Thương hiệu cá nhân là gì? Có những cách nào để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả, cũng như các bước thực hiện chi tiết. Trong bài viết này 123job.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về chủ đề thương hiệu cá nhân là gì nhé.

Hơn 20 năm trước, khi mạng Internet vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, một khái niệm mới được ra đời chính là: Thương hiệu cá nhân. 20 năm sau, công nghệ thông tin đã khiến chúng ta thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận thế giới. Để tồn tại trong môi trường ngày nay – nơi ai cũng có cơ hội được bộc lộ tính cách và khẳng định năng lực của bản thân, việc hiểu rõ về thương hiệu cá nhân (Personal brand) lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Nhà báo Tom Peters đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đều là CEO cho công ty riêng của mình. Để có thể tồn tại trên thương trường, bạn phải biết cách quảng bá cho thương hiệu cá nhân”. Vậy thương hiệu là gì? Và nhận diện thương hiệu có tầm ảnh hưởng ra sao? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để giải đáp thắc mắc về nhận diện thương hiệu và thương hiệu là gì.

I. Giải thích thuật ngữ thương hiệu cá nhân là gì

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì? Thương hiệu là một khái niệm nhận được rất nhiều sự quan tâm trong ngành marketing hiện đại, nhất là từ giai đoạn những năm 1990 trở lại đây. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu nhưng dựa trên bản chất thì thương hiệu chính là “tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà con người ta có về một sự vật, hiện tượng nào đó”. Định nghĩa này rất phổ quát, ta có thể áp vào nhiều đối tượng cụ thể khác để cho ra đời những khái niệm thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân, thương hiệu địa phương và cả thương hiệu quốc gia.

Kết quả của những nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cho thấy con người khi tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng họ không thể nhìn thấy bản chất đúng của sự việc mà ngay lập tức trong tâm thức họ có sự suy diễn xa hơn dựa trên tri giác, niềm tin và định kiến riêng của bản thân mình. Ví dụ một cách dễ hiểu, nếu như một quả dưa hấu “ruột không đỏ” thì người tiêu dùng diễn dịch ngay tức khắc là quả dưa hấu đó “không ngọt” và nếu không có điều kiện để nếm thử thì họ sẽ không bao giờ tin quả dưa đó ngọt được. Hoặc giả sử trong tình hình khủng hoảng an toàn thực phẩm hiện nay, nhiều người Việt Nam e ngại và không mua những loại táo lê mang xuất xứ “Made in China” dù cho nó có ngon và sạch. Với sản phẩm chocolate “Made in Belgium” (Bỉ) thì sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn một sản phẩm cùng loại nhưng thương hiệu cá nhân là “Made in Vietnam”. Tương tự với con người, nếu một cô gái hút thuốc thì người Việt Nam ít dám khẳng định là người“hiền thục”.

Từ những ví dụ trên, ta có thể thấy trong điều kiện thông tin giới hạn, mọi yêu thích, thiện cảm hoặc kỳ thị của con người đều dựa trên “tri giác, niềm tin và định kiến”. Nắm được điểm mấu chốt đó, bên cạnh việc phát triển thành một sản phẩm cụ thể với các tính năng và chất lượng nổi trội, những nhà làm marketing hiện đại đã tìm cách đưa thêm một vài yếu tố mang hình ảnh tích cực vào trong sản phẩm (brand identity) nhằm “đánh lừa” tri giác của những “khách hàng mục tiêu” chính là kỹ thuật “branding” mà ta hay dịch là xây dựng thương hiệu.

Tóm lại, thương hiệu là gì? Như vậy thương hiệu là một khái niệm tồn tại trong tâm thức của con người và được gán vào một sự vật, hiện tượng nào đó, chứ không nằm bên trong sự vật, hiện tượng. Một đối tượng (cá nhân, sản phẩm, công ty, doanh nghiệp...) gọi là không có thương hiệu cá nhân khi nó chưa được biết đến, chưa đủ sự ấn tượng để liên tưởng về chất lượng. Một đối tượng có thương hiệu cá nhân càng mạnh thì càng nhận được nhiều sự yêu thương và niềm tin, tạo được cá tính riêng như một con người thực thụ (brand personality), có được sự gần gũi và chiếm được sự gắn bó dài lâu. Khi đối tượng có được hết tất cả các yếu tố này cũng là lúc nó đã xây dựng được cho mình một loại tài sản vô hình giúp tạo ra những giá trị mới có thể lớn hơn gấp rất nhiều lần giá trị thực của bản thân đối tượng đó, chúng ta hay gọi là “danh tiếng” (reputation) còn theo thuật ngữ chuyên ngành thì gọi là tài sản thương hiệu (brand equity).

