Để tìm ra ứng viên phù hợp nhất với vị trí công việc tại công ty, ít nhất nhân sự phải xây dựng những tiêu chí đánh giá để sàng lọc ứng viên sáng giá. Xác định được những tiêu chí đánh giá ứng viên hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng.

Khi phỏng vấn một ứng viên, nhà tuyển dụng nên quan tâm đến những tiêu chí nào? Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ luôn có sự chuẩn bị và đầu tư thời gian nghiên cứu và tìm hiểu vị trí cần tuyển dụng để tiết kiệm thời gian trong quá trình tuyển dụng.

I. Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên

1.1. Kinh nghiệm làm việc

Có thể nói khi tham gia phỏng vấn thì yếu tố kinh nghiệm làm việc là tiêu chí hàng đầu được doanh nghiệp quan tâm của nhà tuyển dụng. Một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thì khi nhận việc, họ có thể nhanh chóng bắt đầu vào công việc mà không tốn thời gian và chi phí để đào tạo. 

Không phải tất cả các vị trí đều được đặt các câu hỏi phỏng vấn yêu cầu kinh nghiệm, tuy nhiên với những vị trí cấp quản lý hoặc chuyên viên, team leader thì kinh nghiệm là yếu tố quan trọng. Trong một số lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao như phân tích rủi ro, phân tích tài chính, kế hoạch đầu tư thì kinh nghiệm sẽ là tiêu chí ưu tiên. 

1.2. Khả năng thích ứng

Với thời đại công nghệ và thị trường liên tục thay đổi như hiện nay thì khả năng thích ứng là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng quan tâm. Một nhân viên với khả năng thích ứng nhanh sẽ có thể tiếp nhận công việc và hòa nhập với môi trường làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp với tốc độ nhanh hơn.

1

Tiêu chí về khả năng thích ứng khi tuyển dụng

Trong một thị trường nhiều biến động, đặc biệt là một năm dịch bệnh và lũ lụt hoành hành như 2020 thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn. Bởi vậy, với những ứng viên có khả năng thích ứng nhanh thì có thể hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với sự linh hoạt của thị trường và bối cảnh kinh tế. Người làm việc có đủ năng lực sẽ trong hoàn cảnh “cái khó ló cái khôn” - thích nghi, làm việc cống hiến cùng tư duy sáng tạo.

1.3. Kiến thức chuyên môn

Ngoài kinh nghiệm làm việc thì kiến thức chuyên môn là một trong những tiêu chí được xem trọng trong quá trình phỏng vấn. Kỹ năng phỏng vấn đòi hỏi nhà tuyển dụng phải xem xét mức độ am hiểu về kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn của ứng viên về lĩnh vực đang tuyển dụng

Một trong những kỹ năng phỏng vấn để kiểm tra kiến thức chuyên môn được nhiều nhà tuyển dụng cân nhắc là dùng bài thi tuyển hoặc kiểm tra năng lực đầu vào. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn thường đào tạo chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho ứng sau khi được nhận việc. Nhà tuyển dụng khá quan tâm đến kết quả bài kiểm tra của ứng viên vì kết quả trên cũng nói lên phần nào năng lực và kiến thức chuyên môn của ứng viên với vị trí công việc. Ngày nay, những bài test kiểm tra kiến thức chuyên môn dần được thay thế bằng test IQ và EQ.

1.4. Kỹ năng phục vụ công việc

Trong quá trình tuyển dụngphỏng vấn nhân sự, mỗi vị trí công việc sẽ yêu cầu những kỹ năng chuyên môn riêng biệt phục vụ riêng cho vị trí công việc đó. Ví dụ như:

Khi tuyển dụng một vị trí nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu một số kỹ năng như kỹ năng thương lượng, đàm phán, kỹ năng xử lý tình huống hay kỹ năng thuyết trình,...

Tuy nhiên, với một vị trí nhân viên thiết kế đồ họa sẽ yêu cầu kỹ năng media như biết cách sử dụng phần mềm photoshop, AI, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và ghi chép,...

