Hiện nay để đảm bảo mức sống tối thiểu của nhân dân, Nhà nước đã đặt ra mức lương tối thiểu vùng. Vậy mức lương tối thiểu vùng là gì? Nguyên tắc áp dụng và sự thay đổi mức lương theo từng năm ra sao? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản

I. Khái quát về mức lương tối thiểu vùng 

1. Mức lương tối thiểu vùng là gì? 

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được chọn làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành, đồng thời đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền được quy định là mức lương tối thiểu đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Trong đó, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đảm bảo đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận được trả lương đảm bảo các yếu tố sau:

  • Với người lao động giản đơn nhất chưa qua đào tạo thì mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
  • Với người lao động đã qua học nghề thì mức lương phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7%

Trong những năm gần đây, mức lương tối thiểu vùng không ngừng được tăng lên nhằm cải thiện và đảm bảo mức sống tối thiểu của mọi người dân Việt Nam. Cụ thể quy định về mức lương tối thiểu vùng mỗi năm như sau:

  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 là 1.150.000 đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2014 là vùng I: 2.700.000 đồng/tháng; vùng II: 2.400.000 đồng/tháng; vùng III: 2.100.000 đồng/tháng; vùng IV: 1.900.000 đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2015 là vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 là  vùng I ở mức 3.500.000 đồng/tháng; vùng II ở mức 3.100.000 đồng/tháng; vùng III ở mức 2.700.000 đồng/tháng; vùng IV ở mức 2.400.000 đồng/tháng
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 là  vùng I ở mức 3.750.000 đồng/tháng; vùng II ở mức 3.320.000 đồng/tháng; vùng III ở mức 2.900.000 đồng/tháng; vùng IV ở mức 2.580.000 đồng/tháng
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 là vùng I ở mức 3.980.000 đồng/tháng; vùng II ở mức 3.530.000 đồng/tháng; vùng III ở mức 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV ở mức 2.760.000 đồng/tháng
  • Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 là  vùng I ở mức 4.180.000 đồng/tháng; vùng II ở mức 3.710.000 đồng/tháng; vùng III ở mức 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV ở mức 2.920.000 đồng/tháng

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

2. Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở

Mức lương tối thiểu vùng

  • Là mức tiền lương mà người sử dụng lao động không được phép trả  thấp hơn cho người lao động trong điều kiện làm việc bình thường nhất.
  • Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 2 Nghị định 153/2016/NĐ-CP như sau: 

“1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).”

  • Mức lương tối thiểu vùng được chia theo 4 vùng và áp dụng cho từng khối doanh nghiệp theo từng vùng (vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV)

Mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung)

  • Là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của Pháp luật đối với đối tượng theo quy định (mức lương cơ sở còn được hiểu là mức lương thấp nhất).
  • Đối tượng áp dụng: Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước… Cụ thể là cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.
  • Theo khoản 1 Điều 3 NĐ 47/2017/NĐ-CP, mức lương cơ sở được quy định như sau:

“Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.”
Theo khoản 3 Điều 3 NĐ 47/2017/NĐ-CP, “mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước”.

II. Mức lương tối thiểu vùng 2017 

1. Mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 được thực hiện theo nghị định 153/2016/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Doanh nghiệp áp dụng thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo điều 3 của 153/2016/NĐ-CP bắt đầu từ ngày 01/01/2017 như sau:
“ Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Địa bàn thuộc vùng 1, vùng 2, vùng 3 và vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP” 

2. Nguyên tắc áp dụng

Theo Điều 4 của Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2017 như sau:
“1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

III. Mức lương tối thiểu vùng 2018 

1. Mức lương tối thiểu vùng 

Nghị định 153/2016/NĐ-CP thay đổi bằng Nghị định 141/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành và ngày 7 tháng 12 năm 2017 đã thay đổi quy định mức lương tối thiểu vùng 2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/01/2018. Cụ thể mức lương như sau:

  • VÙNG I: 3.980.000/tháng, tăng 230.000 đồng (tương đương tăng 6,13%) so với năm 2017
  • VÙNG II: 3.530.000/tháng, tăng 210.000 đồng (tương đương tăng 6,33%) so với năm 2017
  • VÙNG III: 3.090.000/tháng, tăng 190.000 đồng (tương đương tăng 6,55%) so với năm 2017
  • VÙNG IV: 2.760.000/tháng, tăng 180.000 đồng (tương đương tăng 6,98%) so với năm 2017

Chú ý về địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Mức lương tối thiểu vùng 2018

Mức lương tối thiểu vùng 2018

2. Nguyên tắc áp dụng

Theo Điều 4 thuộc Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn như sau:
“ 1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

IV. Mức lương tối thiểu vùng 2019 

1. Mức lương tối thiểu vùng 

Ngày 16 tháng 11 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Được áp dụng từ 01/01/2019, theo Điều 3 thuộc Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng 2019 như sau:

  • Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; tăng 5% tương đương 200.000 đồng so với năm 2018
  • Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; tăng 5,1% tương đương 180.000 đồng so với năm 2018
  • Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; tăng 5,2% tương đương 160.000 đồng so với năm 2018
  • Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV; tăng 5,8% tương đương 160.000 đồng so với năm 2018.

Chú ý về địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Mức lương tối thiểu vùng 2019

Mức lương tối thiểu vùng 2019

2. Nguyên tắc áp dụng  

Theo Điều 4 thuộc  Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn như sau:
“1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

V. Kết luận

Vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về mức lương tối thiểu vùng qua từng năm. Có thể thấy mỗi năm mức lương lại tăng lên từ 5-7% tùy thuộc vào mỗi vùng. Từ đó thể hiện mức sống cơ bản của mỗi người dân Việt Nam đang dần tăng lên cùng với sự phát triển của đất nước không ngừng tăng lên. Bên cạnh mức lương cụ thể để bạn có thể so sánh, bài viết còn trích dẫn những nguyên tắc áp dụng của mức lương tối thiểu vùng trong các nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng 2018 hay 2017 hoặc 2019. Cuối cùng cảm ơn và hẹn gặp lại trong bài viết tới!