Thuế là gì? Có thể đây là câu hỏi không phải ai cũng trả lời ngay được. Để cung cấp cho bạn đọc kiến thức về thuế nên 123job tổng hợp hợp ở bài viết này những thông tin cơ bản nhất mà ai cũng nên biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

I. Thuế là gì? 

Thuế được hiểu là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật như giao dịch, tài sản... nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập hay điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, thuế còn được hiểu là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.

II. Phân loại thuế

1. Theo đối tượng chịu thuế  

a. Thuế tài sản

Thuế tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các loại thuế tài sản về cơ bản bao gồm:

  • Thuế xuất khẩu
  • Thuế nhập khẩu
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế bảo vệ môi trường

b. Thuế đánh vào thu nhập

Những loại thuế đánh vào thu nhập chỉ thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ. Thuế đánh vào thu nhập về cơ bản bao gồm:

  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp

c. Thuế đánh vào hành vi sử dụng tài sản

Những loại thuế này đánh vào hành vi khai thác, sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Các loại thuế này bao gồm:

  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
  • Thuế tài nguyên

2. Theo tính chất Kinh tế 

Theo cách chia này, thuế có thể được phân loại dựa theo 3 tiêu thức chủ yếu: theo các yếu tố kinh tế bị đánh thuế; theo tác nhân kinh tế chịu thuế hoặc theo lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế
Trường hợp 1: Nếu dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế, thuế được chia thành:

  • Thuế đánh vào thu nhập: Trong đó, được chia làm 2 loại nhỏ là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.  Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25% trên thu nhập chịu thuế. Còn thuế thu nhập cá nhân: là loại thuế đánh vào thu nhập cá nhân gồm: tiền lương, tiền công, lợi tức cổ phần và các khoản thu nhập khác.
  • Thuế đánh vào tiêu dùng (sử dụng thu nhập) bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế đánh vào tài sản ( ví dụ như nếu doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất. Trong đó, thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. 

Trường hợp 2: Nếu dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế, có các loại thuế đánh vào doanh nghiệp như sau:

  • Thuế môn bài
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Phí, lệ phí khác
  • Tiền thuê đất
  • Thuế đánh vào hộ gia đình
  • Thuế đánh vào sản phẩm, có thể kể đến một vài loại như thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia; xe ô tô; tàu bay, du thuyền; xăng các loại; bài lá; vàng mã, hàng mã; kinh doanh vũ trường; kinh doanh massage, karaoke….

Trường hợp 3: Nếu dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế. Cụ thể như thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản…

3. Theo tính chất kỹ thuật 

Cách phân loại này được dựa vào các tiêu thức kỹ thuật trong việc đánh thuế, mang tính cổ điển, được sử dụng nhiều nhất và thường là trung tâm của các cuộc tranh luận. Theo cách này, thuế được phân thành 4 nhóm chủ yếu sau:

  • Thuế trực thu và thuế gián thu. Trong đó thuế trực thu  là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế . Và thuế trực thu được chia thành các loại là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất… Còn thuế gián thu là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. Thuế gián thu gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  • Thuế tỷ lệ và thuế luỹ tiến. Trong đó, thuế tỷ lệ: là loại thuế áp dụng một thuế suất như nhau đối với mọi đối tượng chịu thuế. Còn thuế lũy tiến là loại thuế áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế. Thông thường, đối với các sắc thuế tiêu dùng thường áp dụng thuế suất tỷ lệ; đối với các sắc thuế thu nhập, thuế tài sản có thể áp dụng thuế suất luỹ tiến.
  • Thuế theo mức riêng biệt hoặc thuế theo giá trị. Đây là loại thuế có mức riêng biệt: (cũng có thể được dịch là thuế đặc biệt, quen được gọi là thuế tuyệt đối). Nếu trong đó, mức thuế suất được xác định bằng mức tiền riêng biệt trên một đơn vị vật chất của đối tượng bị đánh thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích…), độc lập với giá trị tiền tệ của chúng.
  • Thuế tính theo giá trị là loại thuế được tính toán bằng cách áp dụng một tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) trên căn cứ tính thuế.

