Mẫu hợp đồng khoán việc là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc được dùng trong những trường hợp nào? Cách lập mẫu hợp đồng khoán việc như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng khoán việc.

Ngày nay, dưới sự phát triển ngày càng nở rộ của nền kinh tế nhiều thành phần nên nhu cầu sử dụng lao động cũng ngày càng tăng cao. Cũng chính vì điều đó mà mối quan hệ lao động giữa đôi bên được ký kết bằng những bản hợp đồng lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những bản hợp đồng lao động thì người lao động và người thuê lao động vẫn có thể ký kết mẫu hợp đồng khoán việc. Vậy mẫu hợp đồng khoán việc là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc được dùng trong những trường hợp nào? Cách lập mẫu hợp đồng khoán việc như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng khoán việc.

I. Khái niệm hợp đồng khoán việc

hợp đồng khoán việc là gì

Hợp đồng khoán việc là gì?

Theo như văn bản của Bộ lao động năm 2019 thì vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc. Tuy nhiên, mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc lại được đề cập đến rất nhiều theo Thông tư 133 và Thông tư 200.

Mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc là một văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa 2 bên là người sử dụng lao động và người lao động với các điều khoản quy định cụ thể về nội dung công việc, chế độ tiền lương của công việc, thời gian ký kết,... Khác với hợp đồng lao động thì mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc chỉ đề cập đến nội dung công việc và kết quả bàn giao công việc mà không quan tâm đến việc công việc đó được thực hiện ra làm sao. Bên nhận việc cũng không quan tâm đến điều đó mà chỉ tự hoàn thành công việc theo ý mình và có sự linh động về thời gian cũng như địa điểm làm việc. 

Không giống như hợp đồng lao động có hiệu lực trong thời gian dài mà mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc chỉ có hiệu lực đối với các công việc thời vụ, làm trong thời gian ngắn với một khối lượng công việc nhất định.

Hiện nay, dựa vào mức độ tính chất công việc mà mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán được chia làm hai loại là mẫu hợp đồng khoán việc toàn bộ và mẫu hợp đồng khoán việc từng phần: 

- Mẫu hợp đồng khoán việc toàn bộ được hiểu là bên giao khoán sẽ giao toàn bộ công việc cũng như các thiết bị để thực hiện công việc cho bên được giao khoán. Đối với trường hợp này thì người nhận khoán việc sẽ được trả mức thù lao bao gồm tiền công thực hiện cũng như tiền công giúp cho bên giao khoán hoàn thành công việc.

- Mẫu hợp đồng khoán việc từng phần được hiểu là bên khoán việc chỉ giao một phần công việc cho bên nhận khoán việc mà không cung cấp dụng cụ hay bất cứ thứ gì để bên nhận khoán việc hoàn thành công việc cả. Tuy nhiên, mức thù lao mà bên nhận khoán việc được trả sẽ bao gồm tiền công thực hiện và tiền khấu hao công cụ lao động.

II. Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội 

hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Về việc mẫu hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không thì theo Luật bảo hiểm xã hội thì chỉ có những đối tượng sau đây mới phải đóng bảo hiểm xã hội:
- Người lao động là công dân Việt nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian từ 1 tháng trở lên
- Các cán bộ, công chức, viên chức
- Công dân quốc phòng, công an và những người đang công tác tại các tổ chức cơ yếu
- Lực lượng sĩ quan, bộ đội chuyên nghiệp,... làm việc tại cơ quan công an
- Người Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo bộ luật của Việt Nam
- Người đứng đầu của các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã
- Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề tạo Việt Nam

Tất cả các đối tượng trên đều phải bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội và theo đó thì mẫu hợp đồng khoán việc không thuộc diện đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, khi ký mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc thì cả người giao khoán và người được giao khoán đều không phải đóng bảo hiểm xã hội. Còn nếu trong trường hợp cả 2 muốn đóng bảo hiểm xã hội thì chỉ có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Như vậy, mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán công việc không phải là hợp đồng lao động nên không cần đóng bảo hiểm xã hội.

III. Thẩm quyền ký mẫu hợp đồng khoán việc nhân công trong công ty

Bởi vì pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về thẩm quyền giao khoán nhân công nên điều này sẽ được căn cứ vào quy định của thẩm quyền giao kết lao động. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thực hiện. Qua đây có thể hiểu là mẫu hợp đồng khoán việc phải do người người đại diện hợp pháp hay người được ủy quyền thực hiện.

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm những người sau đây:
- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định
- Người được tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại tòa

IV. Mẫu hợp đồng khoán việc dùng chung cho nhiều trường hợp

hợp đồng khoán việc được sử dụng trong những trường hợp nào

Hợp đồng khoán việc được sử dụng trong những trường hợp nào?

Mẫu hợp đồng khoán việc

V. Hướng dẫn lập hợp đồng giao khoán theo thông tư 133 và 200 

cách lập mẫu hợp đồng giao khoán

Cách lập mẫu hợp đồng giao khoán

Mẫu hợp đồng giao khoán thông tư 133

Mẫu hợp đồng giao khoán thông tư 200

VI. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin về mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán như mẫu hợp đồng khoán việc (hợp đồng giao khoán) là gì, mẫu hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không, cách lập mẫu hợp đồng khoán việc như thế nào,... Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về mẫu hợp đồng khoán việc hay hợp đồng giao khoán đến bạn đọc.