Không biết mình thích nghề gì và đang rơi vào trạng thái lo âu, stress, hoang mang thì những thông tin sau có thể giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Tìm hiểu ngay những thông tin vô cùng chi tiết!

Hiện nay có nhiều bạn trẻ khi mới ra trường, họ gặp phải tình trạng chông chênh trên con đường định hướng và tìm kiếm sự nghiệp. Thông thường, họ sẽ gặp phải những câu hỏi như mình sẽ tìm việc gì, làm nghề gì? Dù tốt nghiệp loại giỏi, tấm bằng xuất sắc nhưng họ vẫn rất bối rối khi không biết nên đi như thế nào tiếp theo. Có những người sẽ đi theo sự sắp đặt của gia đình, cũng có người thì làm gì cũng được. Vì sao những bạn trẻ lại không biết mình thích nghề gì

I. Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

1. Những áp đặt về việc tìm được công việc tốt phải là công việc bạn đam mê

Thực tế thì chúng ta ai cũng dễ dàng để đưa ra những lời khuyên về theo đuổi đam mê, cứ làm việc mình thích. Không khó để bạn tìm được những câu nói truyền cảm hứng như “Đam mê là tất cả”, “Làm công việc mình yêu thích thì cả đời như không làm việc ngày nào”... Vậy từ đó, có thể nói đam mê chính là niềm yêu thích cho một điều gì đó nhất định nhưng đang bị thần thánh hóa một cách quá mức mà ai cũng tin. Có một thời điểm mà chỉ cần lướt mạng xã hội thì bạn thấy hằng hà sa số những châm ngôn về theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo đuổi bạn. 

Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp

Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của người trẻ

Nghe thì cứ thấy rằng đây như là một chân lý, và rất đúng. Tuy nhiên vô tình chính nó đã tạo ra áp lực cho nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ, không biết mình thích nghề gì và chưa biết đam mê của bản thân là gì. Họ có thể nghĩ rằng, chỉ mỗi đam mê mà còn không có thì sao có thể định hướng nghề nghiệp và kiếm được việc làm tốt. Từ đó lại càng bế tắc và tự ti, thậm chí nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm. 

2. Thực trạng cách lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay

Tạm bỏ qua những câu nói truyền cảm hứng thôi thúc mọi người tìm kiếm đam mê, lựa chọn nghề nghiệp. Chúng ta ai cũng nhận ra được thực trạng làm trái nghề vì hơn 50% sinh viên sau khi ra trường, không biết mình thích nghề gì và nhận công việc trái ngành. Số lượng sinh viên chọn việc theo đúng ngành học và phù hợp với sở thích bản thân thì lại rất ít. Thậm chí, có rất nhiều người đã và đang làm ở công việc trái nghề hay làm một công việc mà chính họ không hề thích, tuy nhiên họ vẫn làm và vẫn đạt được kết quả tốt trong công việc và định hướng nghề nghiệp tốt. 

Từ đó, những thực trạng trên đây có thể bắt đầu từ việc chính bạn không hiểu được chính mình và không biết mình thích nghề gì. Những buổi định hướng nghề nghiệp, những đợt tư vấn việc làm thường tập trung giới thiệu ngành học cũng như môi trường học. Hay nói đơn giản họ chỉ vẽ ra những hướng đi tương lai gần cho bạn, tuy nhiên sự lựa chọn nghề nghiệp đi theo hướng nào là đúng với từng người thì chưa còn tùy trường hợp. 

II. Vì sao nhiều bạn trẻ không biết mình thích nghề gì? 

Câu hỏi này thì nghe có vẻ khó trả lời, tuy nhiên việc mà nhiều bạn trẻ gặp khó khăn trong việc xác định công việc và không biết mình thích nghề gì, do nhiều yếu tố bên ngoài tác động.

