Trong xuất nhập khẩu thì ngành logistics dù là ngành mới nhưng lại thu hút vô số sinh viên lựa chọn. Vì sao ngành logistics có sức hút với sinh viên và cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?

Một trong những ngành có sự phát triển nhanh chóng và đóng vai trò hỗ trở, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế - Logistics. Khi nền kinh tế mở cửa ngày càng rộng với hơn 500 tỷ USD xuất khẩu mỗi năm đi kèm với quy mô hệ thống cơ sở hạ tầng từ đường bộ, đường biển đến đường hàng không khiến cho ngành logistics là một trong những mảnh đất vô cùng màu mỡ cho các doanh nghiệp. 

I. Ngành Logistics là gì?

Theo CDV thì ngành logistics có mặt ở Việt Nam từ khoảng 30 năm trước với tốc độ phát triển đến chóng mặt và hiện tại, có hơn 1500 doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực này. Vậy ngành logistics là gì? Ngành logistics là một chuỗi các hoạt động từ kho lưu trữ hàng hóa, bao bì đóng gói đến kho bãi và luân chuyển hàng hóa cũng như làm các thủ tục hải quan nhằm đạt được mục đích cuối cùng là vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đên tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. 

Ngành Logistics là gì?

Ngành Logistics là gì?

Từ thuật ngữ logistics, có thể thể thấy nhân viên logistics là người chịu trách nhiệm những công việc liên quan đến các chuỗi hoạt động nói trên. Nếu tối ưu được quá trình quản lý chuỗi cung ứng logistics thì doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển, đồng nghĩa với việc giá thành của sản phẩm cũng được hạ xuống, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem đến tỷ suất lợi nhuận cao. 

II. Ngành Logistics sẽ trang bị cho các bạn kiến thức gì?

1. Giao dịch thương mại Quốc tế

Các thuật ngữ trong logistics thì giao dịch thương mại quốc tế là một quá trình từ bước làm hợp đồng đến tổng quan về ngành logistics sau khi đã ký hợp đồng được hình thành. Những điều khoản Incoterm trong quá trình giao dịch buôn bán hàng hóa cho cả người bán và người mua, cách để doanh nghiệp khai báo hải quan và thông quan xuất nhập qua hệ thống khai báo hải quan điện từ 4.0. 

2. Vận tải Quốc tế

Bên cạnh đó, thuật ngữ logistics về vận tải quốc tế gồm nhiều những kiến thức liên quan đến hoạt động luân chuyển và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển và chuyên chở hàng hóa bằng container,... kèm theo đó là cước phí vận tải liên quan đến hàng hóa. Không những vậy, sinh viên còn được học về quá trình đóng gói và xếp dỡ hàng hóa, cùng với quá trình lưu kho, lưu bãi. 

3. Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại

Khi là một sinh viên ngành logistics, bạn còn được học các thuật ngữ trong logistics về bảo hiểm họat động kinh tế đối ngoại. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thường có những rủi ro nhất định, đặc biệt là khi chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Chính vì vậy, những kiến thức về bảo hiểm cũng như các loại bảo hiểm giúp bạn có thể nắm được những rủi ro này và cách để tránh được rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng từ kho đến cảng, từ địa điểm này đến địa điểm khác và cũng có thể tính toán được những Tổn thất chung, Tổn thất riêng và só tiền bảo hiểm nếu gặp rủi ro trong hành trình trên biển. 

4. Thanh toán Quốc tế

Với các hoạt động giao dịch xuyên biên giới thì sinh viên ngành logistics cũng sẽ được học về thanh toán - một bước vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, đây cũng nằm trong phần kiến thức không thể thiếu. Sinh viên sẽ được học về những phương thức thanh toán phổ biến hay được áp dụng với từng giá trị đơn hàng khác nhau như hối phiếu, chuyển tiền bằng tiền mặt, L/C,...

Ngành Logistics sẽ trang bị cho các bạn kiến thức gì?

Ngành Logistics sẽ trang bị cho các bạn kiến thức gì?

5. Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại:

Bên cạnh bảo hiểm, về các thuật ngữ trong logistics, luật kinh tế đối ngoại cũng nằm trog phần kiến thức quan trọng với mỗi hoạt động buôn bán đối ngoại. Dù là kinh doanh trong nước hay kinh doanh xuyên biên giới thì luật pháp chính là căn cứ chung để hai bên giải quyết mâu thuẫn hay rủi ro khi có vấn đề không mong muốn phát sinh. Những kiến thức về luật pháp được điều chỉnh trong nước và Luật thương mại quốc tế giúp người học hiểu được các nguyên tắc, thuật ngữ chuyên ngành logistics và các điều luật để tránh sai phạm khi xảy ra tranh chấp. 

III. Các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành Logistics

Các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành Logistics

Các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành Logistics 2

Các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành Logistics 3

Các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành Logistics

Các thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành Logistics

IV. Các thuật ngữ viết tắt trong Logistics

01

02

3

4

5

6

Các thuật ngữ viết tắt trong Logistics

V. Cơ hội việc làm ngành Logistics

Có thể thấy ngành Logistics phát triển song song với sự xuất hiện của thương mại quốc tế sau khi các quốc gia mở cửa, ngành Logistics dù là ngành học mới những đã thu hút được số lượng lớn sinh viên theo học trong những năm gần đây. Khi tốt nghiệp ngành Logistics, hay những ngành học khác liên quan như kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế,... sinh viên có cơ hội được làm việc ở những doanh nghiệp hay công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hãng tàu hay các công ty forwarder, cơ quan hải quan,... ở những vị trí công việc như nhân viên chứng từ, nhân viên sales xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng, nhân viên purchasing,...

VI. Các thuật ngữ trong ngành Logistics thường gặp nhất

1. AMS – Automated Manifest System: Khai hải quan điện tử đi Mỹ

Trong các thuật ngữ chuyên ngành Logistics, AMS là một thuật ngữ chỉ hệ thống khai báo và kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng nhiều các phương thức xuất nhập khẩu khác như cũng như trong nội địa Hoa Kỳ do Cơ quan Hải Quan và Biên phòng Hoa Kỳ thiết lập. Khi thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại qua nước Mỹ thì bắt buộc quốc gia nhập khẩu phải thực hiện khai báo hải quan điện tử theo yêu cầu.

2. BL – Bill of Lading: Vận đơn đường biển

B/L trong các thuật ngữ chuyên ngành Logistics là chứng từ được các hãng tàu cung cấp cho doanh nghiệp hay người gửi hàng sau khi đã xác nhận đặt booking. B/L chứa đầy đủ các thông tin từ thông tin của lô hàng và có chữ ký của nhà đại diện được ủy quyền của người vận chuyển, người gửi hàng và cả người nhận. B/L là một trong nhiều chứng từ vô cùng quan trọng trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế và là căn cứ cho các giấy tờ quan trọng khá như hồ sơ hải quan, L/C,...    

3. BO – Booking Confirmation

Sau khi đã đàm phán được mức giá mong muốn, thời gian và phương thức giao hàng thì bộ phận kinh doanh của đơn vị vận chuyển sẽ căn cứ theo yêu cầu đặt chỗ của khách hàng và gửi yêu cầu để đặt chỗ. Sau đó hãng tàu sẽ là bên xác nhận việc đặt chỗ và chuyển giao cho bộ phận kinh doanh bằng một văn bản xác nhận. Văn bản này được gọi trong thuật ngữ Logistics là Booking Confirmation. 

Các thuật ngữ trong ngành Logistics thường gặp nhất

Các thuật ngữ trong ngành Logistics thường gặp nhất

4. Bonded Warehouse – Kho ngoại quan

Kho hải quan là một trong các thuật ngữ trong Logistics được dùng để chỉ một hệ thống kho chuyên dùng để lưu trữ hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan và chuẩn bị xuất khẩu, hay hàng từ nước ngoài chuẩn bị được nhập khẩu vào nước sở tại hay chỉ quá cảnh. 

5. CIC – Container Imbalance Charge

Theo thuật ngữ chuyên ngành Logistics thì phụ phí CIC là phí cân bằng container được dùng để bù đắp lại những chi phí vận chuyển container rỗng nằm trong mục chi phí logistics về nơi có nhu cầu xuất hàng để có container cho hoạt động đóng hàng. Phần phụ phí vận tải biển này thường do hãng tàu thu. 

