Trademark có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vậy Trademark là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin có liên quan tới Trademark là gì nhé!

Ngày nay khi các doanh nghiệp đều nhận thức được rõ về tầm quan trọng của vấn đề nhãn hiệu thì Trademark là gì được xem như là “lá chắn” để các doanh nghiệp yên tâm phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Hiểu được trademark là gì sẽ giúp doanh nghiệp có một lợi thế rất lớn trong việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rắc rối về mặt luật pháp. Vậy Trademark là gì? Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký Trademark là gì? Và giữa Brand và Trademark có gì khác nhau? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí một số thông tin về Trademark là gì nhé!

I. Trademark là gì?

Trademark hay còn được gọi là nhãn hiệu. Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì khái niệmTrademark là gì được hiểu là các dấu hiệu dùng để phân biệt giữa những hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất và kinh doanh khác nhau.

Còn khái niệm Trademark là gì được Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

Trademark là gì?Trademark là gì?

II. Các dấu hiệu của việc đã đăng ký trademark là gì?

1. ™

™ là ký hiệu của Trademark, được hiểu là nhãn hiệu. Dấu hiệu ™ được sử dụng khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng người chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo cho bên thứ 3 không nên xâm phạm. Tuy nhiên nếu có những tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm có nhãn hiệu ™ sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm mang ký hiệu ®.

2. SM

Dấu hiệu SM là viết tắt của từ cụm từ Service Mark, được biết đến là một nhãn hiệu dịch vụ tại một số đất nước có sự phân biệt giữa nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa. Khi bạn nhìn thấy logo có gắn ký hiệu SM ở bên cạnh thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ cung cấp một loại dịch vụ nào đó.

3. ®

® là ký hiệu của Registered. Ký hiệu này có hàm ý là nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Chỉ khi có văn bản từ các cơ quan thương hiệu thì việc sử dụng ký tự ® mới hợp lệ, nếu không doanh nghiệp sẽ được xem là vi phạm pháp luật vì đã lừa dối khách hàng.

4. ©

© là ký hiệu của Copyrighted có nghĩa là bản quyền. Đây là tập hợp tất cả những quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay là một ý tưởng nào đó. Nghiêm cấm tất cả mọi cá nhân hay tổ chức sử dụng một sản phẩm/dịch vụ hay ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý và cho phép của chủ sở hữu. Tất cả những quyền lợi hợp pháp này sẽ được Cơ quan quản lý bảo hộ. Đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả là những tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học ví dụ như: Các tác phẩm âm nhạc, văn học, kiến trúc, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…

Các dấu hiệu của việc đã đăng ký trademark

Các dấu hiệu của việc đã đăng ký trademark

III. Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký Trademark là gì?

Trademark được đánh giá là một tấm khiên bảo vệ doanh nghiệp, để doanh nghiệp yên tâm phát triển. Khi đã được cấp trademark, doanh nghiệp có những lợi ích như:

  • Khi đăng ký Trademark doanh nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, được bảo hộ toàn diện bởi pháp luật, tránh nhầm lẫn không đáng có làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
  • Có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi doanh nghiệp khác sử dụng logo, tên thương hiệu của mình.

IV. Phân biệt sự khác nhau giữa Brand và Trademark

Người ta thường hay nhầm lẫn giữa Brand và Trademark và cho rằng đây là hai khái niệm hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên thực sự không phải vậy, bản thân Brand và Trademark luôn có những điểm khác biệt không thể thay thế cho nhau được. Một thương hiệu có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau nhưng không phải tất cả thương hiệu đều sẽ có cùng nhãn hiệu. Khi nhãn hiệu phát triển, có mức độ nhận diện cao và được nhiều khách hàng biết đến thì sẽ trở thành thương hiệu. Lấy ví dụ như Toyota là một thương hiệu, nhưng nó có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau như: Innova, Camry…

1. Thương hiệu

Brand là hình ảnh của một công ty, là những gì mà người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ. Brand thể hiện danh tiếng của công ty, doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Trong Marketing thì brand đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một brand tốt có thể sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó bán được nhiều sản phẩm/dịch vụ.

2. Nhãn hiệu

Còn nhãn hiệu hay còn được gọi là Trademark, nó có thể là slogan, logo, trang phục thương mại… Trademark là gì là một khía cạnh cụ thể của thương hiệu. Trademark là gì kéo dài mãi mãi, không có thời hạn kết thúc, chỉ cần nó còn được sử dụng, có giấy tờ hợp lệ và lệ phí được thanh toán theo đúng quy định.

Phân biệt sự khác nhau giữa Brand và Trademark

Phân biệt sự khác nhau giữa Brand và Trademark

V. Những quy định của pháp luật về Trademark là gì?

Chủ thể có quyền đăng kí Trademark là gì bao gồm:

  • Các chủ thể sản xuất có quyền đăng kí nhãn hiệu cho những sản phẩm do mình sản xuất;
  • Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng kí nhãn hiệu cho những dịch vụ do mình cung cấp;
  • Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng kí nhãn hiệu cho các loại hàng hóa mà mình buôn bán với điều kiện là người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.
  • Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng kí nhãn hiệu tập thể cho những hàng hóa, dịch vụ của các thành viên;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc những tiêu chí khác có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ nhưng với điều kiện là không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Những điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được ở dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả những hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó và có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt giữa các loại hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với các hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

VI. Cách đăng ký trademark cho doanh nghiệp

Các bước tiến hành đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

Bước 1: Soạn tờ khai và chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam năm 2021 bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu bao gồm 02 bản;
  • Mẫu nhãn hiệu (có thể dạng in màu, đen trắng hoặc file mềm);
  • Giấy uỷ quyền cho đại diện SHCN (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
  • Danh mục sản phẩm/dịch vụ đã phân nhóm theo bảng phân loại hàng hóa Nice;
  • Tài liệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (Nếu có);
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với nhãn hiệu tập thể, chứng nhận);
  • Các tài liệu để chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu (uỷ quyền từ nhà sản xuất, công văn chấp thuận…);
  • Thông tin tên, địa chỉ của chủ sở hữu hoặc các đồng chủ sở hữu.

Soạn tờ khai: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Phụ lục A Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN, người nộp đơn cần điền đầy đủ các thông tin trong tờ khai trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục.

Cách đăng ký trademark cho doanh nghiệp

Cách đăng ký trademark cho doanh nghiệp     

Bước 2: Nộp hồ sơ. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. 

Bước 3: Nhận và trả lời những ý kiến của Cục sở hữu trí tuệ

Đối với trường hợp Cục sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn các thông báo, quyết định với nội dung cần được trả lời hoặc làm rõ thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả lời đầy đủ những nội dung. Tùy theo nội dung mà thời hạn trả lời được quy định như sau:

  • Trả lời làm rõ, hình thức đơn: 01 tháng;
  • Trả lời thông báo kết quả thẩm định nội dung: 03 tháng;
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 03 tháng.

Nếu quá thời gian nêu trên, Cục sở hữu trí tuệ có thể ra quyết định từ chối hoặc hủy bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu.

Xem thêm: Đăng ký thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của đăng ký thương hiệu độc quyền

VII. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về Trademark là gì, lợi ích của Trademark là gì, những điểm khác nhau giữa Brand và Trademark và cách đăng ký Trademark cho doanh nghiệp mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết giúp bạn đọc hiểu thêm về Trademark là gì cùng với những quy định của pháp luật về Trademark là gì. 123job cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!