Đối với doanh nghiệp ban đầu, việc xác định giá trị sản phẩm vô cùng quan trọng, vì vậy, việc xác định nguyên giá và trích khấu hao tài sản cố định từ nhà nước là cần thiết đối với việc xác định tài sản cho các hoạt động kinh doanh của các công ty.

Việc phân tích và chọn lục đúng với những nguyên tắc của nhà nước về tài sản trong hệ thống khấu hao tài sản cố định. Vậy khấu hao tài sản cố định là gì? Làm sao để quản lý tài sản lưu động? Cách tính khấu hao tài sản cố định và lưu động? Đừng chần chừ do dự mà đọc phần tiếp theo những thông tin mà chúng tôi đã ghi ra cho bạn. Cùng bắt đầu nào

I. Kiến thức cơ bản về khấu hao tài sản cố định

Nhằm xác định giá trị của một món tài sản ở một thời gian nhất định. Để hiểu rõ hơn tài sản cố định, tại sao lại cần khấu hao tài sản cố định? Phương pháp khấu hao tài sản cố định là gì? Hãy đọc phần tiếp theo để biết rõ hơn nhé!

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Khấu hao tài sản cố định là gì? Những thông tin về khấu hao tài sản

Khấu hao tài sản cố định là gì? Những thông tin về khấu hao tài sản

Trước khi khấu hao một tài sản, phải định giá trị của đồ vật đó sau mỗi kỳ để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc trao đổi và buôn bán

Khấu hao chính là việc xác định, định giá dựa vào hệ thống giá trị sau một thời gian hao mòn giá trị sau một khoảng thời gian nhất định. Khấu hao tài sản cố định thường được sử dụng trong kế toán để biết giá trị tài sản cố định và quản lý tài sản lưu động

2. Ý nghĩa của việc khấu hao tài sản cố định

Việc khấu hao tài sản cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó định giá trị của một vật một cách chính xác và giúp chủ của vật đó bảo hoàn được vốn. Ngoài ra, việc đánh giá trị sản phẩm có thể xác định định hướng kinh doanh

II. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Có rất nhiều phương pháp khấu hao tài sản cố định được chia ra nhằm phù hợp với mục đích kinh doanh khác nhau sau đây là tính chất của các phương pháp và cách tính khấu hao tài sản cố định ở mỗi phương diện

1. Khấu hao theo phương pháp đường thẳng ( Khấu hao tuyến tính )

Đây là phương pháp, cách tính khấu hao tài sản cố định đơn giản nhất và có định mức như nhau trong quá trình sử dụng tài sản cố định

Cách trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng như sau:

+ Dựa vào công thức dưới đây có thể xác định mức trích khấu hao tài sản cố định hằng năm

Mức trích khấu hao = nguyên giá / thời gian sử dụng

Nếu muốn tính mức trích khấu hao tài sản cố định hằng tháng chỉ cần lấy mức trích hằng năm chia cho 12 tháng

Mức trích khấu hao cố định tài sản sẽ thay đổi khi giá trị của vật phẩm hay thời gian kỳ hạn sử dụng thay đổi rồi dùng hai đơn vị chia cho nhau ( nguyên giá / thời gian sử dụng còn lại ). Đối với năm cuối cùng, việc tính mức trích khấu hao hơi khác một chút, sẽ được tính bằng hiệu số giữa giá trị ban đầu của tài sản và số khấu hao lũy kế từ năm đầu tiên đến năm cuối cùng của tài sản cố định đó

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, tính toán cụ thể khấu hao tài sản cố định dựa vào giá trị sản phẩm

+ Tạo ra những thuận lợi cho việc tính toán và lập kế hoạch tính khấu hao cho những năm khác, từ đó cũng xác định những hoạt động kinh doanh trong tương lai

+ Nhược điểm: Không theo nguyên tắc cụ thể, hạn chế về thời gian thực hiện hoạt động kinh doanh, không chỉ ra được tính hao mòn thực tiễn mà chỉ dựa vào lý thuyết

2. Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Cách khấu hao tài sản cố định theo khối lượng phức tạp hơn cách ban đầu, nhưng cụ thể và cũng được mọi người sử dụng:

Mức trích khấu hao trong một kỳ = số lượng x mức trích khấu hao bình quân

Chú thích :

Mức trích khấu hao bình quân/ 1 sản phẩm = giá trị ban đầu của tài sản cố định/ số lượng

Mức trích khấu hao theo năm tùy vào độ phân chia kỳ của nhân viên

Mức trích khấu hao tài sản cố định = số lượng sản phẩm sản xuất x mức trích khấu hao bình quân

Ưu điểm: chi tiết và hợp lý  sự phân chia sản lượng, có đủ những nguyên tắc và hạn chế nhất định theo một kỳ, được sử dụng cho các hoạt động không đều

Nhược điểm: chỉ mang tính chủ quan, không tính những chi phí tác động từ bên ngoài như việc chi ra cho máy móc sản phẩm lỗi, hậu quả là ghi chép những kết quả thiếu thực tiễn

3. Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Thông thường, những nhà sản xuất lớn có quy mô có nhu cầu sử dụng cách tính này vì nó dùng cho hoạt động kinh doanh thay đổi khá nhiều:

