Kỹ sư thiết kế cơ khí là gì? Bản mô tả chi tiết công việc của kỹ sư thiết kế cơ khí? Yêu cầu công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí là gì? Bạn cần những kỹ năng gì để có thể trở thành một kỹ sư thiết kế cơ khí chuyên nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với rất nhiều ngành, nghề, lĩnh vực quan trọng. Trong đó, không thể không nhắc đến ngành cơ khí với một vị trí việc làm không thể thiếu đó là kỹ sư thiết kế cơ khí. Vậy cụ thể công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí là như thế nào? Yêu cầu công việc đối với một kỹ sư thiết kế là gì? Bạn cần có những kỹ năng gì để có thể trở thành một kỹ sư thiết kế cơ khí chuyên nghiệp? Hãy cùng 123job.vn đi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.

I. Bản mô tả công việc thiết kế cơ khí chi tiết

Bản mô tả chi tiết công việc kỹ sư thiết kế cơ khí

Bản mô tả chi tiết công việc kỹ sư thiết kế cơ khí

Thiết kế cơ khí chính là công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công việc kỹ sư thiết kế cơ khí đòi hỏi bạn phải dùng sự sáng tạo, kiến thức cũng như kỹ năng của mình để tạo ra các bản thiết kế về sản phẩm cơ khí như máy móc, động cơ,...  Và các sản phẩm cơ khí đó sẽ được ứng dụng vào các hoạt động sản xuất và phát triển cuộc sống. Dưới đây sẽ chi tiết bản mô tả công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí:

1. Thực hiện công việc thiết kế

Thiết kế chính là công việc chính của người đảm nhận vị trí kỹ sư thiết kế cơ khí hay chính xác hơn là một kỹ sư thiết kế cơ khí sẽ phải tạo ra các bản thiết kế về hệ thống, các loại máy móc tự động hoặc bán theo yêu cầu. Tuy nhiên, việc thiết kế cần đảm bảo thời gian, phù hợp với nhu cầu sử dụng hay đúng với những yêu cầu khác của khách hàng. Kỹ sư thiết kế cơ khí sẽ phụ trách chính trong việc thiết kế nên các bản thiết kế và tuân thủ đúng các quy trình thực hiện, đảm bảo được tính thực tiễn trong đời sống.

2. Thực hiện việc bóc tách các chi tiết thiết kế

Thực hiện bóc tách các chi tiết thiết kế

Thực hiện bóc tách các chi tiết thiết kế 

Ngoài việc tạo nên các bản thiết kế thì công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí còn là bóc tách từng chi tiết có trong bản thiết kế. Việc bóc tách từng chi tiết có trong bản thiết kế giúp cho khách hàng dễ hình dung và người lắp ráp cũng dễ hiểu về bản thiết kế hơn. 

Hơn nữa, trong bản thiết kế cũng cần có thông số đầy đủ như vật liệu phù hợp với sản phẩm, các thông số kỹ thuật, các vật liệu liên quan đến các chi tiết đó, cơ chế vận hành của máy móc đó,... 

3. Thực hiện việc giám sát hoặc trực tiếp tham gia vận hành máy

Kỹ sư thiết kế cơ khí là người trực tiếp tham gia thiết kế nên hoàn toàn có thể đứng giám sát vận hành hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành. Ngoài ra, kỹ sư thiết kế cơ khí cũng có thể tham gia vào việc lắp ráp các chi tiết, bộ phận để hoàn thành sản phẩm theo đúng mẫu thiết kế để có thể giao cho khách hàng đúng thời hạn nhất.

Đối với quá trình này thì kỹ sư thiết kế cơ khí cần phải theo sát từng từng công đoạn từ việc thi công đến vận hành thử nghiệm để đảm bảo sản phẩm được tạo ra đúng về mặt hình thức cũng như chức năng, đem lại lợi ích nhất định cho người sử dụng và đảm bảo tránh được những sai sót không đáng có.

