Data Engineer (Kỹ sư dữ liệu) hiện nay đang là một ngành phát triển và dần nhận được sự quan tâm từ mọi người khi tuyển dụng. Cùng 123job khám phá những điều thú vị xoay quanh cuộc tuyển chọn ở vị trí Data Engineer nhé!

Nhiều cơ hội bắt đầu được mở ra bởi các ứng viên theo đuổi ngành nghề Data Engineer này. Và để có sự chuẩn bị tốt nhất này thì bạn cần nắm bắt rõ các quy trình tuyển dụng về vị trí này.

I. Những hiểu biết cơ bản về Data Engineer khi tuyển dụng 

Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer) là người phát triển, xây dựng dữ liệu, kiểm tra và duy trì các kiến trúc. Đồng thời thì họ cũng là người có thể đề xuất và đôi khi đảm nhận công việc cải thiện chất lượng dữ liệu. Để hoàn thiện cũng như phát triển nguồn dữ liệu, nhóm những Data Engineer cần phải cải biến các quy trình thiết lập dữ liệu để có thể mô hình hóa, khai thác và sản xuất dữ liệu.

Quá trình tuyển dụng nên thực hiện bởi nhân sự giỏi

Quá trình tuyển dụng nên thực hiện bởi nhân sự giỏi

II. Quy trình tuyển dụng Data Engineer

Bài viết là những trải nghiệm thực tế của quy trình phỏng vấn để tuyển dụng vị trí Data Engineer ở thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, việc tuyển vị trí nhân sự này vẫn chưa trở thành xu hướng. Tuy nhiên trong mô hình tuyển dụng vẫn đảm bảo những vòng thi cơ bản. Chính vì thế, trong bài viết này sẽ khá hữu ích cho bạn dù bạn apply vị trí quản lý nhân sự tại Việt Nam hoặc ở thị trường nước ngoài.

1. Vòng 01 – Thách thức HackerRank

HackerRank chính là một trong những trang web thực hành – đánh giá coding hàng đầu hiện nay. 

2. Vòng 02 – Giải toán lập trình trong bảng trắng (Whiteboard Coding)

Khi vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên, bạn sẽ tiếp tục phỏng vấn vòng 2. Ở vòng này thì ứng viên sẽ được gặp trực tiếp một Engineer nào đó. Đồng thời, việc thực hiện thử thách qua 2 phần nhỏ như sau: 

Phần 1: Câu hỏi về phân tích chuyên môn
Đối với phần này, nhà tuyển dụng quản lý nhân sự muốn đánh giá sự am hiểu của bạn về mức độ phức tạp của thuật toán và phụ thuộc cách bạn lựa chọn, xử lý giải thuật ra sao. Các bạn sẽ phải giải toán lập trình trên bảng trắng thông qua mã giả. Các giám khảo – nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên tối ưu hóa câu trả lời của mình.

Phần 2: Câu hỏi về thiết kế hệ thống (System Design)
Một điểm chú ý: Phần phỏng vấn có thể thay đổi còn tùy vào mục đích của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Thông thường, 70 – 90% các thách thức sẽ rơi vào các dạng câu hỏi về kỹ thuật (Technical Questions). Cụ thể sẽ bao gồm: Câu hỏi về thuật toán (Algorithms); câu hỏi về cấu trúc dữ liệu (Data Structure); Câu hỏi về khả năng thiết kế trong hệ thống (System Design).

Trong phần này thì giám khảo quản lý nhân sự sẽ đưa ra một số bài toán kinh điển dành cho bạn như là: thiết kế thang máy, thiết kế máy để bán hàng tự động, thiết kế ứng dụng uber,… Và tổng thời gian dành cho bài test phỏng vấn này sẽ vào khoảng 2 tiếng. Đây đều là 2 vòng sẽ khá cơ bản mà các bạn cần phải lưu tâm. Chính vì vậy hầu như nó được áp dụng cho hầu hết các vị trí như là: Backend, Frondend, Software Engineer,…

3. Vòng 03 – Phỏng vấn với Data Engineer

Sau khi vượt qua vòng 2 phỏng vấn, ứng viên sẽ được phỏng vấn trực tiếp cùng với Data Engineer. 

Hỏi về những trải nghiệm thực tế
Mục đích của vòng 3 chính là thảo luận để tăng sự tương tác giữa mọi người. Đồng thời thì làm rõ hơn về những mong muốn từ phía nhà tuyển dụng lẫn ứng viên.

Thách thức về lĩnh vực chuyên môn
Dường như các nhà tuyển dụng sẽ hỏi ít về tool. Điều họ đặc biệt quan tâm hơn chính là về MapReduce. Mục đích của nhà tuyển dụng đó là tìm hiểu mức độ chuyên môn quản lý nhân sự và cách ứng viên giải quyết một vấn đề thực tế.
Nếu vượt qua vòng 3 thì các ứng viên sẽ được gặp Hiring Manager. Ứng viên sẽ được đánh giá bởi tính cách, khả năng đồng hành và phát triển với nhóm. Sau cùng, nhân sự liên lạc chính thức với ứng viên để thương lượng về lương và kế hoạch làm việc chi tiết. 

