PR đang là ngành khá hot và được nhiều người lựa chọn đi theo. Với mức lương khá cao cùng môi trường làm việc năng động, nhân viên PR luôn là vị trí hot khi tuyển dụng. Vậy cùng tìm hiểu nghề PR là gì nhé!

Để làm tốt trong ngành PR thì cần rất nhiều yếu tố như kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống linh hoạt, biết tạo dựng và duy trì mối quan hệ,... Bên cạnh mức lương cao, môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, ngành PR cũng có rất nhiều áp lực, khó khăn, đòi hỏi người làm cần có đam mê, sự kiên trì. Cùng tìm hiểu về nghề PR là gì, public relations là gì, pr marketing là gì và những kinh nghiệm để trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệptrong bài viết dưới đây nhé!

I. 7 bước để trở thành nhân viên PR chuyên nghiệp là gì?

Public relation là gì?Public relation là gì?

Để trở thành một nhân viên PR cần có yếu tố gì và lộ trình thăng tiến như thế nào? Bạn cần làm theo các bước sau:

1. Hiểu rõ nghề PR là gì?

Nghề PR là gì? Public relations là gì? PR được hiểu là ngành quan hệ công chúng, tức là công việc của bạn không chỉ gói gọn trong những giấy tờ khô cứng, những bản hợp đồng ghi sẵn mà tính chất công việc năng động, thú vị hơn rất nhiều. Công việc chủ yếu của một nhân viên PR là lên kế hoạch quảng bá hình ảnh, vận động hành lang, quan hệ báo chí truyền thông,... cho doanh nghiệp.

Kiến thức nền tảng của ngành PR bạn có thể được học trong trường nhưng hãy tích lũy thêm nhiều thông tin từ sách báo, internet giúp bạn cập nhật và mở rộng tầm hiểu biết của mình về ngành nghề.

2. Phát triển kỹ năng toàn diện

Những kỹ năng cần thiết cho nghề PR là gì, cho public relations là gì? Bên cạnh kiến thức nền tảng chuyên môn, nhân viên PR là người có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khác. Kỹ năng viết là một kỹ năng quan trọng, cần có nhất của một người chuyên nghiệp làmpublic relations. Nhân viên PR cần biết cách viết rõ ràng, thuyết phục và không thể không thiếu sự hấp dẫn, lôi cuốn.

Những yếu tố cần thiết từ tính cách, bản năng của nhân viên PR là cần có sự điềm tĩnh, lịch sử để sáng suốt khi xử lý các tình huống, là người biết tạo cảm giác thoải mái cho người nghe khi nói chuyện. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao nếu bạn có đủ những yếu tố, kỹ năng trên.

3. Bằng cấp là nền móng

Bằng cấp cần thiết để làm việc trong ngành PR, public relatons là gì? Bạn tốt nghiệp tại các trường đại học lớn có ngành báo chí, marketing, ngoại giao đều có thể dễ dàng thử sức làm việc với nghề này.

Tuy nhiên bằng cấp không phải là điều mà nhà tuyển dụng đặt nặng, họ cần những người có năng lực làm việc và kinh nghiệm thực tế nhiều hơn. Vì vậy bạn hãy cố gắng tích lũy nhiều kiến thức về ngành nghề, rèn luyện những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế để thuyết phục được nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.

4. Làm việc lấy kinh nghiệm

Kinh nghiệm cần thiết cho nghề PR là gì? Thực tế cho thấy rằng, người có kinh nghiệm thực tế sẽ được đánh giá và có vị thế cao hơn những ứng viên khác khi tuyển dụng. Trước khi trở thành một nhân viên PR chính thức thì bạn cần bắt đầu với vị trí thực tập sinh tại một cơ quan hay tổ chức nào đó để tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi bạn còn đang đi học.

5. Chuẩn bị hồ sơ xin việc và CV ấn tượng

Như những công việc khác bạn luôn cần có hồ sơ xin việc gồm sơ yếu lý lịch, CV, đơn xin việc,... Bên cạnh đó để được đánh giá cao hơn, bạn có thể chuẩn bị trước portfolio gồm những bài viết, tập tài liệu, ấn phẩm truyền thông bạn đã từng làm,... Đó là những minh chứng cho thấy khả năng làm việc của bạn để nhà tuyển dụng đánh giá bạn xác thực hơn.

6. Tìm kiếm công việc phù hợp

Cách tìm kiếm công việc phù hợp trong nghề PR là gì? Trước khi tìm việc bạn cần tìm hiểu thật kỹ về công ty và vị trí bạn ứng tuyển để xem có phù hợp với khả năng của bạn hay không trước khi bước vào nghề. Có thể công ty, doanh nghiệp đó chuyên nghiệp, môi trường tốt để bạn phấn đấu thì bạn có thể apply nhưng những chỗ khác cũng có công việc phù hợp thì cũng đừng bỏ lỡ cơ hội.