4. Thực hiện việc lập kế hoạch thiết kế và quản lý dự án

Lập kế hoạch thiết kế và quản lý dự án

Lập kế hoạch thiết kế và quản lý dự án

Một công việc nữa mà kỹ sư thiết kế cơ khí cần làm là lên kế hoạch thiết kế cũng như đảm bảo việc quản lý dự án thật tốt. Một kế hoạch thiết kế chi tiết sẽ đảm bảo sản phẩm được tạo ra là tốt nhất và quá trình lắp ráp vận hành ngay sau đó cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó việc quản lý đúng tiến độ của dự án cũng rất quan trọng bởi chỉ cần chậm trễ trong một công đoạn nào đó thôi thì cả quá trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, kỹ sư thiết kế cơ khí cần đảm bảo kế hoạch được đúng tiến độ.

5. Thực hiện việc giải quyết các vấn đề phát sinh

Trong bất kỳ công việc gì cũng sẽ xảy ra những vấn đề phát sinh, những sai sót không đáng có và đặc biệt quá trình thiết kế để tạo ra một sản phẩm sẽ rất hay bị vướng phải các vấn đề không đáng có. Vấn đề ở đây có thể là lắp sai một chi tiết nào đó hoặc thiếu một chi tiết gì đó,... Lúc này, kỹ sư thiết kế cơ khí sẽ đại diện đứng ra để giải quyết vấn đề phát sinh đó một cách nhanh nhất có thể vfa đảm bảo việc thực hiện kế hoạch tạo ra sản phẩm vẫn phải đúng tiến độ.

6. Thực hiện công việc báo cáo

Thực hiện công việc báo cáo

Thực hiện công việc báo cáo

Kỹ sư thiết kế cơ khí cũng cần báo cáo tiến độ công việc lên cấp trên trong thời gian thực hiện dự án và khi dự án đã được hoàn thiện. Điều này sẽ giúp cho khách hàng cũng như cấp trên biết được dự án đang được hoàn thiện đến đau và tiến độ công việc ra sao. 

Xem thêm: Bản mô tả chi tiết công việc kỹ sư cơ khí

II.  Yêu cầu công việc thiết kế cơ khí ra sao?

Yêu cầu công việc của kỹ sư thiết kế cơ khí

Yêu cầu công việc của kỹ sư thiết kế cơ khí

Bất kỳ công việc nào cũng có những yêu cầu công việc nhất định, đặc biệt là những công việc liên quan đến ngành thiết kế, ngành cơ khí, ngành kỹ thuật như nhân viên thiết kế đồ họa, kỹ sư cơ khí hay kỹ sư cầu đường. Và công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí cũng có những yêu cầu nhất định:

- Đầu tiên, bạn cần có tấm bằng cử nhân hoặc cao đẳng với các chuyên ngành như kỹ thuật, cơ khí chế tạo hay các chuyên ngành thiết kế có liên quan. Việc này sẽ đảm bảo rằng bạn được đào tạo bài bản và có đủ những kiến thức chuyên môn để có thẻ trở thành một kỹ sư thiết kế cơ khí. 
- Thứ hai, bạn cần sử dụng thành thạo các ứng dụng và phần mềm thiết kế như 3D Solidworks, Powerpoint, và các phần mềm thiết kế 2D như Autocad, Draftsight,...
- Thứ ba, nếu có điều này thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn các ứng viên khác đó là đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng cũng như vận hành các loại máy móc, công cụ chuyên dụng trong thiết kế cũng như cơ khí.
- Thứ tư, bạn nên trau dồi cho mình các kỹ năng mềm hay các tố chất như năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, khả năng tư duy sáng tạo và đặc biệt là phải chịu được áp lực công việc. Điều này sẽ giúp cho bạn thích nghi được với công việc cũng như gắn bó lâu dài được với vị trí kỹ sư thiết kế cơ khí. 
- Ngoài ra, nếu muốn ứng tuyển trở thành kỹ sư thiết kế cơ khí thì bạn cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng trình bày vấn đề tốt và có khả năng ngoại ngữ.