Giá trị khấu hao hằng năm = Nguyên giá x tỉ lệ khấu hao

Ghi chú:

Tỷ lệ = Tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng x hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh phụ thuộc vào độ tăng sản lượng hoặc giá cả của công ty đó

Ưu điểm: Có thể tăng thời gian nộp thuế, nhanh chóng thu lợi nhuận và ít rủi ro, tìm được những chi phí phát sinh

Nhược điểm: Không xác định rõ được độ biến thiên của sản phẩm, thời gian cần được thay đổi và theo dõi kỹ lưỡng để không xảy ra chênh lệch giá, không thu được tài sản cố định cao

III. Quy định về nguyên tắc trích khấu hao Tài sản cố định trong doanh nghiệp:

Những quy định trong việc xác định giá trị nhà cửa

Những quy định trong việc xác định giá trị nhà cửa 

+ Những tài sản cố định đã hết giá trị, mất, không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, không có giấy tờ hoặc sự quản lý của bất kỳ cơ sở cơ quan nào hoặc hoạt động phúc lợi phục vụ cho bộ phận người lao động. Ngoài ra, cả các tài sản cố định từ các nguồn lạ hoặc không có thật đều không được trích khấu hao từ nhà nước. Dựa vào Khoản 2 Điều 1 Thông tư 147/ 2016/ TT- BTC

+ Số tiền phải nộp cho việc khấu hao tài sản cố định được nộp cho chi cục Thuế trong mảng chi phí hợp lý theo các quy tắc của pháp luật thuế và nhà nước

+ Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 45 các tài sản trong hoạt động phúc lợi sẽ tính vào khả năng sử dụng và kỳ hạn để tính các trích khấu hao tài sản cố định

+ Trong quá trình quản lý tài sản lưu động đột nhiên bị mất sản phẩm, các bộ phận sẽ tìm ra nguyên nhân và dựa vào đó để xác định bồi thường nếu tài sản chưa được trích khấu hao đầy đủ

+ Doanh nghiệp trong quá trình quản lý tài sản lưu động phải bỏ tiền khấu hao dưới bất kỳ hình thức nào

+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thuê tài sản cố định cũng phải bỏ một số tiền ra nhưng ít hơn người cho thuê

+ Đối với tài sản cố định hết hạn khấu hao và được xác định giá lại, sẽ được tính ít hơn 20% so với giá ban đầu, mỗi kỳ từ 3 đến 5 năm sẽ được xác định lại giá

+ Đối với những cơ quan do nhà nước sỡ hữu, tất cả những tài sản cố định đều là vô hình và ghi chép không ghi nhận quyền sở hữu, chỉ khi buôn bán cho những doanh nghiệp tư nhân

+ Việc trích khấu hao hoặc không sẽ được tính khi tài sản đó thay đổi mệnh giá

IV. Cách trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Trong quá trình quản lý tài sản lưu động, chúng ta đã nói một phần về phương pháp khá phổ biến và được nhiều người dùng đến này rồi, vậy để hiểu rõ hơn về cách tính khấu hao tài sản cố định này, chúng ta sẽ phân tích ở phần sau nhé:

Chúng ta có công thức :

Số tiền trích khấu hao hằng năm theo trung binh = nguyên giá thành phẩm/ thời gian

Nếu muốn tính số tiền trích khấu hao theo tháng thì chỉ cần lấy số tiền theo năm và chia cho 12 tháng

Để tìm được giá trị và thời hạn khấu hao ban đầu, chúng ta dựa vào thông tư số 45/2013/TT-BTC. Ngoài ra, đối với giá trị của một sản phẩm thay đổi, các nhà doanh nghiệp cần phải xác định lại một lần nữa bằng cách lấy giấy giá trị sau chia cho thời gian còn lại

Đối với năm cuối cùng việc trích khấu hao là hiệu số giữa giá trị ban đầu và số khấu hao  lũy kế được thực hiện vào năm gần cuối của sản phẩm đó

Ngày tính khấu hao/ tháng = tổng số ngày – ngày sử dụng + 1

Khấu hao = giá trị/ số ngày trong tháng x số ngày khấu hao/ tháng

V. Cách lập bảng trích khấu hao tài sản cố định

Cách lập bảng khấu hao giá trị cố định

Cách lập bảng khấu hao giá trị cố định

Trước hết, để tính khấu hao tài sản cố định, chúng ta cần chia ra 13 cột theo quy tắc của nhà nước nhằm xác định thành phẩm và số ngày khấu hao

Trong hướng dẫn, cần điền trước 5 cột thông tin cơ bản, bởi vì thông tin sau này chỉ được thực hiện đến cuối tháng:

+ Mã tài sản: mã sản phẩm hàng hóa, nhằm xác định được dễ dàng trong việc tìm kiếm. Mỗi tài sản đều có một ký hiệu không giống nhau

+ Tên tài sản: Cách gọi đặc trưng của nhà nước, bao gồm màu sắc, tính năng, chi tiết. Dựa vào các hóa đơn được ghi sẵn

