Trong nội bộ doanh nghiệp luôn có một bộ phận đảm nhận trách nhiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Làm sao để đưa ra quy trình đào tạo nhân lực hiệu quả và tiêu chí nào được dùng để đánh giá đào tạo?

Trong một doanh nghiệp, vấn đề luôn được quan tâm và đầu tư thời gian phát triển chính là nguồn nhân lực. Thử tưởng tượng, nếu doanh nghiệp chỉ tuyển dụng người tài mà không giữ được họ thì phải làm sao? Một doanh nghiệp cần không có nguồn nhân sự sẽ không thể phát triển một cách bền vững được, đây là vấn đề mấu chốt. Vì vậy, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được chú trọng và đầu tư. 

I. Đào tạo nguồn nhân lực hiểu là gì? 

Thông thường, chúng ta thường bắt gặp khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại những tổ chức được diễn ra trong một khoảng thời gian xác định nhằm mục đích giúp nhân sự nắm được nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng của mình tại vị trí công việc. Đồng thời, bổ sung thêm những kỹ năng mềm còn thiếu để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. 

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là một hoạt động nhằm huấn luyện người lao động tập trung hơn vào công việc hiện tại, đồng thời chú trọng đến những công việc mang tính cá nhân được thực hiện trong thời gian ngắn nhằm khắc phục những kỹ năng còn thiếu sót trong công việc đang làm. Một doanh nghiệp thành công hay không còn phục thuộc nhiều vào nguồn nhân lực, do đó đây cũng là lý do vì sao cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

1

Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là gì?

II. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực với doanh nghiệp

Mục tiêu chính của quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là sử dụng tối đa hiệu suất của nguồn lực nhân sự đang có, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả công việc qua việc giúp người lao động hiểu hơn về tính chất công việc của mình. 

Với một nhân viên, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp họ nắm vững những kiến thức chuyên môn cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. Khi nhân sự hiểu được tính chất công việc của mình, nắm vững được chuyên môn và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tốt, có thể khẳng định đây chính là tiền đề giúp tổ chức tồn tại và đi lên. 

1. Với doanh nghiệp

Với một doanh nghiệp, không thể bàn cãi về sự quan trọng của quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Với doanh nghiệp, việc nâng cao tối đa năng suất lao động để đạt được hiệu quả công việc cao là điều tối quan trọng, nhân sự là người cần hiểu rõ công việc của mình để nâng cao chất lượng công việc. Bên cạnh đó, khi phát triển nguồn nhân lực, điều này cũng làm giảm bớt sự giám sát vì ý thức tự giác của nhân viên, đồng thời tăng tính ổn định cho doanh nghiệp. Không những vậy, với một doanh nghiệp, nhân viên cần tham gia quy trình đào tạo nguồn nhân lực để có thể cập nhật những kiến thức mới nhất, hay những công nghệ thông tin mới nhất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. 

2. Với người lao động 

Với nguồn nhân sự, khi tham gia quy trình đào tạo nguồn nhân lực, họ có thể gia tăng mối quan hệ gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp, đồng thời cũng gia tăng tính chuyên nghiệp của họ. Trong nội bộ doanh nghiệp, quy trình đào tạo và phát triển nhân lực sẽ giúp nhân viên mới thích ứng tốt hơn với công việc và văn hóa doanh nghiệp. Khi tổ chức quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng giúp nhân sự hiểu được nhu cầu và nguyện vọng của người lao động. Đồng thời giúp người lao động có những cách nhìn mới, tư duy mới để phát huy tư duy sáng tạo ở mỗi người. 

2

Vai trò của phát triển nguồn nhân lực với nhân viên

III. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1. Đào tạo trong công việc

Đào tạo trong công việc là một hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trực tiếp tại nơi làm việc hay công ty, trong đó người học được học hỏi những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cứng đi kèm cần thiết cho công việc thông qua môi trường thực tế dưới sự chỉ dẫn của một nhân viên lâu năm. Nhóm này gồm: 

1.1. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc

Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bắt đầu từ bước giới thiệu và giải thích cho nhân viên về mục tiêu của công việc, chỉ dẫn từng bước tỉ mỉ về cách thực hiện và những thao tác tác nghiệp. Người học sẽ nắm bắt được những kỹ năng công việc qua kỹ năng quan sát, khả năng trao đổi và học hỏi để thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn vô cùng chặt chẽ của người dạy.