III. 4 điểm cần lưu ý trong quá trình tuyển dụng Data Engineer

1. Tuyển dụng bởi nhân sự giỏi

Quá trình tuyển dụng trải qua nhiều bước để có ứng viên thích hợp

Quá trình tuyển dụng trải qua nhiều bước để có ứng viên thích hợp

Quá trình tuyển dụng cần được rút ngắn thời gian, công sức hơn khi doanh nghiệp để nhân sự giỏi trực tiếp tuyển dụng một vị trí quản trị nhân sự nào đó. Để người tìm công việc làm gặp những nhân sự giỏi sẽ khiến tầm quan trọng của buổi phỏng vấn còn được nâng cao hơn. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp đầu tiên quá trình tuyển dụng. Nhân sự giỏi là những con người có tính chuyên nghiệp, nắm rõ công ty, nắm rõ những yêu cầu của vị trí đang tuyển dụng. Họ là những chuẩn mực khi giao tiếp thông minh. Ở bước này thì nhân sự giỏi như những bộ lọc giúp lọc ra những ứng viên cảm thấy phù hợp nhất.

2. Đề ra tiêu chuẩn cao

Để tuyển được người có kỹ năng, yêu cầu công việc thì không được quá đại khái. Nếu không ứng viên sẽ đánh giá thấp công việc và thực sự toàn tâm của họ cho công việc này sẽ xuống mức thấp nhất. Trong quá trình tuyển dụng hiệu quả là doanh nghiệp cần phải đề ra những tiêu chuẩn cao cho công việc. Ứng viên tốt sẽ cảm thấy bản thân có kỹ năng nếu đáp ứng được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra.

Nhà tuyển dụng cần đặt ra cho ứng viên những câu hỏi phỏng vấn giúp nêu bật được những điểm mạnh của họ. Trong quá trình tuyển dụng cần tránh hỏi những câu hỏi hời hợt, thiếu tính khách quan sẽ làm ứng viên có cái nhìn không tốt về công ty, công việc cũng như người tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần phải hỏi những câu hỏi mở, giúp cho gia tăng cảm xúc của người tìm việc. Hãy yêu cầu họ đưa ra một số lý do tại sao công ty nên phải tuyển dụng họ.

3. Nhấn mạnh ưu điểm của công việc

Quá trình tuyển dụng trải qua nhiều bước và đây là một trong những bước quan trọng. Nhấn mạnh ưu điểm của công việc không có nghĩa nhà tuyển dụng vẽ ra những thứ viển vông, hứa hẹn với ứng viên. Nhà tuyển dụng cần khẳng định những kỹ năng mềm mà ứng viên sẽ đạt được nếu làm việc tốt. Bên cạnh đó thì cũng cần đưa ra những các sự thật về công việc như là: áp lực cao, làm tăng ca…để tránh việc ứng viên khiếu nại sau khi vào làm việc. Cho ứng viên tiếp xúc với những người quản lý nhân sự giỏi, biết đánh giá về mặt mạnh - yếu của ứng viên sẽ giúp ứng viên có sự thoải mái hơn.

4. Để lại ấn tượng tích cực

Quá trình tuyển dụng này sẽ vô cùng quan trọng. Việc tạo sự thân thiện và cởi mở tuy nhiên không dễ dãi trong suốt buổi phỏng vấn là điều cần thiết. Việc này giúp bạn thể hiện tính chuyên nghiệp và nghiêm túc trong công ty. Sau buổi phỏng vấn thì bạn cần cho ứng viên biết họ là một trong số những ứng viên được cân nhắc cho vị trí này. Đừng nói những thông tin lấp lửng mà khiến cho người tìm việc hiểu lầm, hoang mang sẽ khiến ứng viên từ chối luôn công việc nếu ứng viên đạt được yêu cầu cần giao. Ngoài ra, quá trình tuyển dụng sẽ thất bại nếu nhà tuyển dụng làm việc quá nóng vội và thiếu sự kiên nhẫn.

IV. Kết bài

Quy trình phỏng vấn tuyển dụng Data Engineer có thể thay đổi và tùy vào các vị trí khi tuyển dụng. Nếu ở trong vị trí này, kiến thức nền tảng và khả năng học hỏi sẽ được chú trọng nhiều hơn. Nếu vị trí cần tuyển là junior hay mid-level, tính trải nghiệm thực tế lại là yếu tố được nhà tuyển dụng ưu tiên khai thác. Do vậy, yêu cầu tuyển dụng cần khắt khe hơn. 123job hy vọng với những chia sẻ từ bài viết thì các ứng viên sẽ có những hình dung cơ bản về các quy trình tuyển dụng. Từ đó thì các bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho cuộc phỏng vấn của mình.