2

Tiêu chí về khả năng công việc khi tuyển dụng

Để đánh giá được kỹ năng phỏng vấn của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và sàng lọc ứng viên thông qua hồ sơ xin việc CV ngay khi ứng tuyển. Một số vị trí tuyển dụng kèm theo yêu cầu bắt buộc là sản phẩm đã hoàn thiện liên quan đến khả năng của ứng viên để đánh giá được năng lực của họ một cách chính xác nhất.  

II. Nhóm tiêu chí đánh giá thái độ ứng viên

Sau các câu hỏi phỏng vấn về năng lực của ứng viên thì doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến những tiêu chí đánh giá thái độ ứng viên. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng một ứng viên có thái độ tốt vẫn là sự lựa chọn tốt hơn một ứng viên có năng lực mà thái độ kém.

2.1 Sự tự tin

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra đâu là một ứng viên tự tin. Một ứng viên tự tin sẽ thể hiện được sự chắc chắn trong công việc cũng như am hiểu về những kiến thức, kỹ năng mà họ có thông qua kỹ năngphỏng vấn của họ. Một ứng viên tự tin, họ sẵn sàng thể hiện khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của bản thân với nhà tuyển dụng.  

Dù vậy, ứng viên cũng đừng lầm tưởng giữa tự tin và tự phụ. Tự tin là khi bản thân ứng viên có những kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn cần có cho vị trí công việc. Nhưng tự tin không phải là thể hiện thái quá cái tôi của bản thân mà không quan tâm đến ý kiến cũng như phản hồi của những người xung quanh.

Khi tham gia phỏng vấn, HR dễ dàng nhận ra ứng viên có phải một người tự tin hay không thông qua điện thoại, phỏng vấn online hoặc phỏng vấn trực tiếp. Sự chắc chắn trong câu từ, lời nói, hành động và thể hiện bản thân đúng lúc là dấu hiệu của một ứng viên tự tin. 

2.2 Biết lắng nghe

Khả năng biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác là một mảnh ghép mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần ở một ứng viên. Một người biết lắng nghe sẽ biết cách tự cải thiện bản thân để thích nghi và phát triển cùng doanh nghiệp xa và lâu hơn. Tiêu chí này là một trong những tiêu chí khá quan trọng khi đánh giá thái độ của ứng viên. 

3

Khả năng lắng nghe khi tuyển dụng

Nhà tuyển dụng thường đánh giá khả năng biết lắng nghe của ứng viên thông qua những cuộc trao đổi và các câu hỏi phỏng vấn kiểm tra thái độ ứng viên. Thông qua phản hồi của ứng viên và cách xử lý tình huống thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng này. 

2.3 Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi

Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm một ứng viên có tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi trong bất kỳ trường hợp nào. Công nghệ thông tin, thị trường, khách hàng liên tục cập nhật và đổi mới nên chỉ những ứng viên có tinh thần học hỏi mới có thể tìm kiếm và mang lại giá trị mới cho doanh nghiệp. 

Sự cầu tiến sẽ dễ dàng nhận ra sau khi ứng viên tiếp xúc lần đầu tiên với nhà tuyển dụng. Một phương thức mà HR thường xuyên sử dụng để đánh giá tinh thần học hỏi, cầu tiền ở một ứng viên chính là nội dung email mà họ nhận được từ ứng viên. Ứng viên sẽ đầu tư nội dung, hình thức một cách tỉ mỉ, cẩn thận, thể hiện mong muốn làm việc để tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Theo nghiên cứu cho rằng một ứng viên nếu thiếu đi sự cầu tiến và tinh thần học hỏi thì sẽ sớm bị đào thải khỏi thị trường vì không cập nhật kịp tiến độ của sự thay đổi. 

4

Tinh thần học hỏi trông công việc

2.4 Sự trung thực

Đức tính trung thực là một trong những tính cách cần có của bất cứ cá nhân nào không riêng gì những ứng viên xin việc làm. Sự trung thực mang lại cho ứng viên uy tín trong quá trình làm việc và tạo được niềm tin từ đồng nghiệp. 

