Thành công trong công việc: Kỹ sư xây dựng cần những kỹ năng nào? Tổng hợp những kỹ năng mà bạn nên cũng như cần phải có để có thể đạt được thành công trong khối ngành kỹ sư xây dựng nới riêng và ngành xây dựng nói chung. Hãy theo dõi nhé.

Kỹ sư xây dựng đang là một trong những công việc được rất nhiều các bạn trẻ hiện nay quan tâm. Vậy thì kỹ sư xây dựng là gì? Những kỹ năng mà một kỹ sư xây dựng cần có là gì để có thể phát triển cũng như lọt vào mắt xanh của nhà Tuyển dụng? Tất cả sẽ được chúng tôi khi đề cập tới trong bài viết sau đây.

I. Những kỹ năng quan trọng nhất với Kỹ sư xây dựng 

1. Kỹ năng chuyên môn

Đối với một kỹ sư xây dựng thì tay nghề cao là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu như muốn có tay nghề cao thì cần phải có niềm yêu thích đối với toán học và vật lý, cũng như là có một sự am hiểu và sự vận dụng thành thạo các vấn đề liên quan tới lý thuyết. Hai lĩnh vực này là hai lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với một kỹ sư xây dựng và đối với các nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng. Bởi vì nó thể hiện lên được khả năng xử lý những vấn đề kỹ thuật phức tạp của người kỹ sư xây dựng đó.

 Thành công trong công việc: Kỹ sư xây dựng cần những kỹ năng nào? 

Kỹ năng chuyên môn

Bên cạnh đó thì yêu cầu về khả năng thiết kế và khả năng làm việc với bản đồ, bản vẽ thiết kế cũng là một trong những điều và những nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng đòi hỏi ở những người khi đang làm trong khối ngành xây dựng hiện nay. Một kỹ sư xây dựng thì cần phải dự đoán trước được các vấn đề liên quan có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và đưa ra được những giải pháp để ngăn chặn chúng. Họ cũng cần phải biết được khi nào thì nên làm gì để công trình không gặp phải những vấn đề đáng tiếc.

2. Kỹ năng quản lý

Nếu như kỹ sư xây dựng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc cộng với việc thái độ làm việc chuyên nghiệp thì họ sẽ có rất nhiều các cơ hội để có thể được đề bạt lên chức quản lý hoặc là trưởng phòng xây dựng. Để có thể Thành Công ở vị trí này thì kỹ năng quản lý và một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Kỹ năng lãnh đạo và khai thác các thế mạnh của từng cá nhân trong mỗi bộ phận để có thể giúp họ hoàn thành tốt công việc cũng là một trong những kỹ năng mà một người quản lý cần có.

3. Kỹ năng giao tiếp

Ngành kỹ sư xây dựng có đặc thù công việc là phải làm việc với rất nhiều các ngành nghề khác nhau, các bên liên quan như là kiến trúc sư hoặc là các nhà thầu, các nhà đầu tư,... Do vậy thì một kỹ sư xây dựng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể trao đổi và truyền đạt cũng như là có thể tiếp thu được các ý tưởng và những đề xuất xuất phát từ người khác.

4. Kỹ năng phản biện

Một người kỹ sư xây dựng thì dễ sẽ gặp khá nhiều các vấn đề và các sự cố phát sinh trong quá trình làm việc. Do vậy thì một kỹ sư xây dựng giỏi là người phải có khả năng có thể tiếp cận cũng như là giải quyết vấn đề một cách hợp lý và kịp thời. Họ cần có kỹ năng và tư duy phản biện để có thể tác dụng một cách linh hoạt các khái niệm và các quy tắc và từng tình huống cụ thể khác nhau.

5. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo cũng là một trong số các yếu tố rất quan trọng với một người kỹ sư xây dựng. Họ phải là người có kiến thức và sự am hiểu các lĩnh vực liên quan đến công việc, ngành xây dựng của mình như là: kiến trúc, quy hoạch và vận tải,... để có thể duy trì cũng như là củng cố được sự tin tưởng từ phía của các nhà chủ đầu tư và các nhà lãnh đạo công ty xây dựng. Từ đó thì một kỹ sư xây dựng có thể hoàn thành tốt được dự án mà họ được giao. Chính vì vậy thì kỹ năng lãnh đạo là một trong những điều kiện tiên quyết đầu tiên để có thể khai thác được tối đa năng lực từ mọi thành viên trong tổ nhóm làm việc của mình, nhằm đảm bảo có thể hoàn thành được kế hoạch theo đúng thời hạn và ngân sách cho phép trước đó.

 Thành công trong công việc: Kỹ sư xây dựng cần những kỹ năng nào? 

Kỹ năng lãnh đạo

6. Kỹ năng phân tích 

Một người kỹ sư xây dựng giỏi thì rất cần có khả năng phân tích tốt. Bởi vì chỉ người có khả năng phân tích tốt thì mới có thể đề xuất ra được những giải pháp có lợi cho dự án. Nếu như mà bạn muốn trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi thì bạn hãy không ngừng rèn luyện khả năng tư duy và phân tích tình huống của mình, bằng cách là không ngừng học hỏi cũng như là luyện tập, để giải quyết rất nhiều các vấn đề phức tạp trong khả năng của bản thân mình.