Điều cần thiết nhất vẫn là tìm kiếm trên mạng những review về công ty đó. Nếu bạn đã thực sự tìm được công việc, công ty phù hợp và yêu thích thì hãy chủ động ứng tuyển và xin lịch phỏng vấn, đó cũng là một cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về sự nhiệt tình của bạn.

7. “Đối mặt” với nhà tuyển dụng

Khi đi phỏng vấn bạn cần chuẩn bị kỹ cả về tâm thế, kiến thức và ngoại hình ưa nhìn. Hãy mặc những trang phục công sở lịch sự, gọn gàng, khuôn mặt tươi, sáng và phong thái tự tin. Trong quá trình tuyển dụng hãy thể hiện tốt nhất những kiến thức, các kỹ năng với sự tự tin của mình.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên sáng giá, có thể đáp ứng nhu cầu họ đang cần. Bên cạnh đó đừng quên đặt ra những câu hỏi thông minh, tinh tế, đúng lúc với nhà tuyển dụng để hiểu hơn về công ty, công việc, thể hiện sự cầu tiến của bạn.

II. 7 công cụ tuyệt vời để PR marketing là gì?

PR Marketing là gì?PR Marketing là gì?

PR marketing là gì? Những công cụ tốt nhất để làm PR marketing là gì?

Để một doanh nghiệp phát triển thương hiệu, làm tốt công tác truyền thông, quan hệ công chúng thì có rất nhiều hình thức, hoạt động và công cụ có thể áp dụng dưới đây:

– Community Involvement: nghe tên cũng có thể hình dung ra đây là các hoạt động liên quan đến cộng đồng, các sự kiện thiện nguyện, đóng góp giúp đỡ về tiền bạc hoặc tổ chức các buổi hội thảo giúp đáp ứng, giải đáp thắc mắc, các nhu cầu của cộng đồng.

– Social Investment: Để tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng, một số doanh nghiệp sử dụng các hoạt động về trách nhiệm xã hội ví dụ như các hoạt động từ thiện để nâng cao uy tín, xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.

– Events: tổ chức các sự kiện như thể thao, văn hóa giải trí, hay trưng bày khuyến mãi sản phẩm giúp tăng nhận thức về thương hiệu.

– Lobbying: Bạn có thể thấy rõ nhất hình thức này trong các cuộc bầu cử tổng thống của các nước như Mỹ, Hàn,... người ta gọi là vận động hành lang tuyên truyền. Đây là hoạt động nhằm mục đích gây ảnh hưởng để có được sự ủng hộ của công chúng hoặc sự ủng hộ của cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó. 

– Publications: là chiến lược truyền thông kết hợp PR Marketing với các hoạt động như phát hành những ấn phẩm truyền thông, báo chí,... chứa những thông tin về sản phẩm, công ty có ích cho khách hàng.

– News: thực hiện các bài viết thông cáo báo chí, tin tức để lôi kéo sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện giới thiệu về công ty, nhân viên và các sản phẩm của công ty qua đó lấy được sự tin tưởng cao hơn từ khách hàng.

– Identity media: là những công cụ bộ nhận diện thương hiệu, ấn phẩm truyền thông tạo nên sự khác biệt và điểm nhấn công ty. Ví dụ như logo, slogan hay văn hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh việc hiểu rõ những công cụ này, nhân viên PR cần phải áp dụng chúng một cách hợp lý, linh hoạt để có thể đưa ra những chiến lược PR marketing là gì sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất cho công ty. Yếu tố không thể thiếu, quyết định của một nhân viên PR là khả năng thuyết phục khách hàng. Bạn phải nắm bắt tình hình để có thể tạo dựng được hình ảnh công ty tốt đẹp, đóng góp quan trọng cho các hoạt động Marketing và sự phát triển của công ty.

III. 13 kỹ năng cần rèn luyện để trở thành PR chuyên nghiệp là gì?

1. Xây dựng tích hợp chiến lược marketing và truyền thông
2. Triển khai công cụ thu thập thông tin trực tiếp online và offline
3. Thiết kế và triển khai một chương trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nâng cao
4. Lập kế hoạch và tiến hành một chương trình quan hệ báo chí mới bao gồm "head-of-the-tail" và long tail "media"
5. Phát hiện và liên kết những người có ảnh hưởng online và offline
6. Quản lý cộng đồng
7. Tích hợp các công nghệ mới vào thực tiễn cuộc sống
8. Xây dựng các công cụ đo lường bao gồm thước đo "khả năng cam kết" mới
9. Thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện các chương trình thí điểm.
10. Đào tạo nhân viên và khách hàng một cách liên tục
11. Tham gia vào ‘conversations’, chứ không phải chỉ là ‘messaging’
12. Thiết kế và tham gia vào công tác thực hiện chiến lược nội dung bao gồm cả việc thiết kế video (hifi và lowfi)
13. Sử dụng công cụ kỹ thuật số để quản lý khủng hoảng.

IV. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến nghề PR là gìpublic relations là gì, pr marketing là gìnhân viên pr,... Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kỹ năng, kinh nghiệm để trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công!