Vậy theo bạn hiểu thì thương hiệu là gì? Thương hiệu là khái niệm thuộc về “tâm thức” hình thành từ sự tích lũy thông tin và kinh nghiệm của con người lâu ngày mà có được. Do đó truyền thông là một trong những công cụ quan trọng của kỹ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân. Một chiến dịch xây dựng thương hiệu cá nhân thành công là khi mà thông điệp và hình ảnh phát ra được nhiều đối tượng tiếp nhận diễn dịch đúng ý đồ của người phát.

2. Thương hiệu cá nhân (Personal brand)

Thương hiệu là gì? Quay trở lại với cách hiểu bao quát về thương hiệu như đã đề cập ở bên trên thì thương hiệu cá nhân có thể định nghĩa là: “Tổng hợp tất cả những sự ấn tượng, niềm tin và tri giác mà con người ta có về một cá nhân nào đó”.

Một lần nữa chúng ta lại thấy khái niệm thương hiệu cá nhân thật ra không phải là một khái niệm quá mới mẻ, chúng ta đã từng bị thương hiệu cá nhân “đánh lừa” và cũng từng xây dựng thương hiệu cho mình. Thông thường khi các nhà tuyển dụng đọc hồ sơ xin việc của một du học sinh thì họ luôn tin rằng người ấy sẽ giao tiếp ngoại ngữ giỏi và nhận định người du học sinh giỏi hơn một ứng viên được giáo dục trong nước mặc dù điều này chưa hẳn là đúng. Tương tự, một kỹ sư làm việc cho tập đoàn Google tại Singapore thì sẽ được ngầm mặc định là tài năng hơn một người cùng cấp làm tại FPT. Quan sát trang Facebook cá nhân của một doanh nhân thường chia sẻ những mẩu chuyện về thông điệp bảo vệ môi trường, thường xuyên kêu gọi việc làm từ thiện thì mặt hàng sản phẩm thực phẩm sạch do doanh nhân đó kinh doanh sẽ được người theo dõi (followers) và tin tưởng hơn. Đó là một số ví dụ cụ thể về tác dụng và tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân. Tuy nhiên, qua đó ta cũng thấy rằng thương hiệu cá nhân, thương hiệu sản phẩm và cả thương hiệu quốc gia cùng có sự ảnh hưởng tương tác qua lại, cái này tạo nên cái kia. Và đó cũng là lý do việc xây dựng thương hiệu cá nhân của nhiều doanh nhân không chỉ quan trọng cho những cá nhân đó, mà nó còn đồng thời tác động lên hình ảnh và uy tín của cả doanh nghiệp, tạo nên sự tin tưởng cho những sản phẩm dịch vụ mà doanh nhân đó cung cấp, xa hơn là uy tín của quốc gia!

Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa con người với con người ngày càng trở nên gay gắt. Việc sử dụng những công cụ truyền thông và mạng xã hội tuy giúp con người ta dễ dàng đánh bóng tên tuổi của mình hơn nhưng thật sự khó làm nên sự khác biệt. Vì vậy, rất cần một hướng tiếp cận khoa học và bài bản để xây dựng thương hiệu cá nhân.

Thương hiệu là gì?

Làm sao để nhận diện thương hiệu?