4. Theo tính chất hành chính 

Cuối cùng là cách phân chia theo tính chất hành chính. Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, theo đó, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng: thuế được phân thành hai loại:

  • Thuế nhà nước (quốc gia)
  • Thuế địa phương

Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung – dân chủ: Trung ương thống nhất ban hành pháp luật, chính sách; các cấp chính quyền địa phương không được phép ban hành và quản lý thu các loại thuế riêng. Tất cả các nguồn thu thuế do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho các địa phương, phân chia các nguồn thu từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Vì vậy, hiện hành ở nước ta không sử dụng cách phân loại này.

Phân loại thuế

Phân loại thuế

III. Đặc điểm của thuế 

1. Tính bắt buộc

Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc. Bởi vì thuế là nguồn thu chính của nhà nước và nhà nước dùng số tiền đó cho việc cung cấp cho các lợi ích cho quốc gia như các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế, môi trường,…để phục vụ cho người dân. Tính bắt buộc để đảm bảo rằng mọi công dân phải đóng thuế. Tính bắt buộc xuất phát từ việc nhà nước là người cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng ấy, nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để nhân dân phải nộp thu. Đây là nghĩa vụ của mỗi công dân và đã được ghi nhận trong hiến pháp của mỗi quốc gia.

2. Tính chất không hoàn trả trực tiếp

Tính không hoàn trả trực tiếp có nghĩa là công dân sẽ không được nhà nước trả trực tiếp lại số tiền mà mình đã đóng nhưng công dân sẽ được nhận lại gián tiếp qua việc được hưởng các dịch vụ công cộng mà nhà nước sử dụng tiền thuế để tạo ra. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế. Các cá nhân, tổ chức đã nộp thuế cho nhà nước cũng không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Nhưng công dân có quyền nêu ý kiến của mình nếu số tiền thuế đóng quá cao mà trong khi đó mà nhận lại từ các dịch vụ quá thấp, nhân dân cũng có thể kiểm tra việc chi tiêu của ngân sách nhà nước thông qua đại biểu của họ ở các cơ quan đại diện

3. Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao

Cuối cùng thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao. Bởi vì thuế được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Các luật thuế sẽ do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành tránh việc thu thuế tùy tiện. Ví dụ như khoản 4 điều 84 của Hiến pháp Việt nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) có quy định rằng chỉ có Quốc Hội mới có quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các thứ thuế.

IV. Vai trò và chức năng của thuế

Thuế có hai vai trò chính, đó là:

  • Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác.... Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện. Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Ở Việt Nam, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách.
  • Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh đó, thuế cũng có 2 chức năng cơ bản, đó là:

  • nguồn lực tài chính cho nhà nước: Đây là chức năng dễ thấy nhất của thuế, thuế là nguồn thu quan trọng nộp vào ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng tiền để có thể giúp phát triển đất nước, chi tiêu vào những mục đích và lợi ích của quốc gia. Thuế là nguồn lực tài chính của quốc gia và đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước
  • Chức năng điều tiết kinh tế: Thuế có vai trò rất lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, có nhiệm vụ tạo được sự công bằng trong kinh doanh. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ đóng một mức thuế khác nhau tùy thuộc vào quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, Bên cạnh đó nhà nước có thể hỗ trợ nhiều doanh nghiệp mới bằng cách hoàn lại thuế, giảm thuế và cả hỗ trợ.  Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân.

Vai trò và chức năng của thuế

Vai trò và chức năng của thuế  

V. Lý do đánh thuế  

Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình. Vì vậy có thể kể đến một vài lý do đánh thuế như sau:

  • Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước) và nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế
  • Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương
  • Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ "nghĩa vụ thuế")
  • Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng)
  • Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này
  • Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

Lý do đánh thế

Lý do đánh thuế

Trên đây là phần 1 của bài viết "Thuế là gì? Những vấn đề cơ bản liên quan đến thuế mà bạn phải biết". Để biết phần 2 bài viết như thế nào hãy ấn vào link ở trên để theo dõi tiếp nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở phần 2!