1.Sự sắp đặt, định kiến 

Những áp đặt từ những bên khác nhau như gia đình luôn trở thành một rào cản sự nghiệp lớn của nhiều bạn trẻ trên hành trình theo đuổi đam mê của mình. Một phần từ xa xưa đến này, truyền thống cha truyền, con nối dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều phụ huynh. Từ đời cha mẹ, ông bà thì đều mong đời con cháu nối nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp theo gia đình, còn nếu không sẽ bị coi như thất đức, muốn chối bỏ gia đình,..

Vì sao nhiều bạn trẻ không biết mình thích nghề gì

Vì sao nhiều bạn trẻ không biết mình thích nghề gì

Trong một trường hợp khác khi mà gia đình có điều kiện, cha mẹ xuất phát từ tình yêu thương con, luôn muốn con được ấm no, không muốn con chịu khổ. Họ sẽ định sẵn một con đường sự nghiệp cho con và yêu cầu chúng phải làm theo. Họ cũng không quan tâm con mình có thích công việc đó hay không mà chỉ cần tiêu chí là ổn định. Vì vậy bản thân những người này cũng không biết mình thích nghề gì, muốn gì. Một phận họ cũng không được sống vì bản thân, phần khác thì họ cũng không có động lực để phấn đấu hết mình. 

Không có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và không biết mình thích nghề gì. Đây là kiểu người mà họ không có bất cứ động lực để tìm kiếm hay phấn đấu mà chỉ như thế nào cũng được. Vì vậy khi hỏi làm sao để biết mình thích nghề gì thì họ cũng sẽ không biết. Đặc điểm là phần lớn đều không thực sự nổi bật ở bất kỳ lĩnh vực nào từ kỹ năng đến kiến thức thậm chí thái độ cũng rất bình thường. 

2. Không thực tế

Đây là trường hợp những người có đam mê, có sở thích nhưng vẫn không biết mình thích nghề gì. Lý do vì họ không thực tế, những thứ mà họ thích cũng rất xa vời với thực tiễn, vì thế mà sở thích chỉ là sở thích nhằm thỏa mãn tinh thần mà thôi. Ví dụ với một người niềm đam mê với ca hát lại thêm mong ước muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Họ sẵn sàng làm tất cả chỉ vì đam mê và cũng không ngại khó khăn. Tuy nhiên họ lại không có giọng hát tốt. Thực tế thì có nhiều người cho rằng hát không hay có thể luyện tập được, khổ luyện thành tài. Tuy nhiên trong lựa chọn nghề nghiệp thì luôn có 1 tiêu chí là 1% tố chất, thực tế nếu đã cố gắng 99% nhưng không thành công thì nên tìm một phương án khác. 

3. Chạy theo xu hướng

Có những bạn trẻ không biết mình thích nghề gì, muốn học ngành này, muốn theo công việc chỉ vì độ hot, tuy nhiên điều này không phải vô lý vì cơ bản thì ngành nghề càng hot càng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn. Và nếu bạn theo học ngành đó thì sẽ không lo mất việc. Tuy nhiên cũng chưa chắc cứ nghề hot thì dễ xin việc, dễ kiếm tiền thì sẽ phù hợp với bạn. Từ đó bạn lại chìm trong suy nghĩ không biết mình thích nghề gì?

Chạy theo xu hướng

Làm gì khi không biết mình thích nghề gì?

III. Làm sao để biết mình thích nghề gì?

1. Điểm mạnh, hạn chế của bạn

Bạn sinh ra để làm những gì bạn giỏi, thay vì chỉ là những thứ bạn thích, vậy nên đừng tin vào những lời như con người thì không có giới hạn, hay bạn có thể trở thành bất kỳ ai miễn là bạn muốn. Sự thực là con người thì luôn có một giới hạn nào đó, chứ không phải thần thánh. 

Hiện tại, nếu tìm kiếm về chủ đề không biết mình thích nghề gì, bạn sẽ thấy cũng phải tự nhiên mà các nhà khoa học phân biệt giữa người thiên não phải và thiên não trái. Họ cũng chẳng có dư thời gian để nghiên cứu và đưa ra một hệ thống gồm có 16 loại tính cách của con người. Chưa kể thêm nhiều những bài test về IQ, EQ - 2 chỉ số được dùng ở rất nhiều công ty lớn, thậm chí là công ty đa quốc gia dùng để tuyển dụng nhân sự. Những công cụ này được sinh ra nhằm mục đích giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếuđịnh hướng nghề nghiệp phù hợp với mỗi người. 

