Tìm hiểu nguồn gốc của bánh gai? Những cách làm bánh gai tại nhà đơn giản nhất bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết mà chúng mình cung cấp dưới đây để hiểu hơn về món bánh này nhé!

Chắc hẳn rất nhiều người cũng đã từng thưởng thức món bánh gai, đây là đặc sản của người dân đồng đồng bằng Bắc Bộ, đậm đà hương vị của lá gai tươi. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tự hỏi mình rằng đặc sản bánh gai có nguồn gốc từ đâu chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm một số thông tin bổ ích về bánh gai đặc sản ở đâu và những điều thú vị về món bánh này nhé!

I. Tìm hiểu về nguồn gốc của bánh gai

Được biết đặc sản bánh gai chính là một món có từ lâu đời của làng quê Việt Nam, bánh gai đặc sản ở đâu nhất là ở những tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Một trong những món quà quê vô cùng thơm ngon, mà lại vô cùng ý nghĩa, mang đậm hương vị đặc trưng của hương vị lá gai.

Cũng có nhiều ý kiến đặc sản bánh gai ở đâu cho rằng: Bánh được ra đời và gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân. Chiếc bánh mà có hình dạng vuông, màu đen, với hương vị thơm từ lá gai hòa quyện với vị béo ngậy của thịt mỡ, bùi bùi của đậu xanh kết hợp với dừa tươi. Sự hòa quyện tuyệt vời từ các nguyên liệu thiên nhiên của đất trời. Vỏ bánh màu đen từ lá gai cho đến vị mềm dẻo từ bột lá nếp tượng trưng cho sự bền chặt và thủy chung của đôi lứa. Ruột bánh có màu vàng của đậu xanh với vị thơm của lạc, dừa, toát lên được sự sung túc.

Ngày xưa bánh gai mới chỉ được làm ở các dịp lễ Tết và dùng để thắp hương gia tiên nhằm tưởng nhớ cho công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của tổ tiên.

dac san banh gai

Tìm hiểu về nguồn gốc của bánh gai

Đặc sản bánh gai ở một số vùng đồng bằng Bắc Bộ có thể kể đến như: Bánh gai bà Thi - Nam Định; bánh gai Ninh Giang - Hải Dương và  Bánh gai Chiêm Hóa - Tuyên Quang hay bánh gai Tứ Trụ - Thanh Hóa... Mà khi chúng ta nhắc đến bánh gai đặc sản ở đâu và thưởng thức hương vị của bánh gai là có thể biết được đặc sản bánh gai của tỉnh nào. Một số tỉnh như Nam Định và Hải Dương bánh gai còn được dùng ở trong các lễ ăn hỏi hay cưới xin.

Khi nhìn thấy bánh gai Hải Dương đầu tiên chính là mọi người nhìn thấy ngay bánh gai đặc sản ở đâu đến lớp vỏ bên ngoài được bọc bằng những lớp lá chuối khô có thơm thoang thoảng mùi lá chuối. Khi chúng ta bóc từ từ lớp lá chuối sẽ có thể nhìn thấy được phần bánh màu đen đặc sắc.

Bánh gai gồm vỏ bánh và nhân bánh, đây mới chính là điểm đặc sắc của từng loại bánh gai đặc sản ở đâu của từng vùng. Phần vỏ bánh sẽ bao gồm cả lá cây gai và bột gạo nếp, đường, các hương vị này được chế biến tạo thành một khối bột dẻo mịn. Còn nhân bánh sẽ tùy từng nơi với từng cách làm các loại nhân cho món bánh gai sẽ có sự khác nhau, thông thường nhân bánh gai sẽ bao gồm các nguyên liệu chính đó là đậu xanh, dừa tươi và đường, mỡ lợn; đối với mỡ lợn có nơi sẽ có có nơi thì lại không. Phần nhân bánh bạn phải khám phá và đi sâu tìm hiểu từng loại đặc sản bánh gai của từng vùng mới có thể hiểu hết được.

