Các bài kiểm tra tâm lý (Psychometric Test) sẽ thường được các nhà tuyển dụng dùng để nhằm cắt giảm số của ứng viên phù hợp trong quá trình tuyển chọn. Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây. 

Trong bài viết này của 123job, chúng tôi sẽ đề cập đến những trắc nghiệm về bài test tâm lý khi đi phỏng vấn xin việc và các cách bạn chuẩn bị tâm lý để có thể đến gần hơn công việc mơ ước của mình.

I. Khái niệm Psychometric Test là gì?

Các nhà tuyển dụng cùng với sự hỗ trợ của các chương trình để kiểm tra tâm lý.
Các nhà tuyển dụng cùng với sự hỗ trợ của các chương trình để kiểm tra tâm lý.

Psychometric test là gì? - là thuật ngữ này thường được dùng cho cả các bài kiểm tra năng lực, tư cách và cá tính. Có rất nhiều nhà tuyển dụng đang sử dụng chúng như một công cụ để chấm điểm với mục đích đánh trượt hay nhận vào nhằm giảm bớt số lượng ứng viên phù hợp với vị trí đăng ký khi phỏng vấn xin việc.

II. Các hình thức test tâm lý trong tuyển dụng 

1. Bài kiểm tra năng lực

Nếu bài đánh giá thành tích tập trung vào đánh giá kiến thức của ứng viên thì bài đánh giá năng lực để đo lường khả năng của họ tiếp thu một kỹ năng cụ thể và cách họ ứng dụng các kĩ năng này vào thực tế như thế nào. Chẳng hạn như là học một ngoại ngữ mới hay quản lý nhóm. 

Bài phỏng vấn đánh giá năng lực cũng có nhiều loại khác biệt như là: đánh giá năng lực tổng quát, đánh giá ngôn từ hoặc phi ngôn ngữ và đánh giá khả năng định lượng.

2. Bài kiểm tra cá tính

Bài kiểm tra phỏng vấn cá tính được bao gồm các câu hỏi có liên quan đến phản ứng hành vi và lựa chọn cá nhân. Tính cách của bạn còn được thể hiện qua cách bạn nhìn nhận và xử lý các vấn đềtình huống của cuộc sống. Bài đánh giá tính cách dựa trên nguyên tắc đó và kết quả có được từ bài đánh giá sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng quyết định có nên tuyển dụng bạn hay không.

3. Bài kiểm tra thành tích 

Bài đánh giá này chú trọng vào đánh giá kiến thức, kĩ năng nhận thức hoặc khả năng của một cá nhân trong một lĩnh vực nhất định. Bộ phận nhân sự có thể áp dụng nhiều hình thức đánh giá thành tích khác nhau bao gồm đánh giá tổng quát (dành cho các vị trí sơ cấp), khảo sát thành tích cá nhân (chính là đánh giá một lĩnh vực chuyên môn riêng biệt), và bài đánh giá chuẩn đoán thành tích (tập trung vào thành tích của cá nhân từ thấp đến cao). 

III. Tại sao bài đánh giá tâm lý lại được các nhà tuyển dụng lựa chọn? 

Có một vài lý do cơ bản và câu hỏi phỏng vấn xin việc sẽ khiến các nhà tuyển dụng thường chọn thực hiện để đánh giá tâm lý để hiểu về một ứng cử viên mới của mình đó là:  

Đầu tiên, hãy lựa chọn người phù hợp cho công việc là một trong những vấn đề nan giải mà các nhà tuyển dụng đang phải đối mặt. Một quyết định lựa chọn sai lầm sẽ dẫn tới hệ quả nghiêm trọng đối với nhà tuyển dụng và cả nhân viên, ảnh hưởng tới kết quả của công việc, doanh thu của công ty và các vấn đề khác như là thường xuyên vắng mặt hay thậm chí là tinh thần suy sụp. Ngoài ra thì các phương pháp đánh giá tâm lý này còn mang lại giá trị nhiều hơn so với phương pháp phỏng vấn xin việc truyền thống bởi lẽ nó có thể phỏng đoán được hiệu suất trong công việc của ứng cử viên tương lai. 

Cuối cùng, câu hỏi trong bài đánh giá tâm lý sẽ giúp phát triển mô hình hiệu suất cho doanh nghiệp. Một bài đánh giá tâm lý hiệu quả còn giúp cho doanh nghiệp bạn xác định chính xác nhân tài cho tương lai. 

IV. Ba lợi ích mà bài đánh giá tâm lý mang lại 

Những lợi ích mà bài kiểm tra tâm lý mang lại

Những lợi ích mà bài kiểm tra tâm lý mang lại

1. Nhìn nhận được ứng cử viên tiềm năng khi đánh gía tâm lý

Các nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ tâm lý qua tính cách và tư duy của các ứng viên khi trả lởi câu hỏi phỏng vấn. Thêm vào đó, nhà tuyển dụng có thể tìm ra các ứng viên tiềm năng có năng suất cao vì không phải bất cứ ai cũng có kỹ năng trả lời câu hỏi phỏng vấn tốt, chính vì thế họ không thể hiện hết mình khả năng của bản thân trong buổi trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc. 

2. Tiết kiệm thời gian và chi phí 

Thay vì việc phải tiến hành nhiều vòng phỏng vấn như cách thông thường, bài đánh giá tâm lý giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả nhà tuyển dụng và các ứng viên trước khi đi đến lựa chọn. Sau khi tham khảo kết quả từ bài đánh giá, nhà tuyển dụng chỉ phỏng vấn trực tiếp một lần duy nhất với những người phù hợp nhất.  

3. Cắt giảm tiêu hao và cải thiện gắn kết khi kiểm tra tâm lý

Theo như Jodette Cleary, Giám đốc Nhân sự của tập đoàn Hipages: “Chúng tôi hướng tới gia tăng sự hài lòng của nhân viên nhằm cải thiện hiệu suất và cắt giảm các tiêu hao không cần thiết”.  

Cô cho biết thêm, kể từ khi ứng dụng bài đánh giá tâm lý vào quá trình tuyển dụng nhân viên bán hàng và dịch vụ, chất lượng tuyển dụng gia tăng đáng kể. Theo Cleary một lợi ích khác là bài đánh giá giúp các nhà quản lý hiểu được nhu cầu của các thành viên mới để giúp phát triển và quản lý họ tốt hơn.  

V. Kết luận 

Các nhà tuyển dụng cùng với sự hỗ trợ của các chương trình kiểm tra tâm lý qua máy tính, đã nhận thức được nhiều hoàn cảnh mà đối với nhân viên tương lai có thể đối đầu và đánh giá khả năng phản ứng thông qua các câu hỏi phỏng vấn trong bài kiểm tra.

Không giống như bài kiểm tra năng lực sẽ được tính điểm qua hoặc không qua dựa trên câu trả lời trung bình của các cá nhân đang tham gia, các bài kiểm tra cá tính không có đáp án đúng hoặc sai. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng kiểm tra tâm lý đưa ra các tiêu chuẩn về tính cách mà họ mong muốn tuyển dụng dựa vào sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng như các giá trị đã xây dựng qua nhiều năm. Chúc các bạn thành công!