Xem thêm: Những lợi ích từ việc xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho CEO

II. Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là tổng hợp những gì ở bản thân mà bạn lựa chọn ra trình bày cho thế giới thấy. Nói một cách đơn giản thì thương hiệu cá nhân bao gồm tất cả những gì mà mọi người đánh giá ở bạn: Ngoại hình, tính cách, thái độ sống, nghề nghiệp, các giá trị đóng góp cho xã hội…

Xem thêm: Bật mí cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu truyền thông cho doanh nghiệp

III. Tại sao nên xây dựng thương hiệu cá nhân?

Việc sở hữu thương hiệu cá nhân sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Nếu sở hữu một thương hiệu cá nhân tích cực thì bạn sẽ dễ dàng được đánh giá cao khi tham gia một tổ chức hay doanh nghiệp nào đó. Ngược lại, nếu thương hiệu cá nhân của bạn mang tính tiêu cực, hoặc thậm chí là… không có thương hiệu cá nhân thì bạn sẽ khó nhận được sự chú ý trong quá trình tuyển dụng, xin việc. Hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân cũng chính là hành trình truyền bá thông điệp, những giá trị cá nhân tới nhiều người khác. Để xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công đòi hỏi bạn phải biết cách kiểm soát bản thân mình. Sau đây sẽ là một số lợi thế của việc xây dựng thương hiệu cá nhân mà chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp:

1. Tạo dấu ấn cá nhân 

Tạo dấu ấn cá nhân Thế giới ngày nay đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh cũng như nhiều kẻ bắt chước. Bất kỳ ai cũng khó trở thành người duy nhất trong bất cứ lĩnh vực gì. Tuy nhiên, nếu biết tôn vinh những suy nghĩ và cả giá trị cá nhân, bạn sẽ có thể trở nên nổi bật hơn so với những người còn lại. Người ta có thể đạo nhái các sản phẩm của bạn, nhưng làm sao có thể đạo nhái được chính bạn? Chỉ bạn mới có khả năng để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân mà thôi.

2. Xác lập uy tín

Nền tảng tốt nhất cho thương hiệu của bạn là chất lượng công việc. Một khi bạn đã xây dựng được nền tảng này thì bạn sẽ chiếm được lòng tin của tất cả mọi người xung quanh. Một ví dụ điển hình của việc uy tín được công nhận nhờ xây dựng thương hiệu cá nhân chính là nhân vật Michelle Phan: Từ một cô sinh viên bình thường thích chia sẻ những clip hướng dẫn trang điểm, Michelle hiện nay đã có dòng mỹ phẩm cho riêng mình.

3. Mở rộng mạng lưới quan hệ

Khi đã xây dựng được thương hiệu cá nhân cho mình, bạn sẽ dễ dàng mở rộng được mối quan hệ với những người có cùng quan điểm, suy nghĩ và sở thích. Họ sẽ có hứng thú hợp tác phát triển kinh doanh, hoặc là sẽ trở thành những nhân tố quan trọng giúp đỡ chúng ta trong tương lai.  Ví như vào năm 1997, Eminem đã được Dr. Dre phát hiện ra và dìu dắt vào làng nhạc nhờ cùng chia sẻ về sở thích rap. Nếu không có Dr. Dre, thì đến nay hẳn thế giới đã không biết đến ông hoàng nhạc rap Eminem.  Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên tưởng bở là sẽ luôn có ông bụt, bà tiên hiện ra giúp đỡ mình. Trước khi được người khác giúp đỡ, bản thân bạn cũng cần phải cố gắng không ngừng nghỉ. Eminem đã từng kiên trì rap từ ngày này qua ngày khác trước khi gặp được Dr. Dre, cũng như Michelle Phan đã từng phải chăm chút chọn từng bài nhạc nền cho những clip hướng dẫn trang điểm trước khi trở thành một hiện tượng toàn cầu.

Tầm quan trong của mạng xã hội với thương hiệu là gì?

Tầm quan trong của mạng xã hội với thương hiệu là gì?

Xem thêm: Tầm quan trọng của quản trị thương hiệu trong mỗi doanh nghiệp

IV. Thương hiệu cá nhân: nên xây dựng từ đâu?

1. Bộ nhận diện thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân không phải xây nên một cách ngẫu hứng, tuyên ngôn về giá trị của bạn phải phù hợp với năng lực thật sự của bạn, sản phẩm hoặc dịch vụ gắn với bạn và khách hàng mục tiêu mà bạn muốn lấy lòng họ.

Dan Schawbel là một nhân vật được xem như bậc thầy về thương hiệu cá nhân định nghĩa: “Xây dựng thương hiệu cá nhân là cả quá trình mà cá nhân/doanh nhân đó làm khác biệt mình sao cho có thể nổi bật lên giữa đám đông thông qua việc xác định và trình bày những tuyên ngôn giá trị độc đáo về chuyên môn; và sau đó truyền thông những thông điệp và hình ảnh nhất quán để đạt được một mục đích cụ thể. Bằng cách này, các cá nhân đó sẽ được nâng cao sự ghi nhận như là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ, giúp làm nên danh tiếng và sự tín nhiệm, thúc đẩy sự thăng tiến trong nghề nghiệp và xây dựng sự tự tin”.