+ Ngày tính khấu hao: Chính là ngày ghi chép hoạt động tính khấu hao của doanh nghiệp yêu các xác định giá cả. Cũng chính là ngày mà giá của tài sản cố định tăng hoặc giảm

+ Nguyên giá: Giá gốc của tài sản

+ Số năm khấu hao: là năm mà doanh nghiệp mong muốn tính giá trị

Với dạng tài sản mới mua, không cần tìm nguyên giá

Đối với tài sản cố định qua sử dụng, thời gian trích khấu hao được tính bằng

Giá nguyên gốc x thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo phụ lục 1

+ Số tháng khấu hao: tương ứng với số năm khấu hao

Số năm x 12

+ Mức khấu hao năm

Mức khấu hao năm = nguyên giá / số năm

+ Mức khấu hao tháng

Mức khấu hao tháng = nguyên giá/ số tháng

+ Giá trị khấu hao lũy kế kỳ trước

Chính là tổng số khấu hao qua các kỳ được ghi chép từ những năm trước

Đối với giá trị nguyên gốc thì cột này sẽ được bỏ qua

+ Cột giá trị khấu hao kỳ này

Dựa vào phần III của bài, từ đó có thể tìm ra giá trị khấu hao

+ Giá trị khấu hao lũy kế

Giá trị khấu hao = giá trị kỳ trước + giá trị kỳ này

+ Các giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị khấu hao lũy kế

+ Ghi chú: hay nêu những đặc điểm khác như bị lỗi, hoặc nguyên giá, và vài lưu ý mà bạn cần nhớ

VI. Những lưu ý khi khấu hao tài sản cố định

1. Các trường hợp khấu hao tài sản cố định không được tính vào chi phí:

+ Một vài sản phẩm sử dụng trong doanh nghiệp hay cơ quan không được tính là tài sản cá nhân và không được trích khấu hao cho cá nhân sử dụng

+ Chiết khấu hao cần có giấy tờ chứng thực của nhà nước

+ Chi khấu hao đối với tài sản cố định không quản lý theo chế độ quản lý hạch toán kế toán hiện hành

+ Phần trích khấu hao nếu vượt quá mức sẽ bị thu hồi

+ Không khấu hao với tài sản hết giá trị

2. Doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì

+ Giá trị quyền sử dụng sẽ tính riêng và ghi nhận là tài sản vô hình

+ Đối với nhà cửa chưa qua sử dụng, giá trị sẽ được cộng dồn với tiền xây dựng trực tiếp

+ Xác định giá cả ghi trên hợp đồng của tư nhân nhưng không được thấp hơn giá đất do nhà nước cho tỉnh đó tại thời điểm mua bán

+ Những vật gắn liền với nhà cửa sẽ được tính vào cách tính giá trị xác định tài sản cố định

3. Quyền sử dụng đất có được tính khấu hao hay phân bổ dần vào chi phí?

+ Đối với quyền sở hữu lâu dài: không được trích khấu hao và phân bổ phải được xác định có phải là thu nhập cá nhân

+ Đối với quyền có thời hạn: được phân bổ có thời hạn được ghi trong GNC QSDĐ

Ghi chú:

Có đầy đủ HĐCT và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định

Có tham gia vào SXKD

+ Có giấy chứng nhận đứng tên người doanh nghiệp có hợp đồng thuê mướn

+ Hóa đơn thanh toán khối lượng bàn giao kèm theo hợp đồng

+ Quản lý công trình trên đất, theo dõi sát hạch theo quy định quản lý TSCĐ

4. Doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống?

+ Giá trị của xe hiện tại = Giá gốc – số hao khấu hữu ký của tài sản cố định theo chế độ quản lý theo thời gian chuyển nhượng thanh lý

5. Khấu hao nhanh trong trường hợp nào?

+ Lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm ra nhiều hơn so với quy định

+ Không quá ba lần trong khấu hao một năm

+ Có mục đích rõ ràng hợp lý, đa phần áp dụng vào máy móc thiết bị

+ Khi thực hoạt động này, phải đảm bảo khấu hao có lãi cho nhà nước

6. Thời gian phân bổ CCDC tối đa bao lâu?

+ Phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định, chuyển giao tài sản

+ Chi phí được chia ra tối đa trong một kỳ

+ Không quá ba năm để phân bố

7. Khấu hao tài sản cố định không phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhưng phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí được trừ:

+ Nhà cho thuê để nghỉ, nhà ăn, nhà vệ sinh

+ Phòng khám chữa bệnh

+ Các cơ sở giáo dục có trang thiết bị từ nhà nước

+ Các nơi trữ nước, để xe

+ xe di chuyển

+ Chi phí mua sắm, xây dựng dùng để hoạt động chung

VII. Kết luận

Sau khi đọc, các bạn đã hiểu thêm phần nào về cách tính khấu hao tài sản và quy định dành cho những sản phẩm cố định tài sản. Mong rằng sau khi đọc được những thông tin này, những doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh có thể phát triển và tuân thủ luật pháp về khấu hao và nguyên gốc sản phẩm. Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm bằng cách tìm trên Job123.com để phát triển cho ngành nghề của mình!