Bạn đang tìm cách viết cv xin việc lễ tân nhà hàng chuyên nghiệp nhất và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tất cả thông tin trong bài sẽ cho bạn những thông tin tham khảo về cách viết cv của vị trí lễ tân không thể bỏ qua

Để nhà tuyển dụng thấu hiểu với vị trí Nhân Viên Lễ Tân (Receptionist) và ấn tượng về bạn cho ngày đầu phỏng vấn. Hãy chắc chắn rằng bạn phải có một cv cực đẹp gây ấn tượng mạnh mẽ tới nhà tuyển dụng.  Nội dung chuẩn nhất trong một CV xin việc lễ tân cần có những nội dung gì? Những lưu ý trong viết và tạo CV như thế nào? Địa chỉ để bạn có thể tin tưởng và tải mẫu CV xin việc cho mình ở đâu. Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây. 

I. Cách viết CV XIN VIỆC nhân viên lễ tân từ A - Z chỉ 3 bước

Bước 1. Đầu tiên hãy chọn cho mình Mẫu CV lễ tân xin việc đẹp mà 123job.vn đang cung cấp. Ở đây có rất nhiều các mẫu CV xin việc khác nhau.  Nhưng tôi đề xuất bạn hãy chọn một mẫu cv khách sạn - nhà hàng đơn giản thôi nhé.

Bước 2. Sau khi bạn đã chọn được mẫu CV free trên hệ thống. Nhiệm vụ chính của bạn lúc này là biến chiếc CV xin việc đó thành một cv xin việc lễ tân khách sạn cực chất để nộp tới các nhà tuyển dụng.

Bước 3. Download CV sau khi bạn đã thiết kế xong. 123job hỗ trợ cho phép bạn DOWNLOAD MIỄN PHÍ CVdưới định dạng pdf.

II. 7 mục bạn cần có trong cv xin việc lễ tân

  1. Thông tin cá nhân
  2. Mục tiêu nghề nghiệp
  3. Kinh nghiệm làm việc nghề lễ tân 
  4. Các kỹ năng tôi hiện đang có
  5. Các hoạt động mà tôi đã tham gia
  6. Học vấn
  7. Sở thích ...

Chỉ thế thôi là đủ. Tôi đã làm nhà tuyển dụng ấn tượng mạnh mẽ về tôi như thế đấy. Tiếp theo tôi sẽ chỉ cho bạn cách viết chi tiết từng phần trong  khi viết CV xin việc lễ tân mà tôi đã viết có trong CV lễ tân  hiện nay của tôi.

1. Mục thông tin cá nhân

Bao gồm các thông tin như họ và tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email, avatar của bạn. Các thông tin trên sẽ giúp nhà tuyển dụng liên hệ với bạn để thông báo kết quả buổi phỏng vấn  khi bạn đã đạt yêu cầu từ họ:

Ví dụ:

Họ và tên: Vũ Thị Hoài Thu
Email: hoaithu_vt@gmail.com
Sdt: 097383360

Một vài kinh nhgiệm mà tôi chia sẻ nhỏ cho bạn về cách viết thông tin cá nhân bạn cần lưu ý:

+ Avatar bạn tuyệt đối k up ảnh mờ. Ảnh mờ khiến nhà tuyển dụng nhìn bạn rất khó chịu và không đúng với những gì nhà tuyển dụng gặp bạn trong ngày đầu tiên. Hãy chụp một ảnh cực đẹp để gây ấn tượng với bạn qua ánh mắt nhé. Để chụp một bức ảnh đẹp bạn có thể tham khảo cách chụp ảnh đẹp bằng smartphone tại đây

+ Email: cái này nhiều bạn sinh viên mới ra trường có thể không để ý. Cách viết email đặc biệt cần lưu ý không nên đặt email kiểu trẻ trâu, hay email kiểu teen như: co_nang_xinh_dep@gmail.com, lang_tu@gmail.com, cong_chua_93@gmail.com ... 

Email đó thực sự là một email không nghiêm túc chút nào nó không phải dành cho người đi làm và nó cực thiếu chuyên nghiệp.

Như vậy đến đây bạn đã hiểu tôi muốn nói phần thông tin cá nhân rồi chứ. Hãy viết thật rõ ràng, và thông tin thể hiện tôi như một người chuyên nghiệp trong nghề lễ tân nhé.

2. Viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp có thể nói là yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể vượt qua buổi phỏng vấn. Một cv lễ tân ghi mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và biết lên kế hoạch nhà tuyển dụng thường đánh giá cao tiềm năng của ứng viên này. Bạn nên làm một bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp MBTI trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp để biết bản thân có bao nhiêu phần trăm phù hợp với vị trí lễ tân, từ đó đưa ra mục tiêu nghề nghiệp chính xác nhất. Ở đây bạn có thể nói mục tiêu của mình như tôi đề xuất ghi trong cvlễ tân.

Mục tiêu ngắn hạn 3 tháng:

Cố gắng làm quen với môi trường lễ tân thực tế nhanh nhất (dành cho sinh viên mới ra trường). Đáp ứng các tiêu chí kpi của bộ phận để trở thành 1 lễ tân chính thức. Với mục tiêu ngắn hạn bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu

Mục tiêu dài hạn trên 6 tháng:

Phần này tuyệt đổi bạn không được ghi lan man bạn phải nói rõ được mình là người như thế nào làm sao toát ra được mình có tinh thần cầu tiến, có mục tiêu rõ ràng.

Nếu bạn ghi hời hợt qua loa thì khi đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không thực sự đam mệ vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ở đây tôi có thể chia sẻ cho bạn cách mà tôi đã ghi:

"Tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường cạnh tranh và nhiều thử thách. Không ngừng nâng cao nghiệp vụ của bạn thân để tiến lên một vị trí cao hơn qua đó ghóp phần xây dựng khách sạn trở lên tốt hơn bằng những kinh nghiệm làm việc và sự hiểu biết làm hài lòng khách hàng trong thời gian lưu trú tại khách sạn"

Xem thêm: cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv tạo ấn tượng

3. Kinh nghiệm làm việc

Đây là phần bạn cần phải thể hiện bạn có những kinh nghiệm làm việc như thế nào. Bạn đã từng đi làm ở đâu chưa? Hay liệt kê các kinh nghiệm làm việc của bạn theo thứ tự từ mới nhất đến các công việc trước đó. Trong mẫu CV lễ tân  bạn đang thiết kế bạn có thể ghi từng kinh nghiệm cụ thể theo thời gian trong khoảng bao lâu đó.

Bạn đang được sử dụng một bộ khung thiết kế tuyệt vời từ mẫu CV lễ tân miễn phí của 123job. Hệ thống đã lên sẵn và bạn chỉ cần ghi các thông tin. Ví dụ dưới đây tôi ghi 5 kinh nghiệm làm việc của tôi từ trước tới giờ:

Kinh nghiệm làm việc tại Khách sank Lake Side Hà Nội:
        Thời gian: 09/2018 - Hiện tại
        Vị trí: Nhân viên lễ tân  
        Mô tả: 
        -  Đón tiếp khách 
        -  Làm các thủ tục nhận phòng và trả phòng cho khách
        -  Giao tiếp trực tiếp hoặc trên điện thoại với khách hàng bằng tiếng Anh, tiếp nhận thông tin của các khách lẻ đến khách sạn và trả lời thông tin cho khách về các dịch vụ. 
        -  Kiểm tra và đảm bảo mọi dịch vụ từ lúc khách nhận phòng đến lúc khách rời khỏi khách sạn được thực hiện theo đúng quy trình. 

Kinh nghiệm làm việc tại Khách sank Lake Side Hà Nội:
        Thời gian: 01/2018 - 09/2018
        Vị trí: Nhân viên buồng phòng  
        Mô tả: 
        - Dọn dẹp buồng phòng theo yêu cầu của trưởng bộ phận buồng phòng 
        - Báo cáo tình trạng hoạt động của tất cả các thiết bị trong phòng còn đang hoạt động hay hư hỏng
        - Kiểm tra phòng khách trả, báo cáo khi có hư hỏng, mất mát xảy ra 
        - Báo cáo quản lý buồng phòng khi nhận được đồ thất lạc của khách, nhận đồ vải từ khâu giặt ủi, đem xếp gọn gàng ngăn nắp vào kho 
        - Thực hiện các yêu cầu của khách như trải lại ga, đồ gạt tàn ...