Xem thêm: Bánh Mochi là gì? Những sự thật thú vị đằng sau loại bánh “hớp hồn” mọi người

II. Bánh gai đặc sản ở đâu?

Bánh gai đặc sản ở đâu? Bánh gai (hay còn được gọi là bánh lá gai) chính là một loại bánh truyền thống, nó được bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh gai chính là đặc sản nổi tiếng ở một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một loại bánh tương tự, đặc sản của tỉnh Bình Định ở vùng Nam Trung bộ là bánh có chứa ít lá gai, được gói bằng lá chuối tươi thành hình chóp giống như bánh ít.

1. Bánh gai Ninh Giang – Hải Dương

Không chỉ nổi tiếng với bánh đậu xanh, tỉnh Hải Dương còn được nhiều người biết đến với đặc sản đó chính là bánh gai. Bánh gai đặc sản ở đâu? Đặc sản bánh gai Hải Dương nổi tiếng tại thị trấn Ninh Giang của tỉnh Hải Dương. Bánh gai Ninh Giang là món bánh nổi tiếng nhất, bởi vì có truyền thống lâu năm và còn thu hút được một lượng khách lớn ở cả trong và nước ngoài đến đây thưởng thức.

Theo chia sẻ của những bô lão ở Ninh Giang, làng nghề đã có cách đây khoảng từ 700 năm. Bánh gai Hải Dương được sản xuất theo phương pháp thủ công và không chất bảo quản, chính vậy nên bánh gai Hải Dương tiêu thụ đến đâu làm đến đó nhằm giúp khách hàng được yên tâm thưởng thức. Bánh gai Hải Dương sẽ có hình tròn, không có lá bọc và sau này bánh còn được gói theo hình vuông và được bọc bằng lá chuối khô.

2. Bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa

Nói đến Thanh Hóa, thì người ta thường nghĩ ngay đến món nem chua, tuy nhiên, ở đây còn có món bánh rất nổi tiếng đó chính là bánh gai Tứ Trụ. Loại bánh gai này được bắt nguồn từ làng Mía, xã Tứ Trụ của tỉnh Thanh Hóa, cho nên còn được gọi là “bánh gai Tứ Trụ” hoặc “bánh gai làng Mía”.

Khác với loại bánh gai Hải Dương, bánh gai Tứ Trụ phần nhân còn có thêm thịt lợn nạc để có thể tăng thêm vị béo ngậy. Bánh sẽ được làm khá dẻo, mềm mịn và có thơm mùi của lá gai và gạo bếp. Đặc biệt chính là khi ăn thoang thoảng mùi thơm lạ của mùi dầu chuối, bên trong còn có vị ngọt của đường mía kết hợp với vị bùi bùi của đậu xanh.

Nếu mà bạn có dịp đến du lịch Thanh Hóa, bạn có thể mua được bánh gai tại các cửa hàng bán lẻ hoặc đến làng Mía tham quan và mua thức đặc sản Thanh Hóa này mang về để làm quà tặng cho người thân.

3. Bánh gai Bà Thi – Nam Định

Bánh gai Nam Định đã nổi tiếng với bánh gai Bà Thi. Cái tên gọi gần gũi này bắt đầu xuất hiện từ năm 1978 trở lại đây. Điều đặc biệt để có thể làm nên thương hiệu bánh gai Nam Định đó chính là công thức bánh làm theo kiểu Sài Gòn do chính Bà Thi mang ra Bắc sau khi được giải phóng. 

Với một công thức riêng biệt, những nguyên liệu bánh gai Nam Định để có thể làm bánh được lựa chọn và chế biến rất tỉ mỉ, từ đó giúp cho bánh giữ được độ dính, độ dẻo và cùng với mùi thơm đặc trưng của lá gai kết hợp với mùi thơm của nếp hương nguyên chất. Phần vỏ bánh gai Nam Định còn được làm từ gạo nếp hương hay nếp tháng 3, trộn với nước bột lá gai thêm chút đường mía. Nhân bánh còn được làm từ đậu xanh, cùi dừa nạo và hạt sen, mỡ heo, có thêm chút hạt vừng trắng rang thơm. Bánh gai Nam Định còn được bọc bởi lá chuối ngự khô để cho bánh không có vị chát.