1.2. Đào tạo theo kiểu học nghề

Đào tạo theo kiểu học nghề trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực bắt đầu từ việc học lý thuyết ở lớp, sau đó học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của những công nhân lành nghề trong một khoảng thời gian để thực hiện công việc tới khi thành thạo ở tất cả những kỹ năng. 

Xem thêm: Đào tạo kỹ năng làm việc nhóm cho nội bộ doanh nghiệp

1.3. Kèm cặp chỉ bảo

Kèm cặp, chỉ bảo là một trong những hình thức được dùng trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực để giúp cán bộ hay quản lý học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai nhờ vào sự kèm cặp của người quản lý. Có 3 hình thức kèm cặp chính trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là kèm cặp bởi nhà lãnh đạo trực tiếp, kèm cặp bởi một cố vấn, kèm cắp bởi một người quản lý có nhiều năm kinh nghiệm. 

3

Hình thức đào tạo phát triển nguồn nhân lực

1.4. Luân chuyển công việc

Luân chuyển công việc cũng là một hình thức được dùng trong quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, được thực hiện theo hình thức chuyển người lao động từ công việc này sang công việc khác. Công việc khác giúp họ có kinh nghiệm và kiến thức để làm việc ở nhiều lĩnh vực trong tổ chức, đồng thời những kiến thức thu được từ quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng giúp họ đạt được hiệu quả công việc cao hơn trong tương lai. Nhân viên có thể được luân chuyển đến bộ phận khác với cương vị công tác khác hoặc được bố trí luân chuyển trong nội bộ lĩnh vực chuyên môn và hình thức này được áp dụng chủ yếu cho cán bộ quản lý.

2. Đào tạo ngoài công việc 

Đào tạo nội bộ ngoài công việc là hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được dùng để tách người học khỏi công việc thực tế với những hình thức cơ bản:

2.1. Mở các lớp cạnh doanh nghiệp

Đối với những ngành nghề có tính chuyên biệt hóa và tương đối phức tạp thì việc đào tạo kèm cặp không thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp thường tổ chức những lớp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với những thiết bị và phương tiện phục vụ riêng cho đào tạo. Hình thức này chia chương trình đào tạo thành 2 phần: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung dưới sự hướng dẫn của kỹ sư hay cán bộ quản lý. Phần thực hành trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được tiến hành đào tạo ở công xưởng sản xuất trực tiếp và được hướng dẫn bởi công nhân sản xuất

2.2. Gửi người đi học ở các trường lớp chính quy

Trong quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức gửi người đến học tập tại những tổ chức, trường lớp chính quy do ngành, Bộ tổ chức với kinh phí của doanh nghiệp và phải cam kết chất lượng đầu ra sau khi hoàn thành khóa học trong một thời gian nhất định. 

Hình thức này được áp dụng để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý và kỹ sư sản xuất vì người học được trang bị đầy đủ kiến thức về lý thuyết và thực hành, tuy nhiên hình thức này không được áp dụng phổ biến vì kinh phí đào tạo cao.  

2.3. Các bài giảng, hội nghị, thảo luận

Hiện nay, những hội thảo là một trong những tổ chức được doanh nghiệp tin tưởng để kết hợp làm chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây là hình thức được tổ chức trong những buổi luận văn và học viên được thảo luận theo chủ đề dưới sự hướng dẫn của những nhà lãnh đạo có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành.  

4

Đào tạo nhân lực qua hội thảo

IV. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

1. Bước 1: Xác định nhu cầu Đào tạo

Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp là gì? Đánh giá nhu cầu đào tạo hay xác định nhu cầu đào tạo cụ thể. Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình doanh nghiệp thu thập và phát triển thông tin nhằm mục đích làm rõ nhu cầu cải thiện khả năng thực hiện và hoàn thành công việc, đồng thời xác định giải pháp thiết thực nhất để sử dụng trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực. Hoạt động đánh giá giúp loại bỏ những chương trình không thích hợp, từ đó nhận biết nhu cầu đào tạo thích hợp với mục tiêu đào tạo của các chương trình đã vạch ra. 