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên qua sự chắc chắn trong lời nói và hành động trong quá trình khai thác câu trả lời từ ứng viên. Bên cạnh đó, một vài nhà tuyển dụng cũng thường dùng nhân tướng học để học vị một ứng viên ngay lần đầu phỏng vấn. 

III. Nhóm tiêu chí ưu tiên

3.1 Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc

Nhóm tiêu chí ưu tiên thì không phải là yêu cầu bắt buộc mà một ứng viên phải có khi tham gia phỏng vấn, tuy nhiên nếu ứng viên sở hữu những tiêu chí ưu tiên thì xác suất được nhận sẽ cao hơn. 

Ví dụ khi tuyển dụng vị trí quản lý thì những ứng viên đã từng giữ vị trí quản lý hoặc team leader có tố chất lãnh đạo sẽ được ưu tiên. Còn với những vị trí như nhân viên sáng tạo nội dung thì ứng viên nào có tư duy sáng tạo, khả năng viết lách sẽ được điểm cộng so với những ứng viên còn lại. Hay vị trí nhân viên truyền thông, quan hệ công chúng thì sự nhanh nhẹn, hoạt động, giao tiếp khéo léo sẽ là tiêu chí ưu tiên mà nhà tuyển dụng cân nhắc. 

3.2 Bằng cấp, chứng chỉ

Hiện nay, bằng cấp hay chứng chỉ không còn là yếu tố bắt buộc mà được đưa vào tiêu chí ưu tiên. Với một ứng viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì bằng cấp chứng chỉ sẽ thể hiện được thái độ cũng như năng lực học tập của ứng viên. Thông qua những thông tin từ bằng cấp thì ít nhiều doanh nghiệp vẫn đánh giá được khả năng của ứng viên hay sự trang bị về kiến thức chuyên môn tại trường lớp. Còn với những vị trí yêu cầu kinh nghiệm thì bằng cấp, chứng chỉ liên quan phản ánh được tinh thần học hỏi, có sự chuẩn bị và đầu tư cho tương lai một cách kỹ lưỡng. 

5

Tiêu chí về bằng cấp khi truyển dụng

3.3 Khả năng ngoại ngữ

Ngoại ngữ đã trở thành một tiêu chí đánh giá quan trọng và gần như được ưu tiên nhất trong tất cả. Tùy thuộc vào tính chất công việc mà tiêu chí ngoại ngữ có trở thành yếu tố bắt buộc hay không, vì có một số vị trí công việc đòi hỏi sự giao tiếp liên tục với đối tác nước ngoài. Đối với những vị trí không đòi hỏi ngoại ngữ thì những ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ được ưu tiên hơn vì thời kỳ hội nhập thế giới, sở hữu ngoại ngữ giúp ứng viên tiếp cận lượng thông tin từ thế giới nhanh. 

IV. Những điều cần làm trước khi tuyển chọn nhân viên

4.1 Xác định tiêu chí tuyển dụng

Trước khi bước vào quá trình tuyển dụng, HR phải đưa ra một kế hoạch tuyển dụng cụ thể với lộ trình tìm kiếm ứng viên. HR phải biết được mình cần tuyển dụng vị trí nào, tính chất công việc như thế nào và họ cần những tố chất hay kỹ năng gì để hoàn thành công việc hiệu quả. Kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm hay tính cách như thế nào sẽ phù hợp để đi cùng doanh nghiệp trong thời gian dài. Sự chuẩn bị trước khi tìm kiếm ứng viên giúp cho nhà tuyển dụng tìm kiếm được ứng viên phù hợp dễ dàng hơn.

4.2 Lập một biểu mẫu đánh giá sàng lọc

Sau khi đã liệt kê được danh sách những tiêu chí cần để đánh giá năng lực ứng viên thì HR nên thống kê lại bằng một bảng biểu mẫu tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên kèm theo thang điểm. Bảng đánh giá năng lực ứng viên không chỉ là một công cụ hỗ trợ kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng mà nó còn giúp tiết kiệm thời gian khi sàng lọc, kiểm duyệt và lựa chọn hồ sơ xin việc tốt. 