Từ định nghĩa trên ta thấy rằng khó khăn nhất và cốt lõi nhất là làm sao biết tuyên ngôn giá trị độc đáo của riêng của bản thân mình là gì! Hay nói như nhà sáng lập Amazon - Jeff Bezos: “Thương hiệu của bạn là những gì người ta sẽ nói về bạn khi bạn vắng mặt” (Your Brand is what people say about you when you're not in the room). Bạn có thể khám phá ra những giá trị độc đáo của bản thân thông qua việc chọn lọc từng thứ độc đáo nhất trong kỹ năng (chuyên môn, giáo dục), sở thích (cá tính), kinh nghiệm, mạng lưới quan hệ... để tạo nên được một “câu chuyện” cho đối tượng mục tiêu biết “Bạn là ai?”; “Bạn làm những chuyện đó để làm gì?”; “Bạn độc đáo ra sao?” thông qua biểu đồ dưới đây:

Cách nhận diện thương hiệu cá nhân

Cách nhận diện thương hiệu cá nhân

Sơ đồ bên trên cho thấy rằng xã hội không chỉ đánh giá con người qua chính họ mà còn qua nhiều yếu tố xung quanh một con người. Từng mảnh ghép là từng hành vi cần được lưu tâm trong cuộc sống của một người đang xây dựng thương hiệu cá nhân.

Ta thấy rằng mỗi hành vi của chúng ta thể hiện ra bên ngoài xã hội hay bên trong đời tư, trong hoạt động chuyên môn hoặc giải trí đều trực tiếp và gián tiếp để xã hội nói về bạn. Bạn biết cách vận dụng và kiểm soát nó chính là bạn đang xây dựng thương hiệu cho bản thân mình.

2. Nguyên tắc 3C trong truyền thông thương hiệu cá nhân

Giống như truyền thông thương hiệu của sản phẩm và các doanh nghiệp, làm truyền thông cho thương hiệu cá nhân đến với mọi đối tượng mục tiêu cũng cần đảm bảo nguyên tắc 3C: Rõ ràng (Clarity), nhất quán (Consistency) và kiên trì (Constancy).

- Tính rõ ràng: Dan Schawbel đã từng nói rằng “nếu bạn muốn được cho rằng mình biết tất cả, thì bạn sẽ được nghĩ rằng bạn không biết cái gì” (If you want to be known for everything, you’ll be known for nothing).

Tính rõ ràng là đặc điểm của mỗi một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh phải chỉ rõ được rằng cái gì là mình và cái gì không phải mình. Đây là phạm trù thuộc về định vị thương hiệu nghĩa là mình phải xác định được những giá trị của mình có gì khác với các đối thủ, tránh sự nhập nhằng. Một người đi phỏng vấn tự giới thiệu là mình nổi trội tất cả mọi mặt thường sẽ không được người tuyển dụng đánh giá cao. Cần chú ý là tùy từng đối tượng mục tiêu, sự liên tưởng về thương hiệu có sự khác nhau do đặc thù về tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm, ngành nghề, văn hóa, tín ngưỡng... Do đó đừng mong đợi một chiến lược truyền thông làm thỏa mãn được mọi đối tượng. Trường hợp cụ thể mà ta có thể thấy rõ nhất hiện nay là ca sĩ Sơn Tùng - MTP có một lực lượng fan và antifan ngang ngửa nhau, nhưng phải khẳng định rằng đó là một ca sĩ có thương hiệu thành công.

- Tính nhất quán: Nhất quán tức là sự thống nhất trong thông điệp truyền tải, thống nhất giữa nói và hành động, thống nhất giữa truyền thông và thực tế. Nhận thức của con người không chấp nhận các hình ảnh mang tính đối lập. Những gì anh nói, nhóm bạn anh chơi, công việc anh làm, sản phẩm mà anh tiêu thụ, nơi anh du lịch... đều gợi lên sự liên tưởng về bản thân của anh. Chỉ cần có một thông điệp hay hình ảnh đối lập thì hình ảnh tổng thể sẽ bị mất lòng tin. Nhất là trong xã hội Việt Nam ngày nay, khi năng lực cá nhân (tài năng) và đạo đức (lối sống cá nhân, ứng xử đối với cộng đồng) được yêu cầu phải luôn đồng hành song song thì tính nhất quán này mọi doanh nhân cần lưu ý khi muốn xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình.