Bánh gai Nam Định sẽ có độ thơm của lá gai và độ dẻo của gạo nếp quê, vị ngọt vừa đủ của đường mía cùng với độ béo ngậy của mỡ heo, vị bùi của hạt vừng có ở trong nhân đậu xanh và dừa nạo. 

4. Bánh gai Đại Đồng – Thái Bình

Thái Bình được nổi tiếng với bánh gai Đại Đồng có tuổi đời từ hơn 400 năm. Đặc sản bánh Đại Đồng được làm từ lá gai đặc trưng của vùng, kết hợp cùng với gạo nếp, đỗ xanh và cùi dừa, mỡ thịt heo, đường kính… Nguyên liệu và cách thực hiện cũng gần giống với bánh gai Nam Định và bánh gai Hải Dương, nhưng nhân ở trong bánh gai có thêm lạc, chính vậy nên khi ăn sẽ có độ bùi và ngậy hơn.

Món ăn từ loại đặc sản này được bán khá phổ biến tại Thái Bình, cho nên bạn dễ dàng có thể mua được những chiếc bánh gai ngon tại những khu du lịch. Hoặc bạn cũng có thể đến trực tiếp mua bánh tại thôn Đại Đồng để mang về làm quà.

Xem thêm: Bakery là gì? Top 10 tiệm bánh Bakery ngon "nhức nách" tại Hà Nội

III. Bánh gai làm từ bột gì? Tại sao có màu đen?

Bánh gai còn được làm từ bột nếp, để có được loại bột nếp để làm bánh gai đúng vị người ta sẽ phải lựa chọn kỹ càng từ khâu chọn gạo nếp, được trải qua nhiều công đoạn cho tới lúc xay thành bột nếp để có thể tiến hành làm bánh.

dac san banh gai

Bánh gai làm từ bột gì? Tại sao có màu đen?

Vốn dĩ đặc sản bánh gai thường có màu đen đó chính là do trong phần bột làm bánh có sự xuất hiện của lá gai. Lá gai sau khi được giã nhuyễn sẽ dùng để trộn chung với bột nếp. Sau khi giã được kỹ lá gai, màu lá gai sẽ được chuyển từ màu xanh sang xanh đen, đến khi bạn thực hiện nấu chín bánh bột bánh sẽ được chuyển sang màu đen, đó chính là lý do bánh gai có màu đen.

Xem thêm: Tổng hợp 3 cách làm món vịt xào sả ớt ngon như ngoài hàng

IV. Ăn bánh gai có béo không?

Với một lượng calo ước tính trong một chiếc bánh chính là khoảng 300 kcal. Với lượng calo này sẽ không đủ để làm cơ thể béo lên được nhưng như thế không có nghĩa ăn bánh gai có thể giảm cân, ngược lại nếu mà bạn ăn quá nhiều bánh trong ngày sẽ có thể khiến cho bạn béo lên.

Bởi thành phần chính của bánh đó chính là bột nếp và đường nên nếu bạn ăn nhiều sẽ gây tăng cân, còn nếu bạn ăn với lượng vừa phải sẽ không bị ảnh hưởng đến cân nặng.

dac san banh gai

Ăn bánh gai có béo không?

Với lượng calo cần có trong ngày của một người trưởng thành được các nhà nghiên cứu ước tính là khoảng 2000 kcal/ ba buổi, với một chiếc bánh khoảng 300 kcal, từ số liệu này các bạn có thể cân nhắc việc bạn tiêu thụ bao nhiêu chiếc bánh trong chế độ ăn cho phù hợp để có thể tránh tình trạng tăng cân bởi vì ăn bánh nhé!

Xem thêm: Bột matcha là gì? Bột trà xanh là gì? Tìm hiểu cách sử dụng và nguồn gốc

V. Bánh gai để được bao lâu?

Nếu bạn bảo quản đặc sản bánh gai ở nơi khô ráo và thoáng mát bánh sẽ có thể để được tầm 4 ngày. Còn nếu được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thì thời gian bảo quản bánh sẽ khoảng 15 ngày.