Khi đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhân sự thường bắt đầu từ quan điểm cần cải thiện năng lực làm việc nên cần đào tạo. Doanh nghiệp sẽ nhận dạng nhu cầu đào tạo dựa vào tình huống phát sinh, tuy nhiên hiệu quả công việc không như mong muốn vì nhiều nguyên nhân, trong đó, có những lý do liên quan đến đào tạo và có những nguyên nhân không liên quan cần được phân biệt rõ ràng trước khi bắt đầu quy trình đào tạo nguồn nhân lực

Xem thêm: Đào tạo kỹ năng kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp

2. Bước 2: Lập kế hoạch Đào tạo

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định những bước cơ bản dưới đây để đạt được thành công trong quy trình đào tạo nguồn nhân lực. Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu và những điều kiện ràng buộc kết hợp với 3 yếu tố của sự thành công là thiết kế, phổ biến và hậu cần. Sau đó, doanh nghiệp cần xác định và lập chiến lược tối ưu và đưa ra kế hoạch tổng quát cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Trong quá trình lên kế hoạch tổng quát quy trình phát triển nguồn nhân lực, có một số nội dung cần quan tâm như quan điểm của nhà lãnh đạo, tên chương trình đào tạo, mục tiêu của chương trình đào tạo từ đó đưa ra nội dung cụ thể của chương trình, nhu cầu và đối tượng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đưa ra phương pháp đào tạo phù hợp.  

6

Lập kế hoạch đào tạo tổng quát

3. Bước 3: Thực hiện Đào tạo

Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm thay đổi và cập nhật kiến thức, hành vi và thái độ của người học. Ở mỗi mục tiêu và mức độ sẽ có những phương pháp phù hợp. Có nhiều hình thức đào tạo khác nhau phù hợp với nhu cầu đào tạo riêng biệt:

Theo nội dung đào tạo:

Theo mục đích của quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

  • Đào tạo giúp hướng dẫn công việc cho nhân viên
  • Đào tạo huấn luyện kỹ năng mềm 
  • Đào tạo kỹ thuật áp dụng an toàn lao động 
  • Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 
  • Đào tạo và phát triển năng lực quản lý

Theo hình thức đào tạo:

  • Đào tạo chính quy 
  • Đào tạo tại chức
  • Đào tạo lớp cạnh xí nghiệp 
  • Kèm cặp 1:1

Theo địa điểm và nơi đào tạo:

  • Đào tạo tại công ty làm việc 
  • Đào tạo từ xa 

Theo đối tượng học viên: 

  • Đào tạo nhân viên mới
  • Đào tạo lại nhân viên cũ

Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thể hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm tối ưu hóa quy trình đào tạo. Có nhiều hình thức đào tạo được phân chia theo nhiều hình tiêu chí khác nhau. 

Ví dụ như, đối tượng tham gia quy trình đào tạo nguồn nhân lực là nhóm quản trị và chuyên viên thì nhân sự có thể thử một vài trò chơi bổ trợ như mô hình ứng xử, thực tập sinh, đào tạo bàn giấy, phương pháp hội nghị hay phương pháp nghiên cứu tình huống. Bên cạnh đó, với nhóm đào tạo là công nhân hay nhân viên nghiệp vụ thì họ cần hình thức kèm cặp tại chỗ, đào tạo học nghề hay đào tạo chính quy. 

Xem thêm: Đào tạo kỹ năng lãnh đạo theo tình huống cho nội bộ doanh nghiệp

V. Kết luận 

Trong tuyển dụng nhân sự hay quản lý nhân sự, điều quan trọng của một doanh nghiệp chính là tuyển dụng và giữ được người tài. Doanh nghiệp cần có những hình thức và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với quy mô và loại hình doanh nghiệp để đạt được kết quả đào tạo như mong muốn. Sau quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần đánh giá kết quả chương trình đào tạo một cách chi tiết để khắc phục cho những lớp học sau.