Xem thêm: Cẩm nang để trở thành kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp

III. Quyền lợi và mức thu nhập của công việc thiết kế cơ khí 

1. Quyền lợi của công việc thiết kế cơ khí

Quyền lợi của kỹ sư thiết kế cơ khí

Quyền lợi của kỹ sư thiết kế cơ khí

- Quyền lợi đầu tiên phải nói đến của kỹ sư thiết kế cơ khí chính là được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, trẻ trung. Với môi trường làm việc như vậy thì bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. 
- Được đóng bảo hiểm theo quy định của Bộ Lao động để đảm bảo bạn có thể yên tâm hoàn thành tốt công việc của mình.
- Ngoài ra, kỹ sư thiết cơ khí cũng được hưởng các chế độ đãi ngộ đến từ công ty như được kiểm tra sức khỏe định kỳ, thưởng ngày lễ tết, tháng lương thứ 13, các chuyến du lịch trong năm,...
- Nếu bạn có năng lực cũng như tố chất thì bạn sẽ có nhiều cơ hội được cử đi học tập, làm việc tại nước ngoài hay được tham gia vào các khóa đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ và phát triển các kỹ năng mềm

2. Mức thu nhập của công việc thiết kế cơ khí

Mức thu nhập của kỹ sư thiết kế cơ khí

Mức thu nhập của kỹ sư thiết kế cơ khí

Khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào thì chúng ta cũng đều quan tâm đến mức lương, mức thu nhập và kỹ sư thiết kế cơ khí cũng không phải ngoại lệ. Thông thường, mức thu nhập của một kỹ sư thiết kế cơ khí sẽ dao động trong khoảng từ 8-10 triệu đồng, chưa có các phụ cấp. Tuy nhiên, mức thu nhập này sẽ có sự thay đổi tùy vào năng lực của từng người. Những kỹ sư thiết kế cơ khí có trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng tốt thì mức thu nhập có thể lên tới 10-15 triệu đồng.

Xem thêm: Kỹ sư R&D và cơ hội việc làm

IV. Các kỹ năng công việc cần thiết đối với một kỹ sư thiết kế cơ khí

1. Khả năng thiết kế

Khả năng thiết kế

Khả năng thiết kế

Biết thiết kế chính là một trong những yêu cầu hàng đầu của một kỹ sư thiết kế cơ khí. Nếu muốn trở thành một kỹ sư thiết kế cơ khí chuyên nghiệp thì bạn cần phải biết cách thiết kế bản vẽ chi tiết như 2D hay 3D Autocad, các sản phẩm cơ khí, một số chi tiết máy móc thuộc hệ thống thiết bị của nhà xưởng hoặc nằm trong dây chuyền sản xuất.

2. Biết bóc tách bản vẽ

Biết bóc tách bản vẽ

Biết bóc tách bản vẽ

Ngoài việc tạo nên các bản vẽ thiết kế chi tiết thì một kỹ sư thiết kế cơ khí cần biết cách bóc tách bản vẽ  như tính toán, phân tích và liệt kê những yêu cầu về vật tư, máy móc. Mục đích của việc bóc tách bản vẽ chính là giúp khách hàng dễ hiểu và người phụ trách lắp ráp cũng dễ nhìn vào đó để lắp ráp cho đúng. 

Xem thêm: Kỹ sư xây dựng và lý do nên chọn kỹ sư xây dựng

V. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên 123job.vn đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin cụ thể nhất về vị trí kỹ sư thiết kế cơ khí như vị trí kỹ sư thiết kế cơ khí là gì, bản mô tả chi tiết công việc của kỹ sư thiết kế cơ khí, yêu cầu công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí là gì, bạn cần những kỹ năng gì để có thể trở thành một kỹ sư thiết kế cơ khí chuyên nghiệp,... Mong rằng bài viết có ích đối với những ai đang muốn tìm hiểu về vị trí công việc kỹ sư thiết kế cơ khí.