6. Phân biệt CIF và FOB

CIF và FOB theo các thuật ngữ trong Logistics là 2 trong số nhiều điều kiện giao hàng Incoterm 2010. Trong đó, thuật ngữ Logistics FOB là điều kiện giao hàng với điểm chuyển giao trách nhiệm cũng như rủi ro về hàng hóa khi hàng đã được đặt dọc boong tàu. Người mua sẽ chỉ cần mua hàng hóa mà không cần mua thêm vận tải hay bảo hiểm cho hàng hóa đó. 

CIF lại là điều kiện giao hàng với mức phí phải trả đã bao gồm giá trị tiền hàng, phí bảo hiệm hay phí tàu vận chuyển hàng hóa. FOB hay CIF nói riêng và các điều kiện Incoterm nói chung trong thuật ngữ chuyên ngành Logistics là căn cứ để phân chia trách nhiệm chũng như rủi ro hàng hóa giữa người mua và người bán trong hoạt động mua bán quốc tế. 

7. Phân biệt LCL và FCL

LCL trong thuật ngữ Logistics là Less tham Container Load được hiểu là hàng lẻ không xếp đủ một container. Các thuật ngữ trong Logistics như LCL được dùng để mô tả hình thức vận chuyển hàng hóa khi chỉ hàng không có đủ số lượng hàng cho một container nên cần ghép chung với những lô hàng khác của chủ hàng khác. Khi đó thì những công ty dịch vụ ở đây là forwarder sẽ gom nhiều lô hàng lẻ lại với nhau để sắp xếp, phân loại và đóng chung trong 1 container, sau đó thu xếp để vận chuyển từ càng xếp hàng đến cảng đích. Hoạt động gom hàng hay còn gọi là consolidation còn hàng hóa được gọi là hàng LCL. 

Phân biệt LCL và FCL

Phân biệt LCL và FCL

Ngược lại thì FCL trong các thuật ngữ trong Logistics là từ viết tắt của Full Container Load hay xếp hàng nguyên container. FCL có nghĩa là khối lượng hay số lượng hàng hóa đủ để chất đầy trong một hay nhiều container. 

8. CFS – Container Freight Station: Trạm container hàng lẻ (kho CFS)

Khi có một hay nhiều lô hàng lẻ xuất nhập khẩu còn gọi là LCL thì các công ty dịch vụ là forwarder sẽ phải dỡ hàng hóa từ trong container để đưa vào kho hàng lẻ là kho CFS hay ngược lại. 

9. Packing list – Bảng kê chi tiết hàng hóa

Packing list trong thuật ngữ Logistics là bảng kê được trình bày chi tiết nội dung đơn hàng xuất nhập khẩu gồm nhiều hạng mục như số lượng hàng hóa, các loại hàng hóa, khối lượng cũng như quy cách đóng gói, ngoài ra còn có thông tin của bên bán và bên mua, cảng đến và cảng đi, thông tin hãng tàu, thông tin hàng hóa và điều kiện giao hàng, số hiệu hợp đồng, giúp người giao cũng như người nhận có thể kiểm kê hàng hóa dễ dàng khi vận chuyển. 

10. Quota – Hạn ngạch

Trong các thuật ngữ chuyên ngành Logistics thì quota đặc biệt quan trọng với nhà xuất nhập khẩu. Nó chính là hạn ngạch giới hạn một số lọai hàng hóa nhất định được nhập vào một quốc gia trong một khoảng thời gian cho phép. Quota còn phụ thuộc vào nững quy định riêng về xuất nhập khẩu ở mỗi quốc gia, do đó nhà nhập khẩu cần đặc biệt chú ý để tránh vi phạm các quy định. 

VII. Kết luận 

Ngành Logistics có một sức hấp dẫn với các bạn sinh viên vì mức thu nhập đáng mơ ước, bù lại thì đây thì bạn cũng phải chịu được áp lực trong công việc. Trước tiên để tham gia được vào ngành Logistics thì bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản trên để nắm được công việc cơ bản của mình trong tương lai.