Kinh nghiệm làm việc tại Trung Tâm Hội Nghị Tiệc Cưới Glorious: 
        Thời gian: 05/2017 - 01/2018
        Vị trí: Nhân viên phục vụ và khánh tiết
        Mô tả: 
        - Set-up bàn tiệc. Chào đón và hướng dẫn khách chỗ ngồi. Phục vụ tiệc.
        - Quan sát hỗ trợ khách, cởi mở và nhiệt tình.

Kinh nghiệm Công Ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam:
        Thời gian: 1/2017 - 05/2017
        Vị trí: Nhân viên bán hàng và làm sản phẩm
        Mô tả: 
        - Giới thiệu, nhận order, bán và phục vụ sản phẩm.
        - Làm tăng doanh thu và chỉ tiêu cho nhà hàng: gợi ý, thuyết phục khách mua thêm sản phẩm.
        - Làm sản phẩm: cơm, burger, đồ chiên...Để ý thời gian giữ của từng sản phẩm, vệ sinh khu vực chế biến.
        - Giao tiếp lịch sự, biết kiềm chế cảm xúc, chịu được áp lực.
        - Nhanh nhẹn, năng động, và linh hoạt hơn. Hỗ trợ nhau trong công việc.
        * Năm 2017: Nhân viên xuất sắc trong tháng.

Kinh nghiệm Highlands Coffee:
        Thời gian: 4/2016 - 01/2017
        Vị trí: Nhân viên phục vụ
        Mô tả: 
        -  Lấy order từ khách và phục vụ các thức ăn, thức uống cho khách 
        -  Giới thiệu khách hàng các món ăn và đồ uống cho khách hàng 
        -  Kiểm tra các món ăn trước khi phục vụ khách 
        -  Dọn dẹp bàn ăn và thay đồ mới cho khách 
        -  Trả lời và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

Bằng những kinh nghiệm và minh chứng cụ thể. Tôi đã gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng ngay khi họ nhận được mẫu cv xin việc của tôi. Một điều tôi muốn nhắn nhủ với bạn lưu ý khi ghi kinh nghiệm làm việc. Bạn không nên nêu các công việc làm ngắn hạn. Khi nhà tuyển dụng xem và họ sẽ đưa ra đánh giá nhận định không tốt về khoảng thời gian bạn làm việc tại đó.

4. Các kỹ năng hiện có

Ngoài những kinh nghiệm bạn làm việc đã nêu ra như tôi nói. Một phần cần lưu ý mà nhất thiết bạn phải có trong khi viết cv xin việc của bạn đó chính là kỹ năng. Tại sao tôi lại bảo nó là cần thiết và quan trọng. Bạn thấy đấy nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào những kỹ năng bạn đang có để đưa ra được bạn đang có phù hợp với vị trí mà họ đang muốn tìm kiếm hay không.

Danh sách kỹ năng quan trọng bạn cần có cho một lễ tân khách sạn:

- Tin học văn phòng
- Quản lý sổ sách và tài chính
- Tiếng anh giao tiếp 
- Kỹ năng làm việc nhóm và độc lập
- Kỹ năng giao tiếpđàm phán thuyết phục khách hàng
- Trách nhiệm, chăm chỉ, nhiệt huyết

Nhờ từng đó kỹ năng mà tôi đã được đánh gía trình độ cao và khả năng đáp ứng được với vị trí nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vậy còn bạn thì sao? Bạn đã có kỹ năng đó chưa ? Nếu chưa có hay có rồi. Hãy bổ sung ngay nhé nó sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

5. Các hoạt động mà tôi đã tham gia

Chắc hẳn các bạn đang nghĩ hoạt động thì bây giờ ghi gì đây? Có cần ghi hoạt động trong viết cv xin việc không? Tôi xin đáp lại với bạn. Bất kể khi bạn người mới ra trường hoặc đã là người đi làm bạn hãy nên ghi các hoạt động ngoại khoá mà bạn đã tham gia. Nó sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn là một người rất năng nổ, nhiệt tình và năng động trong cuộc sống:

Tôi sẽ chia sẻ cho bạn 1 chút về cách viết hoạt động trong cv của tôi đã từng ứng tuyển:

01/2006 - 12/2016: Tình nguyện
    - Sinh viên tình nguyện làng trẻ SOS, Hữu Nghị
    - Tình nguyện viên, thành viên đội múa Nhật bản truyền thống tại Lế hội hoa anh đào của Nhật Bản tại Việt Nam

01/2006 - 12/2016: Tình nguyện
    - Sinh viên tình nguyện làng trẻ SOS, Hữu Nghị
    - Tình nguyện viên, thành viên đội múa Nhật bản truyền thống tại Lế hội hoa anh đào của Nhật Bản tại Việt Nam

6. Học vấn

Bạn hãy liệt kê quá trình học vấn của bạn. Tôi có thể đề xuất bạn ghi các học vấn có gắn kèm theo: Chuyên ngành bạn đang học, Trường đại học, cao đăng bạn đang học tại đó, Điểm trung bình của bạn ...

Ví dụ:

Học vấn A:
Chuyên ngành: Quản trị NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN
Trung tâm: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN
Chứng chỉ: xuất sắc

Học vấn B:
Chuyển ngành: Quản trị Du lịch
Trường: Cao đẳng Thương Mại Đà Nẵng
Tốt nghiệp loại: giỏi

7. Sở thích

- Mục này bạn có thể nêu các sở thích của bạn như: thích giao tiếp với người khác, chơi cầu lông, nghe nhạc, đọc sách, du lịch ...

CV xin việc cực chất

Một cv xin việc lễ tân cực chất hoàn chỉnh

III. Cách viết CV cho người có kinh nghiệm

Đối với những người đã có kinh nghiệm, việc viết CV không còn quá khó khăn nhưng làm thế nào để trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng thì vẫn cần có những bí quyết riêng

1. Tạo điểm nhấn từ những kỹ năng của bản thân

Người có kinh nghiệm thường đã thành thạo những kỹ năng cần thiết cho công việc. Bạn có đủ khả năng và hiểu biết để chọn lọc những kỹ năng cần thiết và đưa vào CV những kỹ năng mà bạn tự tin và thực hiện tốt nhất.

2. Những thành tích đạt được trong quá trình làm việc

Thành tích là một lợi thế của người có kinh nghiệm so với người mới vào nghề hoặc ra trường. Bạn đã trải qua một khoảng thời gian đủ dài để có những dấu mốc đáng kể trong sự nghiệp. Tuy vậy, hãy lưu ý chỉ đưa vào CV những thành tích nổi bật nhất để tránh CV dài dòng, thiếu trọng tâm.

3. Mục tiêu nghề nghiệp

Đối với người đã có kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp bạn đặt ra trong CV nên là những mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược trên con đường sự nghiệp thay vì những mục tiêu ngắn hạn.

IV. Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường có điểm yếu về kinh nghiệm và kỹ năng làm việc do chưa có thời gian “thực chiến” qua các công việc. Tuy nhiên, các bạn mới tốt nghiệp cũng có những ưu thế riêng mà nếu biết cách đưa vào CV, bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển

1. Hoạt động

Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhấn mạnh vào phần hoạt động để gây ấn tượng về một người năng động, nhiệt tình với nhà tuyển dụng.

2. Sở thích

Thông qua phần này, nhà tuyển dụng biết thêm về tính cách của ứng viên. Nếu bạn thể hiện được tính cách, thái độ của mình thông qua các sở thích phù hợp với vị trí ứng tuyển, đây sẽ là một điểm cộng đối với người thiếu kinh nghiệm

3. Cách viết CV xin việc part-time

Đối với người đi xin việc part-time, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người có kinh nghiệm liên quan hoặc có kỹ năng và tiềm năng phù hợp. Vì thế, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi viết CV xin việc part-time:

  • Đưa vào những công việc trong quá khứ có liên quan đến vị trí ứng tuyển, không liệt kê tất cả những công việc trong quá khứ

  • Đưa ra các kỹ năng phù hợp với công việc
  • Đối với công việc part-time, nhà tuyển dụng sẽ mong muốn bạn là người thích ứng nhanh với công việc và làm việc năng suất hiệu quả do thời gian làm việc của bạn không nhiều.