6

Bảng tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên

4.3 Chuẩn bị cho các bài kiểm tra đánh giá bổ sun

Khi có được bảng tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên, HR sẽ biết được họ cần hỏi ứng viên các câu hỏi phỏng vấn gì và ứng viên cần thể hiện những tố chất, khả năng gì và đưa ra những bài kiểm tra phù hợp. Vì vậy, để quá trình phỏng vấn nhân sự diễn ra suôn sẻ thì HR nên chuẩn bị các bài đánh giá dưới dạng trắc nghiệm để kiểm tra về kiến thức, trình độ chuyên môn và tìm ra ứng viên sáng giá sau khi phỏng vấn.

V. Dựa vào tiêu chí nào để tuyển dụng được ứng viên sáng giá nhất?

Mỗi vị trí công việc với mỗi tính chất công việc khác nhau sẽ có những tiêu chí đánh giá và các câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ có những tiêu chí chung mà HR thường sử dụng để tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được ứng viên tốt nhất phù hợp với vị trí công việc. 

Sự lạc quan: Một cá nhân có suy nghĩ và tính cách lạc quan sẽ giúp họ dễ dàng xử lý vấn đề và rắc rối trong quá trình làm việc. Người lạc quan sẽ luôn có ý chí cầu tiến cao và họ sẽ luôn tìm cách học hỏi và phát triển lâu dài ở một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp. 

Sự trung thực: Trên thực tế thì không chỉ những ứng viên mà hầu hết tất cả chúng ta đều nên sở hữu tính trung thực. Trong tuyển dụng thì HR sẽ yêu cầu sự trung thực khi phỏng vấn những vị trí cấp quản lý, đơn giản vì nếu quản lý không phân biệt rạch ròi giữa công và tư thì làm sao có thể làm gương cho nhân viên. Một người quản lý trung thực sẽ tạo được tôn nghiêm của mình qua cách xử lý vấn đề cá nhân để không ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. 

Sự nhiệt tình: Tiêu chí này giúp ứng viên dễ hòa nhập, thích nghi với môi trường làm việc mới mà không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, một số vị trí công việc đặc biệt cần sự nhiệt tình như nhân viên kinh doanh để tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Một cá nhân nhiệt tình có thể ảnh hưởng đến toàn đội nhóm và thúc đẩy sự phát triển chung của doanh nghiệp

7

Tiêu chí chung khi tuyển dụng

Sự tôn trọng: Ứng viên có sự tôn trọng mọi người xung quanh, tôn trọng cấp trên, khách hàng, đồng nghiệp góp phần tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện. 

Đúng giờ: Một người đúng giờ thể hiện họ có trách nhiệm với bản thân và họ hiểu được thời gian của người khác cũng đáng quý như thời gian của chính họ. Bên cạnh đó nhiều cá nhân đúng giờ tạo được phong cách là việc chuyên nghiệp và gây dựng được uy tín cao với khách hàng. 

Độ cẩn trọng: Sự cẩn trọng giúp cho một nhân viên tập trung vào công việc mình làm và tránh được những lỗi không nên có trong quá trình làm việc. 

Các tiêu chí khác: Tùy vào vị trí công việc và nhóm ngành nghề mà tiêu chí kinh nghiệm, giọng nói hay ngoại hình cũng sẽ được đưa vào bảng tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên. Để phần trăm được nhận cao hơn thì ứng viên cần nghiên cứu về đặc thù và tính chất công việc của mình để tự đánh giá bản thân trước khi tham gia phỏng vấn.

VI. Kết

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ cần sự chuẩn bị trước đăng tuyển ứng viên vì họ không muốn mất thời gian hay để lại ấn tượng xấu với ứng viên. Có thể nói HR là bộ mặt của doanh nghiệp trong vòng phỏng vấn vì vậy một ấn tượng tốt sẽ giúp cho ứng viên có thiện cảm và mong muốn được làm việc trong môi trường này cao hơn.