Không biết mình thích nghề gì, vậy thì sao? Dừng lại hay cứ tiếp tục? Câu trả lời nằm ở sự lựa chọn của chính bạn, tiếp tục dấn thân để tìm thấy chính mình hay chỉ luôn cân đo đong đếm đúng sai.

Tiếp nối những thông tin từ phần 1 về chủ đề không biết mình thích gì, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Từ những bạn trẻ đến những người đã đi làm và có kinh nghiệm làm việc, vẫn có những trường hợp họ không biết mình thích nghề gì dù đã trải qua nhiều công việc. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu những bước để định hướng nghề nghiệp cho bản thân. 

IV. Những việc quan trọng để lựa chọn nghề nghiệp 

1. Vượt qua rào cản và định hướng nghề nghiệp của gia đình và xã hội

Ở tuổi thanh thiếu niên thì nhiều bạn trẻ như cây non trước gió, họ chưa có đủ trải nghiệm để thấu hiểu cũng như nhìn nhận bản thân và không biết mình thích nghề gì. Lúc này thì họ sẽ bị dễ bị ý kiến của gia đình và xã hội ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vậy nên các bạn có thể sẽ gặp phải những sai lầm khi chọn nghề:

khong biet minh thich nghe gi

Không biết mình thích nghề gì thì làm gì?

  • Chọn nghề theo định hướng của gia đình, bạn bè
  • Chọn nghề đang hot và dễ kiếm tiền 
  • Chọn nghề theo truyền thống gia đình và định hướng của bố mẹ
  • Chọn nghề mà không cân nhắc đến những yếu tố về thời gian làm nghề, định hướng phát triển, điều kiện kinh tế gia đình,...

Cũng không hẳn là những ý kiến từ gia đình hay bạn bè thì không nên nghe, bạn chỉ cần nhớ bạn cần lắng nghe và tìm hiểu có chọn lọc những thông tin nhận được để tìm ra quyết định cho chính mình khi không biết mình thích nghề gì

2. Trau dồi kỹ năng mềm liên quan

Luôn nhớ rằng mọi vấn đề xảy ra xung quanh chúng ta đều xuất phát từ chính chúng ta. Bạn không biết mình thích nghề gì, lý do đầu tiên chính là do bạn chưa hiểu rõ được xu hướng tính cách và thế mạnh của chính bạn. Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân giúp bạn định hướng nghề nghiệp chính xác hơn. 

dinh huong nghe nghiep

Không biết mình thích nghề gì và việc trau dồi kỹ năng

Khả năng quan sát thông qua những trải nghiệm thực tế, cộng thêm việc tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè hay những bài test trắc nghiệm tích cách giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. Ví dụ nếu bạn có một khả năng truyền đạt thông tin tốt và thích được làm việc cùng trẻ nhỏ thì có thể theo nghề sư phạm, hay bạn đam mê tâm lý học với tính cách nhạy cảm, hướng nội thì có thể cân nhắc ngành tâm lý học,...

Khi không biết mình thích nghề gì, làm việc đúng với thế mạnh và xu hướng tính cách của bản thân giúp bạn dễ dàng tiếp thu được kiến thức cũng như hoàn thành công việc tốt hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn nghề nghiệp bạn cần phân biệt rõ giữa thế mạnh và sở thích của bản thân, có những lĩnh vực không hẳn là bạn yêu thích nhưng lại công việc mà bạn giỏi nhất. 

3. Khám phá tiềm năng của chính mình bằng cách đặt ra những câu hỏi

Trên hành trình tìm kiếm chính mình dù không biết mình thích nghề gì, hãy dành nhiều thời gian để suy ngẫm cũng như đánh giá lại những giá trị mà mình đang có ví dụ như kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và tính cách cá nhân. Từ những tiêu chí đó, bạn có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn

Ngoài ra, bạn cũng nên nghĩ đến một môi trường làm việc lý tưởng mà bạn muốn và tự tin sẽ phát huy được tiềm năng của mình. Khi phân tích về chính mình, bạn đang bước những bước đầu tiên để phá vỡ những rào cản má bạn đặt ra khi không biết mình thích nghề gì. Đặt ra càng nhiều câu hỏi, viết ra mọi suy nghĩ, chi tiết từng ý sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính bạn. 

kham pha ban than

Không biết mình thích nghề gì và tiềm năng trong bạn

4. Chọn nghề dựa vào kỹ năng bạn có

Nắm nhiều kỹ năng quan trọng từ kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn giúp ích cho việc chuyển ngành một cách dễ dàng hơn dù bạn không biết mình thích nghề gì. Trong đó, kỹ năng nghiên cứu luôn nắm trong sự lựa chọn và giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các ngành nghề, từ tiếp thị đến PR và chăm sóc khách hàng. 

Suy nghĩ rộng ra một chút và xem xét về kỹ năng mềm, đi kèm với kinh nghiệm làm việc trước đó của bản thân, ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác. Ví dụ bạn yêu âm nhạc, nhưng lại có tông điếc. Vậy thay vì học guitar, bạn có thể học thiết kế và dùng những kỹ năng đã học được để thiết kế website cho ban nhạc hay những cộng đồng liên quan. 

