Trong hoạt động thương mại trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia thì tiền tệ là một công cụ hỗ trợ cần thiết. Từ đó, khái niệm tỷ giá hối đoái là gì cũng xuất hiện để làm rõ vai trò của tiền tệ trong thương mại quốc tế.

Khi các quốc gia mở cửa giao thương cũng là nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia cũng tăng lên. Từ đó, khái niệm tỷ giá hối đoái cũng ra đời để phục vụ nhu cầu trao đổi giữa con người. Vậy tỷ giá hối đoái là gì và tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế không biên giới như hiện nay?

I. Tỷ giá hối đoái là gì?

Khái niệm tỷ giá hối đoái là gì thường chưa được hiểu một cách đúng nhất. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá dùng để đổi một đồng tiền của quốc gia này sang quốc gia khác hay hiểu theo nghĩa khác là là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Trong ngành tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái còn phản ánh mối quan hệ giữa giá trị đồng tiền của hai quốc gia với nhau. Ví dụ như giá trị của 1 đô la Mỹ bằng 23.000 Việt Nam đồng. Khi đã hiểu được khái niệm tỷ giá hối đoái là gì thì bạn cần tìm hiểu thêm vai trò của tỷ giá hối đoái để áp dụng đúng trong nền kinh tế.

1

Tỷ giá hối đoái là gì?

II. Cách phân loại tỷ giá hối đoái là gì?

1. Căn cứ vào giá trị tỷ giá

Hiểu về tỷ giá hối đoái là gì, chúng ta có thể căn cứ vào giá trị tỷ giá và phân loại tỷ giá hối đoái thành 2 loại:

  • Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá bị tác động bởi lạm phát và sức mua trong 2 đồng tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra thị trường nước ngoài và hàng tiêu thụ nội địa. Tỷ giá hối đoái cũng đại diện cho khả năng cạnh tranh trong thị trường quốc tế của nước đó. 
  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá trị hiện tại, không tính đến những ảnh hưởng của lạm phát. 

2. Căn cứ vào cách thức chuyển ngoại hối 

Ngoài ra, dựa vào khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và căn cứ vào cách thức chuyển ngoại hối, chúng ta có thể phân loại tỷ giá hối đoái thành 2 loại:

  • Tỷ giá thư hối là một hình thức mà tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thông thường cao hơn tỷ giá thư hối
  • Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường là giá được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện và tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở dùng để xác định các loại tỷ giá khác. 

3. Dựa vào thời gian giao dịch ngoại hối

Tỷ giá hối đoái là gì và căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối phân loại tỷ giá hối đoái thành 2 loại:

  • Tỷ giá mua là tỷ giá dùng để mua vào ngoại hối của ngân hàng
  • Tỷ giá bán ra là tỷ giá ngoại hối bán ra của ngân hàng

4. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán 

Ngoài ra, dựa vào kỳ hạn thanh toán và phân loại tỷ giá hối đoái thành 2 loại:

  • Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (Forwards) là một loại hình tỷ giá do tổ chức tín dụng tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng. 
  • Tỷ giá giao ngay (SPOT) là một loại hình mà tỷ giá do tổ chức tín dụng niêm yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc được thỏa thuận bởi hai bên trong đó đảm bảo biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các đối tượng phải được thực hiện trong thời gian 2 ngày làm việc tiếp theo và sau ngày cam kết mua hay bán. 

2

Cách phân loại tỷ giá hối đoái là gì

5. Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá

Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá và khái niệm tỷ giá hối đoái là gì, chúng ta có thể phân chia tỷ giá hối đoái thành:

  • Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành dựa vào quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái
  • Tỷ giá chính là thức loại tỷ giá do Ngân hàng Trung ương trong quốc gia đó xác định. Trên điều kiện của tỷ giá của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng dùng để ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi. 

6. Tỷ giá hối đoái song phương 

Tỷ giá hối đoái song phương hay còn được hiểu là Bilateral Exchange Rate được hiểu đơn giản là giá của một đồng tiền ở nước này so với đồng tiền khác và không tính đến vấn đề lạm phát ở hai quốc gia. Nếu NEER > 1 thì có nghĩa là đồng tiền đó mất giá đối với những đồng tiền còn lại, còn nếu NEER

7. Tỷ giá hối đoái hiệu dụng 

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng (NEER - Nominal Effective Exchange Rate) cong được gọi là tỷ giá danh nghĩa đa phương hay tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng. Khi tham khảo khái niệm tỷ giá hối đoái là gì, chúng ta sẽ hiểu được tỷ giá hối đoái hiệu dụng là một chỉ số trung bình một đồng tiền này so với đồng tiền còn lại. 

