hàng tháng theo mức lương áp dụng (= 0.6 * Mức lương tháng áp dụng tính BHTN (4)) (Đồng)
(9) Mức hưởng BHTN hàng tháng thực nhận (Không vượt quá mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa (5) ) (Đồng)
(10) Số tháng hưởng BHTN (?) (Tháng)

I. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm đảm bảo những quyền lợi mà người lao động xứng đáng được hưởng khi thất nghiệp. Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp mà bạn được nhận có thể là được trả tiền mặt khi mất việc. Đây là một biện pháp hỗ trợ người lao động một phần thu nhập của mình khi bị mất việc làm đồng thời hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013)
Kể từ ngày 1/1/ 2015, cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2015 sẽ không còn chế độ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp 1 lần mà sẽ nhận trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, đồng thời, thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp sẽ theo quy định của tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vì vậy, trong cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2014 sẽ bao gồm cách tính bảo hiểm thất nghiệp 1 lần, nhưng đối với cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2019 hiện nay thì bạn không cần quan tâm đến nó nữa.

II. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

1. Xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng 

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng của người lao động như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp x 60%

Công thức về cách tính bảo hiểm thất nghiệp này đã được áp dụng cho cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2018, cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2017, cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2016 và đang áp dụng cho cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2019.

Trong trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 6 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 6 tháng đóng tiền BHTN trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. 
Ví dụ: Chị Lan ký kết hợp đồng lao động với kỳ hạn 24 tháng với trường tiểu học A với mức lương như sau:

  • Từ ngày 1/9/2015 đến ngày 31/8/2016 là 2.000.000 đồng/tháng.
  • Từ ngày 1/9/2016 đến ngày 31/8/2017 là 4.000.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên từ ngày 01/1/2017 đến ngày 30/6/2017 chị Lan nghỉ theo chế độ thai sản.

Sau đó do điều kiện hoàn cảnh gia đình, chị Lan đã không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Ngày 1/7/2017, Trường tiểu học A đã quyết định duyệt đơn và chấm dứt hợp đồng lao động với chị Lan. Câu hỏi đặt ra đó là cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp của chị Lan như thế nào?

Giải đáp:
Đối với trường hợp này, mức tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được dùng để làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị Lan là bình quân tiền lương của 6 tháng liền kề trước khi chị Lan nghỉ việc mà đã đóng bảo hiểm thất nghiệp: Tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2016).

Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của chị Lan như sau: (2.000.000 x 2 tháng + 4.000.000 x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.

2. Cách tính tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, cách tính tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

  • Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch.
  • Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến trước 1 ngày của ngày đó ở tháng sau.

Để hiểu hơn về cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Ông Bắc được hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng, tính từ ngày 11/3/2016 đến ngày 10/6/2016. Theo các quy định của Nhà nước, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Bắc được xác định như sau:

  • Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2016 đến hết ngày 10/4/2016. 
  • Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2016 đến hết ngày 10/5/2016. 
  • Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2016 đến hết ngày 10/6/2016. 

3. Trình tự, thủ tục và hình thức trả bảo hiểm thất nghiệp

Bạn sẽ được hướng dẫn về các trình tự, thủ tục và hình thức trả bảo hiểm thất nghiệp khi đến trực tiếp các Trung tâm giới thiệu việc làm quận, huyện, thành phố.
Theo Khoản 1 Điều 46 của Luật làm việc, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

  • Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
  • Bản chính hoặc bản sao có công chứng của giấy tờ liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Sổ bảo hiểm xã hội.

III. Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật Làm việc, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
  • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp:

  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau:

  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
  • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Chết.

2. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Dựa trên cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động tối đa không quá 5 lần so với mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định.
  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao động không quá 5 lần so với mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ: Ngày 1/1/2016, ông An ký hợp đồng lao động có thời hạn là 12 tháng tại công ty D với mức lương là 50.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, với mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000 đồng/tháng. Lúc này, áp dụng cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất, mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa của ông An là: 20 x 3.100.000 = 62.000.000 đồng/tháng

Ngày 28/9/2016, ông An và công ty D thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và ông An chuyển sang ký kết hợp đồng lao động với thời hạn là 3 tháng với doanh nghiệp E từ 1/10/2016 đến 31/12/2016, mức lương là 60.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp E có trụ sở tại vùng IV nhưng ông An lại làm việc ở chi nhánh nằm trên địa bàn vùng III. Vì vậy, mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa của ông An sẽ được tính theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại khu vực III là: 20 x 2.400.000 = 48.000.000 đồng/tháng.

