Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển hiện nay thì có rất nhiều doanh nghiệp mọc lên. Vậy làm sao để bạn ấn tượng và ghi dấu ấn trong lòng khách hàng? Chính là giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp cần xây dựng.

Mỗi người có một tính cách, một lối sống khác nhau để tạo ra sự khác biệt khiến người khác có thể nhớ và dễ dàng phân biệt bạn với người khác. Tương tự vậy, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn cho mình sự khác biệt để khách hàng ghi nhớ giữa muôn vàn những thương hiệu khác. Đó chính là giá trị cốt lõi mà nhiều doanh nghiệp cần gây dựng cho mình. Vậy giá trị cốt lõi là gì? Giá trị cốt lõi có vai trò như thế nào? Phải làm gì để xây dựng giá trị cốt lõi? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì? 

Giá trị cốt lõi là những thông điệp, những phẩm chất đặc trưng nhất mà doanh nghiệp có được khách hàng hay đối tác thừa nhận và phân biệt với các thương hiệu khác cùng ngành. Giá trị cốt lõi được doanh nghiệp xây dựng ngay từ những ngày đầu tiên và sẽ theo suốt quá trình phát triển của công ty, có thể sửa đổi để hoàn thiện hơn giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Đây cũng chính là mục tiêu, phương hướng, tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ có giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu cho chính nhân viên mình cũng như xuất hiện trong mắt người tiêu dùng một cách hấp dẫn và nổi bật nhất.

Giá trị cốt lõi là gì?

Giá trị cốt lõi doanh nghiệp là gì?

Có thể nói giá trị cốt lõi như một chiếc chìa khóa giúp cho doanh nghiệp mở ra những trang mới trong lịch sử phát triển của mình. Việc xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là một hình thức hành động theo tôn chỉ mục đích, là một bước đệm để phát triển nhanh hơn. Giá trị cốt lõi rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tạo được tiềm lực vững chắc bên trong và phát huy tốt tiềm lực bên ngoài. 

Tất nhiên không có doanh nghiệp nào là không gặp những khó khăn, những thử thách trên con đường phát triển cả, và đây cũng là cơ hội để giá trị cốt lõi phát huy tối đa hiệu quả của nó trong việc khắc phục, quản lý rủi ro. Khi doanh nghiệp phải đứng trước những quyết định mang tính rủi ro thì giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp hành động và lựa chọn đúng đắn. 

Ngoài vai trò to lớn đối với doanh nghiệp thì giá trị cốt lõi cũng giúp khách hàng và đối tác nhận diện được doanh nghiệp một cách rõ ràng, toàn diện nhất. Con đường, định hướng của doanh nghiệp từ giá trị cốt lõi vững chắc thì sẽ lấy được sự tin tưởng, gắn kết từ khách hàng và đối tác. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp truyền thông hiệu quả, đúng hướng. Bằng hình ảnh công ty, văn hóa doanh nghiệp thì quy trình tuyển dụng nhân sự, chiêu mộ nhân tài cũng dễ dàng hơn bao giờ hết.

II. 3 quy tắc vàng để xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp 

Giá trị cốt lõi được doanh nghiệp xây dựng, vun đắp theo thời gian và càng ngày hoàn thiện theo bề dày của văn hóa doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng giá trị cốt lõi làm tôn chỉ, mục đích, phương hướng phát triển nên mọi quyết định cũng từ giá trị cốt lõi mà ra. Là người lãnh đạo bạn cần ghi nhớ những quy tắc dưới đây để xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp độc đáo và phù hợp nhất.

1. Luôn tôn trọng giá trị văn hóa ngầm định

Giá trị văn hóa doanh nghiệp cũng như một hình ảnh của người lãnh đạo, đó như quyết định, cách hành xử theo tiêu chuẩn mà bạn đã đặt ra để nhân viên noi theo. Nếu các giá trị ngầm định này bạn tạo ra không phù hợp với giá trị chung để phát triển doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ có những xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ công ty. Chính vì vậy yếu tố tiên quyết để tạo lập giá trị cốt lõi là bạn phải công nhận những giá trị hiện có.

Để tìm ra đáp án về giá trị cốt lõi doanh nghiệp, bạn có thể dành thời gian để xem xét, đánh giá những giá trị đã hòa nhập trong văn hóa công ty bạn. Từ đó thấy được những ưu, nhược điểm mà công ty bạn đang có. Trên hết là mọi giá trị cần sự chân thành, trung thực thì mới có được sự thống nhất, gắn kết bền chặt.

Giá trị cốt lõi không phải là dụng cụ đánh bóng tiểu sử công ty mà nó là hành trình xây dựng và bảo vệ các giá trị văn hóa doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng công ty bạn.