V. Một số công việc của nhân viên lễ tân hàng ngày

1. Bản mô tả công việc nhân viên lễ tân khách sạn ca đêm

So với lễ tân ca ngày công việc của nhân viên lễ tân ca đêm sẽ có một số điểm khác biệt. Hôm nay 123job xin chia sẻ bản mô tả công việc nhân viên lễ tân khách sạn ca đêm. Vậy những điểm khác nhau đó là gì:
1. Trực đêm

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan đáp ứng các yêu cầu; trả lời các thắc mắc; giải quyết phàn nàn của khách lưu trú.
  • Giám sát khu vực sảnh, đảm bảo các vấn đề an ninh - an toàn của khách sạn, nếu phát hiện có vấn đề khả nghi, nhanh chóng báo cáo nhân viên an ninh.
  • Xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh trong ca làm việc.
  • Tiếp nhận, trả lời và xử lý tất cả các cuộc gọi đến bộ phận lễ tân.
  • Thực hiện và hoàn thành các công việc tồn đọng từ ca trước.

2. Thực hiện thủ tục khai báo tạm trú

  • Thực hiện thủ tục khai báo tạm trú cho khách qua Internet với cơ quan chức năng địa phương.
  • Kiểm tra danh sách khách lưu trú trong ngày, xác nhận chính xác có bao nhiêu khách Việt - bao nhiêu khách là người nước ngoài - bao nhiêu vợ chồng - khách nam - khách nữ - tổng số khách lưu trú.

3.Thực hiện Check-in, Check-out

  • Thực hiện quy trình Check-in, Check-out cho khách theo đúng quy định của khách sạn.
  • Chào đón, giới thiệu phòng phù hợp cho khách Walk-in.
  • Kiểm tra danh sách khách cần Check-in, Check-out muộn để chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ cần thiết.

4. Xử lý báo thức cho khách

  • Nếu gọi bằng điện thoại mà khách không bắt máy, nhờ nhân viên khác hỗ trợ đến phòng gọi khách dậy.
  • Tiếp nhận các yêu cầu báo thức mới của khách được ghi nhận trong ca, đảm bảo chính xác các thông tin về thời gian, số phòng.
  • Cài đặt giờ báo thức cho khách.
  • Đến giờ báo thức, thực hiện quy trình gọi báo thức khách theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của khách sạn.
  • Kiểm tra các yêu cầu báo thức được ghi nhận từ các ca trước. 

5. Các công việc khác

  • Ghi chép các công việc tồn đọng, các yêu cầu – lưu ý của khách vào sổ giao ca để lễ tân ca sáng thực hiện.
  • Phối hợp cung cấp các số liệu, chứng từ cần thiết cho kiểm toán đêm.
  • Phối hợp với tổ lái xe/ bellman chuẩn bị xe hoặc gọi taxi cho khách.
  • Tổng kết – bàn giao số tiền thu được trong ca làm việc cho nhân viên chuyên trách của khách sạn.
  • Cuối ca, bàn giao công việc lại cho nhân viên lễ tân ca sáng trước khi ra về.
  • Kiểm tra danh sách khách cần di chuyển sớm trong ngày để thực hiện các kế hoạch du lịch, công việc… Xác nhận, đôn đốc việc thực hiện “bữa sáng mang theo” cho khách nếu khách yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.

2. Bản mô tả công việc nhân viên lễ tân doanh nghiệp

So với lễ tân ca đêm công việc của nhân viên lễ tân tại doanh nghiệp sẽ có một số điểm khác biệt. Hôm nay 123job xin chia sẻ bản mô tả công việc nhân viên lễ tân khách sạn doanh nghiệp giúp bạn hình dung công việc đang diễn ra:

1. Trực quầy lễ tân và tiếp đón khách đến làm việc tại công ty    

  • Sau khi nhận được yêu cầu của bộ phận, nhân viên lễ tân cần phải hướng dẫn khách thực hiện theo đúng nội dung được truyền đạt từ doanh nghiêp. Dẫn khách đến phòng đợi, mời trà, mời nước,
  •  Khi đến công ty để liên hệ làm việc, nhân viên lễ tân phải niềm nở chào đón và tìm hiểu nhu cầu của khách muốn gặp ai, làm gì…
  •  Liên hệ với các phòng ban để xác nhận có khách đến làm việc.