III. Các loại hình chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay 

1. Tỷ giá hối đoái thả nổi

Trong tỷ giá hối đoái là gì, chế độ tỷ giá thả nổi còn được gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền có dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi còn được gọi là một đồng tiền thả nổi. 

Theo ý kiến của những nhà kinh tế, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn có giá trị tốt hơn so với chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy cảm với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu đi tác động của những ảnh hưởng hay chu kỳ kinh doanh nước ngoài mà không bóp méo các hoạt động kinh tế. 

2. Tỷ giá hối đoái cố định

Theo tỷ giá hối đoái là gì, tỷ giá hối đoái cố định còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo là một loại chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó giá trị của một đồng tiền gắn với thị trường đồng tiền khác với những đồng tiền khác, hay một thước đo giá trị khác như vàng.

Khi giá trị tham khảo giảm hay tăng, thì giá trị đồng tiền neo cũng sẽ giảm hoặc tăng. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái là một sự lựa chọn chế độ tỷ giá ngược lại hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. 

3

Các loại hình chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay

3. Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết 

Tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa chế độ thả nổi và chế độ cố định. Trên lý thuyết thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn nhưng trong thực tế thì không một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn vì bất ổn định. 

Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định nên việc thực hiện những biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá khó khăn và tương đối tốn kém, trên hết là làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Vì vậy, theo tỷ giá hối đoái là gì chỉ có một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi nhưng bị chính phủ can thiệp khiến cho tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường. 

Xem thêm: Dòng tiền là gì? Tất tần tật về dòng tiền - máu của doanh nghiệp

IV. Phương pháp giúp xác định tỷ giá hối đoái là gì?

Theo tỷ giá hối đoái là gì, bản chất của tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào thị trường cung cấp về đồng tiền trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu như cung cầu thay đổi. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau tùy vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ trên thế giới. Việc xác định tỷ giá hối đoái còn giúp cho các nhà kinh doanh xây dựng phương án kinh doanh để có lợi nhất. 

Xác định tỷ giá hối đoái là gìi dựa trên cơ sở ngang giá vàng là một phương pháp so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền. Ví dụ như hàng lượng vàng của một Bảng Anh (GBP) là 2.1328 gram và đồng Đô la Mỹ (USD) là 0.7366, vậy tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là 1 GBP = 2.8954 USD

Xác định tỷ giá hối đoái dựa trên cơ sở cân bằng sức mua là phương pháp dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tiền được dùng để so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ và xây dựng phương án kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện nghiệp vụ hải quan. Ví dụ như hàng hóa X mua bằng USD với giá 10 USD, cò mua bằng AUD là 15 AUD, trên cơ sở cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là 1 USD = 1.5 AUD và tỷ giá không được dùng cho nghiệp vụ kinh doanh thị trường, tín dụng và thanh toán quốc tế. Từ những thông tin trên đủ chứng minh được vai trò của tỷ giá hối đoái quan trọng như thế nào.

V. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?

1. Thương mại

Tình hình tăng trưởng kinh tế là khi tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn so với tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu, điều này đồng nghĩa là tỷ lệ trao đổi thương mại kéo theo giá trị đồng nội tệ tăng và tỷ giá giảm. Ngược lại, theo tỷ giá hối đoái là gì tốc độ tăng tình hình nhập khẩu cao hơn so với tốc độ tăng tình hình xuất khẩu khiến cho cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng. Cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng nghĩa là đồng ngoại tệ tăng và đồng nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng.

4

Những yếu tố gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì

2. Lạm phát

Vấn đề lạm phát của một đất nước theo tỷ giá hối đoái là gì cũng là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng đến hoạt động cung cầu ngoại tệ, làm thay đổi tỷ giá. Đây cùng yếu tố để trả lời cho những câu hỏi liên quan đến yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?