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi những thứ trong khả năng thực hiện của bạn. Người có IQ thấp, không có sự cẩn thận nhưng có đam mê làm bác sĩ. Vậy liệu rằng họ có thể theo học những kiến thức y học phức tạp như vậy không, chưa kể cũng chẳng ai dám đặt sức khỏe và tính mạng của mình cho một bác sĩ vậy. 

Làm sao để biết mình thích nghề gì?

Làm sao để biết bản thân thích nghề gì?

2. Thấu hiểu bản thân, thay đổi tư duy 

Có một chuyên gia về kiến thức lãnh đạo và quản lý từng chia sẻ, thấu hiểu bản thân luôn là một trong những vấn đề khó khăn nhất của đời người. Nếu muốn làm được điều đó thì bạn có thể đạt được thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào. 

Hiện nay cũng có nhiều công ty sử dụng những bài trắc nghiệm tính cách khi mới tuyển dụng nhân sự dù bạn không biết mình thích nghề gì. Những bài trắc nghiệm tưởng rằng đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Đó là kết quả của nhiều nghiên cứu về tâm lý học được tổng hợp lại. Mục đích chính của nhà tuyển dụng khi dùng cách này nhằm xác định ứng viên có phù hợp với môi trường làm việc hay không? 

Nếu không biết mình thích nghề gì, điểm mạnh, điểm yếu hay cả tính cách cũng không quan trọng bằng tư duy của chính bạn. Muốn tìm được một công việc mà mình giỏi, phù hợp thì không hề đơn giản. Nếu bạn dối lòng và đổ lỗi cũng là 2 nguyên nhân dẫn đến việc không thể chạm đến khả năng tuyệt vời của chính mình.

3. Trải nghiệm thực tế

Định hướng nghề nghiệp và tìm công việc phù hợp với khả năng của mình là một chặng hành trình dài. Vì vậy, đừng lười biếng. Nếu bạn không biết mình thích nghề gì thì hãy thử càng nhiều việc càng tốt, từ đó bước ra khỏi vùng an toàn của mình, thử thách bằng công việc mà bạn cho rằng mình phù hợp với sở trường và năng lực. 

trai nghiem thuc te

Trải nghiệm thực tế để biết mình thích gì

Sau mỗi trải nghiệm thì bạn nên xem xét mặt mạnh cũng như hạn chế của mình, đồng thời nghiên cứu thị trường tuyển dụng để tìm kiếm và nhìn nhận cơ hội cho mình nếu không biết mình thích nghề gì

4. Bồi đắp kiến thức và kỹ năng 

Đã có nhiều người tìm thấy công việc đúng đam mê sau một thời gian không biết mình thích nghề gì nhưng cũng không đủ trình độ để đón nhận nó. Nếu bạn xác định được thứ mình thích, bạn phải ý thức và chứng minh được bản thân mình phù hợp với nó. Trau dồi kỹ năng cũng như kiến thức, thậm chí sẵn sàng cống hiến cho công việc mà mình thích. 

IV. Tạm kết

Từ những nội dung trên, có thể chính bạn cũng hiểu được lý do vì sao bạn không biết mình thích nghề gì. Mỗi người đều sẽ giỏi một mặt nào đó, chỉ cần bạn làm đủ, nghiên cứu đủ thì sẽ càng có nhiều cơ hội cho chính bạn. Nếu hiện tại không biết mình thích nghề gì thì bạn cũng đừng vì thế mà nản lòng, ai cũng sẽ có một hành trình riêng, vì vậy chỉ có cố gắng mới giúp bạn tìm được chính mình. Nếu bạn còn hoang mang thì bài phần 2 sẽ giúp bạn thêm vài lưu ý khi định hướng nghề nghiệp