Hay những người làm việc trong lĩnh vực F&B, nếu bạn không nấu ăn ngon và cũng không có đủ tiềm lực tài chính để mở quán riêng của mình, thì việc trở thành Food Blogger hay Food Reviewer cũng là một lựa chọn rất thú vị, vì bạn có khả năng viết lách và chụp hình thu hút. 

5. Nói chuyện với nhiều người và tìm hiểu về công việc của họ

Trong cuộc sống thì không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm tất cả những công việc mà mình muốn. Vậy nên để tiết kiệm được thời gian thì bạn hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với những người làm việc cùng lĩnh vực bạn quan tâm để tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp dù hiện tại bạn không biết mình thích nghề gì, nhận lời khuyên để lựa chọn nghề nghiệp. Những người này có thể là bạn bè, hay người thân quen của bạn hay thậm chí là những hội nhóm tìm việc làm trên mạng xã hội

tim mentor

Tìm mentor khi không biết mình thích nghề gì

6. Lập danh sách các công việc muốn thử sức

Sau khi đã tìm hiểu rõ hơn về tiềm năng của chính mình, trao đổi thêm ý kiến từ nhiều người, đây chính là lúc bạn hình dung được công việc mà bản thân mình muốn theo đuổi. Khi không biết mình thích nghề gì, bạn có thể liệt kê ra mọi cấp bậc chức vụ, những công ty cũng như lĩnh vực mà bạn quan tâm hay mô tả công việc mà bạn muốn làm. Có nhiều nguồn để tìm kiếm công việc khác nhau để bạn có thể lựa chọn nghề nghiệp khi không biết mình thích nghề gì. 

Từ những mối quan hệ xung quanh, nghiên cứu thêm từ Internet về những lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao, theo dõi các trang tin tuyển dụng để tìm kiếm yêu cầu ứng viên mà công ty tuyển. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng tìm được công việc đáp ứng được mọi nhu cầu mà bản thân đề ra. Chúng sẽ có khác biệt về mô tả công việc, chức danh cũng như trách nhiệm công việc. 

7. Nghiên cứu và thu hẹp danh sách các công việc muốn làm

Trên hành trình tìm kiếm, khi bạn có một danh sách sơ bộ những công việc bạn muốn thử, hãy nghiên cứu kỹ hơn về từng hạng mục công việc, chức danh, ngành nghề hay lĩnh vực trong công ty đó. Không phải tất cả những vị trí được liệt kê ra đều sẽ phù hợp với bạn vì có nhiều yếu tố khác sẽ tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn: môi trường làm việc, chế độ phúc lợi, yêu cầu công việc,... Ban đầu khi mới nghiên cứu thì bạn có thể đưa ra những câu trả lời cụ thể và so sánh với nhu cầu của bản thân để chọn ra một công việc mà bạn muốn trải nghiệm nhất trong thời điểm hiện tại. 

nghien cuu thi truong

Nghiên cứu thị trường khi không biết mình thích nghề gì

8. Đầu tư thời gian cho lĩnh vực yêu thích

Trình độ học vấn khi theo học đại học với kỹ năng chuyên môn giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn nghề nghiệp sau tốt nghiệp. Có thể sau khi tốt nghiệp bạn không biết mình thích nghề gì, tuy nhiên đừng vội nản, cũng không nên đề ngành nghề này giới hạn khả năng của chính bạn. 

Nếu học chuyên ngành sinh học thì bạn sẽ không bị giới hạn trong những lĩnh vực y tế hay khoa học. Còn nếu bạn đã học các lớp về lập trình máy tính, thì bạn nên có một công việc trong ngành công nghệ thông tin. Tương tự vậy, những người từng theo học và tốt nghiệp ngành marketing thì vẫn có thể chuyển qua làm lập trình viên, nếu như tính cách của họ không hợp với ngoại giao thường xuyên. 

9. Tìm kiếm cơ hội hợp tác để trải nghiệm

Lý thuyết thì phải đi đôi với thực hành, khi làm rồi bạn mới biết mình có hợp với công việc đó hay không. Khi không biết mình thích nghề gì, có thể bạn chỉ đang thích công việc đó qua những bài viết, chia sẻ từ người khác. Hiện nay cũng có nhiều tổ chức lớn nhỏ tại những khu vực thành phố lớn khá cởi mở trong việc tuyển dụng thực tập sinh hay học việc. Chẳng hạn, trong lĩnh vực marketing rộng lớn, cũng có nhiều vị trí mà bạn có thể thử từ nhân viên content, account đến planner. 