Ví dụ như tỷ lệ lạm phát ở Ấn Độ cao hơn so với Mỹ. Khi đó, người tiêu dùng Ấn Độ có xu hướng chọn hàng hóa Mỹ do giá thành của hàng hóa Mỹ rẻ hơn và thị trường nhập khẩu hàng Mỹ tăng cao làm cầu đồng ngoại tệ Mỹ tăng cao. Ở thị trường Mỹ, người dân hạn chế sử dụng hàng hóa đến từ Ấn Độ do giá cao và nhập khẩu giảm khiến nguồn cung ngoại tệ đô la Mỹ giảm. Còn với nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm và giá trị nội tệ tăng. 

Xem thêm: Chứng khoán phái sinh là gì? Có nên đầu tư vào chứng khoán phái sinh không

3. Lãi suất

Lãi suất trng tỷ giá hối đoái là gì cũng là một phần ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ ở đất nước A có lãi suất thấp hơn so với nước ngoài như Anh thì nhà đầu tư nước A có xu hướng đầu tư vào thị trường Anh hoặc gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng nước ngoài đó. Như vậy họ có thể tăng thêm khoản lợi nhuận lớn hơn  so với khi đầu tư thị trường trong nước. Lúc này thì ngoại tệ Anh sẽ tăng và cung về ngoại tệ của nước A sẽ giảm. 

4. Thu nhập 

Tỷ giá hối đoái là gì thì nhu cầu của mỗi quốc gia cũng là yếu tố tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái. Thu nhập của quốc gia tăng thì người dân có xu hướng dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó khiến cho nhu cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng. Ngoài ra, yếu tố thu nhập cũng tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái khi thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao làm tỷ giá tăng. 

VI. Công thức tính tỷ giá hối đoái theo phương pháp tính chéo 

1. Giữa hai đồng tiền định giá 

Nếu bạn có nhu cầu mua bán ngoại tệ, có thể tính theo công thức:

  • Tỷ giá bán ngoại tệ = Tỷ giá mua ngân hàng/Tỷ giá bán ngân hàng
  • Tỷ giá mua ngoại tệ = Tỷ giá bán ngân hàng/Tỷ giá mua ngân hàng
  • Công thức: Yết giá/Định giá = (Yết giá /USD)/(Định giá/USD)

2. Giữa hai đồng tiền yết giá

  • Công thức: Yết giá/Định giá = (USD/Định giá)/(USD/Yết giá)

3. Giữa hai đồng tiền yết giá và định giá

  • (Yết giá/USD) x (USD/Định giá) = Yết giá/Định giá

Xem thêm: Lợi tức là gì? Nguyên tắc để nhà đầu tư kiểm soát được lợi tức cổ phiếu

VII. Vai trò của tỷ giá hối đoái là gì trong nền kinh tế

Hiểu được khái niệm của tỷ giá hối đoái là gì, bạn sẽ thấy được vai trò của nó với sức mua của đồng tiền. Tỷ giá được xem là công cụ rất hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá thành của hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước so với năng suất lao động quốc tế. Từ đó, giúp hoạt động tính toán hiệu quả của giao diện ngoại thương, các hoạt động liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài, hiệu quả của những chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. 

5

Vai trò của tỷ giá hối đoái là gì trong nền kinh tế

Vai trò của tỷ giá hối đoái trong ngành xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng. Nếu đồng tiền nội tệ mất giá hay tỷ giá tăng thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia trở nên rẻ hơn và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế được nâng cao. Sự tăng lên của tỷ giá cũng làm cho nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. 

Xem thêm: Thanh khoản là gì? Các khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản

Khi sức mua của đồng nội tệ giảm tức tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng nhập khẩu đắt hơn, điều này dẫn đến khả năng lạm phát có thể xảy ra. Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm hay giá của đồng tiền nội tệ tăng thì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế nhưng sản xuất bị thu hẹp và tăng trưởng thấp. 

VIII. Kết luận 

Tỷ giá hối đoái là gì và tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái với thị trường nội địa và thị trường ngoại địa. Đồng thời, tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới nên ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng. Với những thông tin bao quát về tỷ giá hối đoái là gì cũng giúp bạn hiểu được một số khía cạnh liên quan đến tài chính thị trường.