Hết hạn hợp đồng với doanh nghiệp E, ông An nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Áp dụng cách tính chi trả bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng, số tiền ông An nhận được là: (62.000.000 x 3 tháng + 48.000.000 x 3 tháng) /6 x 60% = 33.000.000 đồng.

Tuy nhiên, theo quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông An tối đa không quá 5 lần so với mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông kết thúc hợp đồng lao động. Vì vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của ông An dựa trên cách tính chế độ bảo hiểm thất nghiệp là: 2.400.000 đồng x 5 lần = 12.000.000 đồng/tháng. 

IV. Các trường hợp cụ thể về cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Để rõ hơn về các trường hợp cụ thể về cách tính bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc, bạn có thể tham khảo ở các ví dụ sau:

1. Ví dụ 1

Anh Long đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục trong 38 tháng từ 1/1/2015 đến 28/2/2018, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động từ tháng 9/2017 đến tháng 2/2018 là 6.000.000 đồng/tháng.

Ông Long được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 3 tháng, từ 5/4/2018 đến 4/7/2018.

Ngày 2/5/2018, ông Long ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với công ty An Dương, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 8.000.000 đồng/tháng và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

Như vậy, lúc này ông Long bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 2/5/2018 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, do ốm đau và phải điều trị dài ngày nên ông Long đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty An Dương và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai vào ngày 28/7/2018.

Vậy, 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông Long là: Tháng 12/2017 và tháng 1, 2, 5, 6, 7/2018. Áp dụng cách tính tiền lãnh bảo hiểm thất nghiệp, ông Long sẽ nhận được số tiền như sau: (6.000.000 đồng x 3 tháng + 8.000.000 đồng x 3 tháng) /6 x 60% = 4.200.000 đồng/tháng.

2. Ví dụ 2

Chị Thu làm ở công ty Z, tính đến thời điểm nghỉ việc là được 3 năm 7 tháng. Chị Thu bắt đầu làm việc tại công ty Z vào ngày 16/7/2014 với mức lương cơ bản là 2.700.000. Mức lương từ tháng 1/2015-15/7/2015 là 3.200.000 đồng; Từ 16/7/2015-12/2015 là 3.300.000 đồng; Tháng 1/2016-15/7/2016 lương em được 3.700.000; Từ 16/07/2016-12/2016 là 3.800.000 đồng; Tháng 1/2017-15/7/2017 là 4.150.000 đồng; Từ 16/7/2017-7/9/2017 là 4.250.000 đồng; Từ  8/9/2017-7/3/2018 chị Thu nghỉ thai sản với mức lương là 4.650.000 đồng. Từ  8/3/2018-15/4/2018 chị Thu nghỉ dài hạn.

Như vậy thì chị Thu sẽ được lĩnh Bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?, cách tính tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Giải đáp:

Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 về cách tính số tiền bảo hiểm thất nghiệp: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Khoản 3 Điều 39 Nghị định 28/2015/ND-CP hướng dẫn Luật việc làm và bảo hiểm thất nghiệp quy định: Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về viên chức.

Vì thế, thời gian người lao động đang được hưởng chế độ thai sản thì vẫn tính là thời gian làm việc và trả trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật.

Theo ví dụ trên, 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của chị Thu bao gồm: tháng 2/2018; tháng 1/2018; tháng 12/2017; tháng 11/2017; tháng 10/2017; tháng 9/2017.

Số tiền bảo hiểm thất nghiệp mà chị Thu nhận được = 60%  x bình quân 6 tháng tiền lương từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016.

Như vậy, thông qua bài viết này, 123job.vn hy vọng bạn đã có đủ các thông tin về cách tính bảo hiểm thất nghiệp, cách tính tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng như các điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Những thông tin này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức và hiểu biết hơn về trợ cấp thất nghiệp theo đúng các quy định của Nhà nước.