Xem thêm: Kỹ sư xây dựng là gì? Vì sao nên chọn nghề kỹ sư xây dựng

II. 6 kỹ năng vàng mọi kỹ sư xây dựng cần trau dồi 

1. Có tiếng nói chung với Kiến trúc sư

Kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng là 2 khối ngành nghề liên quan rất mật thiết với nhau. Kiến trúc sư là người sáng tạo ra bản vẽ, nhưng mà người kỹ sư xây dựng nếu như không có đủ kinh nghiệm và có khả năng phát hiện ra những sai lệch trên bản vẽ đó, thì công trình sẽ không được hoàn thiện. Việc có thể tìm được một tiếng nói chung giữa kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư là một điều vô cùng quan trọng. Nó có thể giúp cho bản vẽ được hoàn thiện hơn và có thể thực hiện hóa được những ý tưởng, những tác phẩm của kiến trúc sư theo một hướng tốt nhất. 

Ngoài ra thì sự ăn ý giữa kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng có thể đảm bảo được sự hài lòng về chất lượng công việc của chủ nhà cũng như là đội ngũ nhân sự thuộc công trình đó. Một bản vẽ chi tiết và rõ ràng của kiến trúc sư sẽ là một trong những yếu tố có thể giúp cho các kỹ sư xây dựng nhanh chóng đo lường và tính toán được số lượng vật tư tài chính cũng như là thời gian thi công công trình đó.

2. Phải biết đọc bản vẽ

Kỹ năng làm việc vô cùng quan trọng của một người kỹ sư xây dựng đó chính là cần phải biết đọc bản vẽ. Bản vẽ chính là ngôn ngữ giao tiếp chính của những người làm kỹ thuật nói chung và của những những người đang làm trong khối ngành nghề xây dựng nói riêng. Nhiệm vụ chính yếu của một kiến trúc sư cũng như là của một kỹ sư xây dựng đó chính là cần phải biết cách đọc bản vẽ, để có thể triển khai một cách tốt nhất ý tưởng cũng như là ý đồ thiết kế ra ngoài thực tế hiện thực hóa ý tưởng bằng công trình.

3. Phải biết bóc tách dự toán

Ý nghĩa vô cùng quan trọng của việc đọc bản vẽ đó chính là có thể giúp cho một người kỹ sư xây dựng có thể bóc tách và dự toán. Tức là họ có thể xác định được rằng bản vẽ cần những gì và cần làm gì, có được những thông tin gì, ước chừng được quy mô xây dựng và tính chất công trình sắp thi công. Một khi họ đã hình dung được những công việc cần làm thì họ có thể tính toán được số lượng vật tư và lượng công nhân cần có để có thể hoàn thành công trình trong một khoảng thời gian cụ thể.

4. Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm liên quan

Hiện nay thì có rất nhiều các phần mềm liên quan hỗ trợ các kỹ sư xây dựng trong một ngành xây dựng của mình. Và một trong những kỹ năng làm việc vô cùng quan trọng của một kỹ sư xây dựng đó chính là cần phải sử dụng được các phần mềm liên quan tới công việc của mình. 

Hiện nay thì có một số các phần mềm rất nổi bật dành cho các kỹ sư xây dựng nói riêng và trong khối ngành xây dựng nói chung chẳng hạn như là: AutoCAD, dự thầu GXD, dự toán GXD, quyết toán GXD,,.... Và đương nhiên rồi để có thể thực hiện công việc của mình một cách trôi chảy nhất thì bạn cần phải biết sử dụng thành thạo máy tính.

5. Phải biết lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu, lập hồ sơ thanh quyết toán xây dựng

Để có thể làm được kỹ năng làm việc này thì bạn cần phải trả lời được một số các câu hỏi dưới đây 

  • Làm cách nào để có thể tính toán được giá dự thầu và cách bóc tách cũng như là kiểm tra khối lượng vật tư ra sao?
  • Cần phải chú ý những điều gì khi đọc hồ sơ sơ mời thầu, và cần phải phân công và làm hồ sơ mời thầu ra sao?
  • Các đơn dự thầu và đơn bảo lãnh dự thầu thì phải làm vào thời điểm nào? 

Sau khi đã lập được hồ sơ dự thầu, đấu thầu, trúng thầu và sau đó là làm dự toán công trình. Đến giai đoạn cuối cùng đó chính là giai đoạn thanh toán cũng như là quyết toán xây dựng theo quy định.

6. Ngoại ngữ là kỹ năng thiết yếu

Việc mà các bạn có thể đọc có thể hiểu và có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ là một trong những điều vô cùng có lợi đối với một người kỹ sư xây dựng. Ngoại ngữ sẽ là phương thức giúp bạn có thể tiếp cận được với rất nhiều các nguồn tài liệu đa dạng và phong phú, có thể tiếp thu được rất nhiều các kiến thức không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. 