Khi bạn thực hiện bảo quản bánh trong ngăn đông, trước khi ăn bạn chỉ cần hấp lại một lần cho bánh mềm hoặc có thể cho vào lò vi sóng quay lại là được.

VI. Học cách làm bánh gai tại nhà

Mặc dù để có thể làm ra đặc sản bánh gai không hề đơn giản nhưng bạn lại hoàn toàn có thể làm tại nhà.

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá gai: khoảng 400g

  • Bột nếp: 500g

  • Nhân bánh bao gồm: Đậu xanh (400g), dừa tươi (100g) và hạt sen, vừng, mỡ lợn (100g)

  • Gia vị: Đường

  • Lá chuối khô đã được rửa sạch và dây buộc

2. Cách làm

a. Bước 1: Làm vỏ bánh

Giống như đã được nói ở trên, bạn sẽ phải luộc lá gai và xay nhuyễn để có thể thu được nước màu đen.

b. Bước 2. Làm nhân bánh

Thịt mỡ bạn mang đi luộc chín, để nguội sau đó tiến hành thái nhỏ thành miếng bằng đầu ngón tay út. Cho thịt mỡ đã được thái nhỏ và đậu xanh đã xay nhỏ, thêm dừa nạo vào khay để trộn thật đều. Vừng bạn nhớ rang đều tay, khi nào nổ tách và có mùi thơm là được.

Đậu xanh cho vào chậu ngâm trong nước khoảng vài giờ trước khi làm. Sau khi được loại hết vỏ, cho đậu vào nồi hấp chín rồi tiến hành vớt ra để nguội. Cho đậu xanh vào cối để giã nhỏ, hoặc bạn có thể cho máy xay thật nhỏ và cho vào tô.

c. Bước 3: Làm bột bánh

Cho bột gạo nếp, sau đó thêm khoảng 150g đường trắng hoặc đường thốt nốt, cho nước lá gai vừa đủ, tiếp đó bạn hãy dùng tay nhào trộn đều cho các nguyên liệu được dẻo quánh lại với nhau.

Bạn không nên cho quá nhiều nước gai vào, có thể dẫn đến bột bị nhão quá không nặn được bánh.

d. Bước 4: Nặn và gói bánh

Lấy bột bánh dàn đều ở bên trên lòng bàn tay, cho nhân đậu đậu xanh mỡ lợn và dừa đã được nạo vào giữa, thoa bóp đều để cho bột bánh kín đều chứa phần nhân đậu xanh ở trong. Tiếp đó bạn cho phần bột bánh và nhân lăn qua vừng đã được rang thơm. Sau đó bạn hãy cho một ít dầu thực vật lên lá chuối để sau này bánh khi bóc vỏ sẽ không bị dính khi ăn. Cuối cùng bạn cho phần bột bánh và nhân vào trong tờ lá chuối, cuốn đều lại sau đó hãy dùng dây buộc lại.

e. Bước 5: Luộc bánh và thưởng thức

Bánh sau khi đã được gói xong, bạn hãy tiến hành cho bánh vào nồi luộc bánh và nhớ cho nhiều nước, sau đó bạn hãy đun to lửa để nước sôi. Đun sôi liên tục trong khoảng 30 – 40 phút là được. Bạn vớt ra để cho ráo nước là có thể ăn được rồi.

Lưu ý: Bạn nên để bánh qua đêm trước khi ăn bởi vì mới luộc xong bánh rất dẻo và có thể bị dính vỏ nhiều và bánh còn nhão sẽ ăn không ngon.

Xem thêm: Bánh Tiramisu là gì Cách làm các loại bánh Tiramisu đặc biệt

VII. Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin rất bổ ích giúp giải đáp được những thắc mắc bánh gai đặc sản ở đâu và cách làm bánh ra sao, cùng với đó chính là giới thiệu một số đặc sản bánh nổi tiếng của các tỉnh thành. Với cách làm bánh gai đúng chuẩn vị truyền thống, Tết Nguyên đán này ngại gì mà bạn không vào bếp làm bánh gai để biếu ông bà và để cho cả nhà thưởng thức. Chúc bạn thực hiện thành công!