Hiện nay để đảm bảo mức sống tối thiểu của nhân dân, Nhà nước đã đặt ra và quy định mức lương tối thiểu vùng. Vậy mức lương tối thiểu vùng là gì? Mức lương tối thiểu vùng mới nhất là bao nhiêu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Vấn đề tiền lương có lẽ luôn là mối quan tâm của đại đa số mọi người. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được những quy định mức lương tối thiểu vùng trong quá trình lao động tại cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Cùng theo dõi tiếp bài viết để được 123job bật mí mức lương tối thiểu vùng là gì, quy định mức lương tối thiểu vùng mới nhất nhé!

I. Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để cho doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả tiền lương. Trong những năm gần đây, mức lương tối thiểu vùng không ngừng được tăng lên nhằm đảm bảo và cải thiện mức sống tối thiểu của mọi người dân Việt Nam.

Mức lương tối thiểu vùng là gì

Mức lương tối thiểu vùng là gì

II. Những đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng 2020 được áp dụng cho những đối tượng sau:

  • Người lao động làm việc với chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
  • Doanh nghiệp tổ chức quản lý, thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân và những tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
  • Cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hình thức hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Lưu ý: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, tổ chức, cơ quan và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này gọi chung là doanh nghiệp.

III. Mức lương tối thiểu vùng 2020 là bao nhiêu

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động, so sánh mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường, cùng với đó là chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung cầu lao động, việc làm và thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Đến thời điểm 1/7/2023, vẫn chưa có quy định cụ thể về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2023. Do vậy, mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho nửa cuối năm 2023 sẽ vẫn được giữ nguyên.

Theo đó, căn cứ quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2023, mức lương tối thiểu vùng theo tháng và mức lương tối thiểu vùng theo giờ như sau:

  • Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I: 4.680.000 VNĐ/tháng 
  • Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II: 4.160.000 VNĐ/tháng
  • Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III: 3.640.000 đồng/tháng
  • Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV: 3.250.000 VNĐ/tháng 

Ngoài ra, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP không quy định mức lương trả cho lao động đã qua đào tạo cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng tương ứng. Nhưng với các nội dung đã cam kết trong hợp đồng lao động, hoặc các thỏa thuận hợp tác khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì vẫn tiếp tục được thực hiện (trừ một số trường hợp đặc biệt).

Theo đó, tiền lương trả cho người lao động đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghệ sẽ cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu, trừ trường hợp 02 bên có thỏa thuận khác.

Mức lương tối thiểu vùng 2020 là bao nhiêu

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020 là bao nhiêu

IV. Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và lương cơ sở

Nếu đối tượng áp dụng lương cơ sở là cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thì mức lương tối thiểu vùng lại áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan, doanh nghiệp.

Việc tăng mức lương tối thiểu vùng chỉ tác động đến người lao động trong những trường hợp người lao động đang có mức lương thấp hơn với mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số mức lương thực nhận người lao động nhận được đều cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Do đó, việc tăng lương tối thiểu vùng không có nhiều ý nghĩa với đa số người lao động.

Còn việc tăng lương cơ sở lại tác động đến tất cả những đối tượng đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người hưởng lương hưu… Và khi lương cơ sở tăng thì mức lương, trợ cấp và phụ cấp của các đối tượng nêu trên cũng sẽ tăng theo.

V. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng 

  • Những doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng quy định mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, đơn vị hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì chi nhánh, đơn vị hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng quy định mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn đó.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhưng có sự thay đổi tên hoặc bị chia tách thì tạm thời áp dụng những quy định mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc trước khi chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mới được thành lập từ một hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng quy định mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương cao nhất.

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2020

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2020

V. Cách thức áp dụng mức lương tối thiểu vùng 

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

(Khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP)

VI. Mức phạt đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu tháng là bao nhiêu?

Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Nếu đối tượng vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Cụ thể:

- Trường hợp vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động thì mức phạt sẽ từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;

- Trường hợp vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động thì mức phạt sẽ từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

- Trường hợp vi phạm từ 51 người lao động trở lên thì mức phạt sẽ từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

VII. Kết luận

Mức lương tối thiểu vùng có những ý nghĩa hết sức quan trọng đến quyền lợi của tất cả người lao động. Việc nắm rõ được những quy định mức lương tối thiểu vùng là gì, các thông tin về mức lương tối thiểu vùng mới nhất sẽ giúp cho người lao động đảm bảo được những quyền lợi của mình, tránh bị thiệt thòi. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về mức lương tối thiểu vùng là gì. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết khác của 123job nhé!