Ngoài ra thì nếu như mà bạn có một vốn ngoại ngữ vững vàng thì bạn có thể làm cho các công ty nước ngoài và mức lương chắc hẳn sẽ cao hơn sơn cũng như là có được những cơ hội phát triển rộng mở hơn.

Xem thêm: Mách bạn cách viết CV tiếng anh kỹ sư xây dựng hấp dẫn

III. Phẩm chất và kỹ năng bổ trợ cho Kỹ sư xây dựng 

1. Tư duy sáng tạo

Khả năng tư duy và sự sáng tạo, không đi theo một lối mòn nào là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ trong khối ngành xây dựng mà còn ở trong bất kỳ khối ngành nào khác. Đặc biệt đối với các kỹ sư xây dựng, việc mà họ sở hữu được năng lực sáng tạo thì sẽ giúp họ đạt được hiệu quả thành công trong công việc lớn hơn cũng như là tạo ra được rất nhiều các bản vẽ vẽ những thiết kế xây dựng mới mẻ độc đáo.

2. Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán cũng là một trong những kỹ năng làm việc rất quan trọng của một kỹ sư xây dựng. Để có thể giảm thiểu tối đa được mọi xung đột có thể nảy sinh, một kỹ sư xây dựng thì cần có khả năng tập hợp cũng như giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên với nhau. Điều này thì cũng sẽ giúp cho kỹ sư xây dựng có thể đạt được các thương lượng và những thỏa thuận đi tới hợp đồng xây dựng.

3. Kỹ năng quan sát, cẩn thận, tỉ mỉ

Mọi chi tiết nhỏ trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình thiết kế và triển khai công trình thì đều cần có một sự nhất quán và chính xác với nhau. Do vậy thì một kỹ sư xây dựng không được bỏ sót bất kỳ một mảnh ghép nào trong bức tranh công trình này cả. Nếu như mà hậu quả vượt khỏi tầm kiểm soát, thậm chí một kỹ sư xây dựng còn phải tạm biệt sự nghiệp của mình.

 Thành công trong công việc: Kỹ sư xây dựng cần những kỹ năng nào? 

Kỹ năng quan sát, cẩn thận, tỉ mỉ

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Đối với các dự án xây dựng phức tạp thì đòi hỏi rất nhiều thời gian để có thể hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Do vậy thì kỹ năng quản lý thời gian chính là một trong những kỹ năng làm việc vô cùng hiệu quả và cần thiết để có thể giúp cho công trình có được hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi chính sách cho phép. Việc công trình bị chậm trễ không chỉ ảnh hưởng tới chi phí của nhà đầu tư thời gian và công sức của những người làm việc mà còn làm mất đi cả uy tín của nhà thầu, cũng như là của chính các kỹ sư xây dựng đó.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Một nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng ưu tiên rất cao một ứng viên có khả năng lý giải quyết vấn đề. Bởi vì trong suốt quá trình làm việc thì một kỹ sư xây dựng sẽ phải đối mặt rất nhiều với các sự cố không mong muốn. Chẳng hạn như là vật liệu vì sao đến chậm? Hoặc là các vấn đề không thể tránh khỏi như: thời tiết, nhân sự,... Do vậy thì việc có kỹ năng, khả năng giải quyết vấn đề không những có thể giúp cho cho bạn có thể lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng, mà còn có thể giúp bạn giải quyết được các vấn đề kịp thời cũng như là đưa dự án vào đúng theo như lộ trình và kế hoạch trước đó.

6. Kỹ năng làm việc nhóm

Những ứng viên có kỹ năng làm việc nhóm cũng là một trong những ứng viên được các nhà tuyển dụng kỹ sư xây dựng rất coi trọng. Bởi vì kỹ năng làm việc nhóm chính là một trong những kỹ năng đặc biệt vô cùng quan trọng đối với một kỹ sư xây dựng. Một kỹ sư xây dựng nếu như muốn hoàn thành công trình thì sẽ không thể làm việc một mình được. Họ sẽ phải làm việc với các kỹ sư khác, với công nhân xây dựng, hoặc là với quản lý xây dựng,... để có thể hoàn thành được dự án. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ có thể thúc đẩy tiến độ và chất lượng của dự án.

7. Đam mê học hỏi

Sự nỗ lực không ngừng nghỉ học hỏi và trau dồi bản thân chính là chìa khóa để dẫn tới thành công của những kỹ sư xây dựng. Không những thế thì sẽ giúp họ mở mang kiến thức cũng như là cập nhật xu hướng xây dựng một cách kịp thời.

8. Nhiệt tình 

Đối với bất kỳ một ngành nghề nào nếu như mà bạn không có đam mê cũng như là có sự cống hiến đối với nó thì chắc chắn không thể thành công được. Kỹ sư xây dựng cần phải đặt ra cho mình những động lực và hướng đến mục tiêu to lớn hơn để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Ngành kỹ sư xây dựng thi khối nào? Nên học ở đâu?

IV. Kết luận

Vậy là trên đây thì chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về: tuyển dụng kỹ sư xây dựng, ngành xây dựng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc,... Chúng tôi rất mong rằng thông qua bài viết này thì các bạn đã có thể hiểu về khối ngành kỹ sư xây dựng. Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp với bản thân mình.