3 quy tắc cần nhớ để xây dựng giá trị cốt lõi doanh nghiệp

3 quy tắc cần nhớ để xây dựng giá trị cốt lõi doanh nghiệp

2. Xây dựng giá trị cốt lõi nên tập trung vào một tiền đề trọng tâm

Có một số cụm từ như: xuất sắc, tinh thần đổi mới, làm việc nhóm, kết nối khách hàng, cộng đồng, vui nhộn,... Bạn có thể lấy những cụm từ này để làm giá trị cốt lõi hay không? Nghe có vẻ ổn và có vai trò nhất định nhưng nếu đặt nó trong một tổng thể lớn hơn với mục đích phát triển doanh nghiệp xa hơn thì chưa đủ. Một công ty về lĩnh vực kinh doanh cần sự xuất sắc thì nó sẽ phải xuất sắc như thế nào và từ đâu? Nếu nhân viên làm việc nhóm với nhau không hiệu quả thì sẽ như thế nào?

Đã có rất nhiều doanh nghiệp tạo cho mình một giá trị cốt lõi chung chung như Yahoo!, một ví dụ điển hình cho việc nổi lên và phát triển nhanh nhưng không bền và đã phá sản vào năm 2016 sau 20 năm hình thành. Từ đó ta rút ra được bài học đó là các giá trị cốt lõi cần sự độc đáo nhưng cần dễ nhớ, trọng tâm để cung cấp rõ ràng nhất câu trả lời cho tất cả các câu hỏi xung quanh doanh nghiệp. 
 
Giá trị cốt lõi không cần quá nhiều ý mà không có tính liên kết, nó sẽ không hữu dụng khi bạn cần tìm kiếm định hướng cho những quyết định khó khăn của công ty.

Ví dụ Facebook sử dụng 5 giá trị cốt lõi gồm: táo bạo, tập trung vào ảnh hưởng, chuyển động nhanh, cởi mở và xây dựng các giá trị xã hội. Ta có thể thấy rằng những giá trị này trọng tâm, quan trọng và liên kết với nhau. Facebook phát triển là một mạng xã hội cộng đồng nên lựa chọn giá trị cốt lõi là xây dựng các giá trị xã hội bởi đây sẽ là nơi con người chia sẻ thông tin, trở thành một thói quen, lối sống cho con người trên không gian mạng này. Yếu tố cởi mở đó là không ảnh hưởng tới quyền tự do người dùng, khuyến khích làm việc, mở rộng mối quan hệ. 

Việc đặt ra những giá trị cốt lõi không nhằm đạt được mọi điều khả thi, mà thay vào đó là nhấn mạnh những yếu tố văn hoá có thể giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh.

3. Đặt mục tiêu cho những giá trị cốt lõi

Một doanh nghiệp muốn xây dựng bộ giá trị cốt lõixuất sắc thì cần dựa vào tiền đề có sẵn, mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số ý sau như chất lượng, đổi mới, vui nhộn, cạnh tranh và thách thức, tạo ra một hãng hàng không đáng mến. Nhà lãnh đạo có thể đưa ra mục tiêu cụ thể để khi nhìn vào giá trị cốt lõi có thể đưa ra ngay một vài nhận định.

Ví dụ dưới đây là những giá trị cốt lõi của "ông trùm" làng công nghệ thế giới - Google. Có thể đánh giá định hướng văn hóa Google khá bền vững nhưng cách diễn đạt mà Google hướng đến không có sự khéo léo.

Giá trị cốt lõi của Google:

  • Tập trung vào người dùng trước tiên
  • Làm một thứ sao cho thật tốt còn hơn làm nhiều thứ
  • Nhanh luôn tốt hơn là chậm
  • Bình đẳng trên website tạo ra hiệu quả
  • Không cần ngồi một chỗ để chờ câu trả lời
  • Có thể kiếm tiền mà không làm điều ác
  • Ngoài kia luôn có rất nhiều thông tin
  • Nhu cầu thông tin vượt qua mọi biên giới
  • Bạn có thể nghiêm túc mà không cần mặc vest
  • Chỉ vĩ đại thôi thì chưa đủ

Khảo sát nhiều nhân viên đã từng làm việc ở Google đều có thể mô tả lại văn hoá đặc trưng của công ty mặc dù những câu trả lời ấy sắp xếp lộn xộn. Nhưng đây cũng có thể coi là một thành công trong việc xây dựng giá trị cốt lõi mà Google tạo ra. Ta có thể thấy 3 giá trị trước nhất, đầu tiên mà Google hướng đến là hoàn hảo, nhanh chóng và tập trung vào lợi ích mang lại của phần mềm. Còn giá trị văn hoá cuối cùng khẳng định mục tiêu của họ là trở thành kẻ thống trị mọi thứ liên quan tới thông tin.

III. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. 3 quy tắc vàng cần nắm vững để xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng và quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Chúc bạn thành công!