Nếu mới bắt đầu và không biết mình thích nghề gì thì vai trò thực tập trong thời gian ngắn hạn chính là cơ hội để bạn thử sức với một công việc mới. Nếu đã được thử ở nhiều vị trí mà vẫn không thấy hài lòng thì chắc rằng nên nên chọn ngành khác thay vì marketing. Một ví dụ khác về tìm kiếm lĩnh vực nghề nghiệp mới, bên cạnh đó vẫn duy trì công việc cũ để đảm bảo được mức sinh hoạt phí. Nếu bạn yêu thích tư vấn bán hàng, bạn cũng có thể làm thêm vào dịp cuối tuần với chức danh cộng tác viên. 

tim kiem co hoi

Tìm kiếm cơ hội khi không biết mình thích nghề gì

10.  Nâng cấp bản thân, cập nhật CV

Sau khi xóa bỏ được rào cản không biết mình thích gì thì đây chính là lúc mà bạn tập trung vào việc phát triển bản thân theo định hướng nghề nghiệp đã lựa chọn. Nếu cảm thấy mình còn thiếu sót ở phương diện nào về kiến thức hay kỹ năng thì hãy tìm kiếm những khóa học bổ trợ để có được một nền tảng tốt. 

Việc học thêm để năng cấp chính mình giúp bạn không bị mất phương hướng khi bắt đầu công việc. Nâng cấp bản thân mang lại nhiều lợi ích để bạn ứng tuyển sắp tới, giúp bạn thêm tự tin hơn với công việc của mình. Thêm vào đó thì nội dung CV cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với công việc sắp tới. 

11. Dám bước ra khỏi vùng an toàn

Khi không biết mình thích nghề gì, bạn càng phải mạnh dạn và khám phá nhiều hơn nữa. Đừng để nỗi sợ thiếu kinh nghiệm làm việc giới hạn bản thân bạn khi lựa chọn công việc. Mọi sự thành công đều sẽ bắt đầu từ những khởi đầu nhỏ để ép bạn phải tập cách chấp nhận những thiếu sót hiện tại của bản thân để tiếp tục phấn đấu. Khi không biết mình thích nghề gì thì đừng ngại phải bắt đầu ở vị trí thấp trong công ty như thực tập sinh. Bạn hoàn toàn có thể tạo được ấn tượng ở môi trường làm việc, cũng như tư duy trong công việc với mọi lĩnh vực. 

V. Những lưu ý khi lựa chọn ngành nghề

Khi không biết mình thích nghề gì thì bạn nên biết cách cân bằng giữa sở thích và nhu cầu xã hội. Dù có nhiều quan điểm, nhưng nhìn chung thì vấn đề cân bằng được các yếu tố vẫn giữ vai trò quan trọng. Việc bạn đam mê, việc bạn làm để tạo ra giá trị tích cực cho cuộc sống cũng như xã hội. 

luu y chon nghe

Lưu ý khi chọn nghề tương lai

Một cảnh báo cho những bạn không biết mình thích gì là bạn không nên chạy theo nghề xu hướng. Những ngành nghề hot chưa chắc sẽ phù hợp với bạn, thậm chí cũng không có yếu tố nào có thể đảm bảo bạn sẽ đảm nhận được việc đó nếu như không đủ năng lực. 

Ba mẹ, bạn bè và những người xung quanh chỉ nên là nguồn tham khảo thông tin, vì vậy bạn đừng chịu bất cứ sự áp đặt hay bị ảnh hưởng quá nhiều từ người khác. Quyết định và định hướng nghề nghiệp nằm trong tay bạn. 

VI. Tìm việc làm yêu thích ở đâu

Khi đã làm được những điều trên, thì bạn cũng đã trải qua cả một hành trình trọn vẹn - đó là khi bạn tìm thấy được công việc thực sự phù hợp với bản thân mình sau chặng đường dài không biết mình thích nghề gì. Bước tiếp theo là tìm kiếm và chọn lọc thông tin tuyển dụng cho vị trí công việc mà bạn đã chọn. Mỗi người sẽ có một nguồn tìm kiếm cơ hội công việc khác nhau, đó có thể là website tìm việc, cộng đồng tuyển dụng nhân sự,...

Để chắc chắn bản thân có thể thành công chinh phục được công việc mà bạn quan tâm sau thời gian không biết mình thích nghề gì thì một bộ hồ sơ xin việc với nội dung chọn lọc là vô cùng quan trọng. Hiện nay, có nhiều mẫu hồ sơ xin việc có sẵn và chuyên việt cho từng vị trí công việc mà bạn có thể tìm kiếm và sử dụng. Sự mở rộng giữa các quốc gia cũng như doanh nghiệp thì ngày càng có nhiều cơ hội cho các bạn trẻ được thử sức trong những lĩnh vực mới, vì vậy mà bạn cũng đang có rất nhiều cánh cửa rộng mở chờ đón. 

VII. Kết luận

Khi không biết mình thích nghề gì thì hãy bình tâm và nhìn nhận lại khả năng của chính mình nhiều hơn. Thay vì chạy theo đám đông hay chạy theo gia đình thì sự lựa chọn cũng như quyết định của bạn mới đưa bạn đến vị trí công việc tương lai. Chỉ khi được làm việc mình muốn và theo đuổi nó thì bạn mới không bị áp lực và stress. Mỗi người sẽ có những điểm mạnh riêng, dù hiện tại bạn không biết mình thích nghề gì, nhưng nếu bạn vẫn kiên trì đi tìm điểm mạnh của bản thân thì sẽ có một ngày bạn thấy chặng hành trình này rất đáng!