2. Trực điện thoại    

  • Đảm bảo việc tiếp nhận cuộc gọi nhanh chóng và hướng dẫn thông tin chính xác.
  • Tiếp nhận các cuộc gọi đến, cung cấp các thông tin được hỏi hoặc chuyển đến các bộ phận liên quan.

3. Tiếp nhận, xử lý thư từ, công văn    

  •     Thực hiện việc gửi các công văn, thư từ… cho các đơn vị bên ngoài khi có yêu cầu của các bộ phận.
  •     Thống kê tình hình tiếp nhận, chuyển phát thư từ, công văn hàng tháng.
  •     Liên hệ với bộ phận được nhận về thư từ, bưu kiện được chuyển đến và thực hiện việc chuyển phát một cách nhanh chóng.
  •     Tiếp nhận các loại thư từ, công văn, bưu kiện… được chuyển đến cho các bộ phận của công ty.

4. Phối hợp quản trị hành chính văn phòng

  •     Cập nhật thông tin, làm các báo cáo về các khoản chi phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, dụng cụ văn phòng phẩm…
  •     Phối hợp với các bộ phận liên quan mua sắm công cụ, dụng cụ, cấp phát văn phòng phẩm,…

5. In ấn, scan, photo tài liệu    

  •     Đảm bảo tính chính xác của các tài liệu được yêu cầu in ấn, scan, photo…
  •     In ấn tài liệu chuẩn bị cho các cuộc họp.
  •     Thực hiện việc in ấn, scan, photo tài liệu… khi được các bộ phận yêu cầu.

6. Chuẩn bị hậu cần cho các cuộc họp, sự kiện

  •     Chuẩn bị trà nước, thức ăn nhẹ cho các cuộc họp của công ty.
  •     Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức các sự kiện của công ty.
  •     Đảm bảo phòng họp phải sạch sẽ trước khi cuộc họp được diễn ra.

7. Các công việc khác    

  •     Cung cấp các biểu mẫu của công ty cho các nhân viên, các bộ phận… (cả bản cứng và bản mềm)
  •     Thông báo các quyết định, chính sách mới… của công ty cho toàn thể nhân viên được biết.
  •     Quản lý các trang thiết bị như máy tính, máy photo, máy scan, điện thoại…
  •     Thực hiện việc đặt vé máy bay, phòng khách sạn… cho cán bộ, nhân viên của công ty đi công tác.
  •     Soạn thảo các văn bản hành chính khi có yêu cầu.
  •     Sử dụng, lưu giữ con dấu công ty theo đúng quy định của pháp luật và của công ty.
  •     Phối hợp xây dựng hệ thống lưu trữ, bảo quản văn bản của công ty.
  •     Tiếp nhận các thông tin phàn nàn của khách, giải quyết trong thẩm quyền hoặc báo cáo bộ phận liên quan xử lý.
  •     Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu

Xem thêm: Việc làm nhân viên lễ tân khách sạn ca đêmViệc làm nhân viên lễ tân tại Hà NộiViệc làm nhân viên lễ tân tại Hồ Chí Minh

Bạn biết đấy tất cả các công việc tôi liệt kê ở trên yêu cầu một nhân viên lễ tân phải có tố chất: nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, khéo léo, có ngoại hình dễ nhìn, giọng nói chuẩn, dễ nghe, nhiệt tình, năng động trong công việc, thành tạo tin học văn phòng và khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt và đặc biết phải biết để lại ấn tượng tốt với khách hàng về khách sạn.

VI. Tổng kết

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm quý báu mà tôi đã trải qua và làm việc tại rất nhiều nơi mà tôi dành dụm đúc rút và chia sẻ giúp bạn hình dung và cách viết cv xin việc lẽ tânmô tả công việc của lễ tân hàng ngày. Hy vọng trước khi ứng tuyển tại bất kỳ đâu, hãy sẵn sàng chuẩn bị cho mình một cv gây ấn tượng mạnh mẽ và thuyết phục bạn sau khi bạn ứng tuyển bởi nó cực kỳ cần thiết và khôg thể thiếu cho bất cứ ai trong quá trình ứng tuyển.

Nếu bạn thấy những gì tôi chia sẻ nó là hữu ích với bạn. Hãy vote cho tôi 5 sao và chia sẻ tới bạn bè của bạn nhé! Chúc bạn có một mẫu cv xin việc lễ tân thật đẹp và chuyên nghiệp