- Tính kiên trì: Một thương hiệu được cho là mạnh mẽ nếu nó liên tục xuất hiện trước mắt công chúng hay sự quan tâm của giới truyền thông. Dù thông điệp của sản phẩm đã rõ ràng và nhất quán rồi nhưng người tiêu dùng sẽ mau chóng quên đi nếu sản phẩm không liên tục xuất hiện và kiên trì tồn tại cho đến thời điểm cần phát huy tác dụng của thương hiệu.

Vây thì những doanh nhân phải xây dựng thương hiệu cá nhân từ lúc nào? Trong xây dựng thương hiệu cá nhân, nếu có điều kiện bạn hãy xây dựng nó càng sớm càng tốt. Tôi thường hay nhắc nhở các sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học cần có ý thức về việc xây dựng thương hiệu cá nhân nhất là trong thời buổi mạng xã hội đang rất phổ biến. Những dòng “status” chê bai giáo viên, những câu chửi thề nên thay bằng các hình ảnh tham gia những hoạt động cộng đồng, những chia sẻ hay, những clip về kỹ năng sống... Đó là những thứ sẽ làm nên tài sản cá nhân của bạn phát huy vào đúng ngày bạn đi phỏng vấn xin việc! Cùng với quan điểm ấy, những anh chị doanh nhân cũng sẽ hiểu mình không chỉ bắt đầu ngay hôm nay mà nên lần tìm về quá khứ để "thanh lý" một số hình ảnh có thể làm ảnh hưởng tính nhất quán và rõ ràng trong thương hiệu cá nhân của bản thân mình.

3. Sự thật và thực lực

Đứng dưới góc nhìn của Phật giáo, "thương hiệu" rất tương đồng với khái niệm "tưởng" và "tri giác" trong Duy Biểu Học, việc xây dựng thương hiệu cá nhân rất giống với việc tích lũy Karma tích cực trong cuộc đời mỗi người. Tôi đề cập đến ý này vì trong thời đại nay của mạng xã hội, nhiều khách hàng đã có thể dễ dàng xác thực thông tin, do vậy nền tảng quan trọng nhất của xây dựng thương hiệu là “sự thật và thực lực” (Competencies). “Bộ nhận diện thương hiệu cá nhân” được đề cập ở trên không chỉ là công cụ để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân mà còn là các lĩnh vực bạn cần được lắp đầy bởi những hạt giống tốt đẹp. Những việc làm tốt sẽ tạo nên những hình ảnh tốt, nếu cách xây dựng hình ảnh theo kiểu dối trá sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp về sau. Giống như một chiếc bánh sinh nhật, truyền thông chỉ là một lớp kem phủ lên những lớp bánh nướng bên trong.

Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân đúng là đừng nên thần thánh hóa bản thân với 100% hình ảnh tốt mà là một con người thật thể hiện rõ nét qua ba yếu tố: năng lực, cá tính và sự đóng góp cho xã hội.

Theo Philip Kotler, ngày nay việc bị nói xấu không phải là điều không tốt, những thương hiệu cần có các “luật sư bên tố” để kích ngòi “luật sư biện” bênh vực cho mình. Thương hiệu thành công cần phải kết hợp được cả lớp kem phủ đẹp bên ngoài và ruột bánh thơm ngon bên trong để không phụ lòng các “luật sư” hết lòng yêu thương và bênh vực cho mình.

Xem thêm: ASAP là gì? Cách sử dụng mô hình ASAP trong xây dựng thương hiệu

V. Kết luận 

Như vậy 123job.vn vừa cùng bạn tìm hiểu về thương hiệu cá nhân là gì. Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ cho bạn về đặc điểm nhận diện thương hiệu cũng như cách xây dựng thương hiệu cá nhân. Từ đó giúp bạn có thể hiểu và thấy được vai trò quan trọng của thương hiệu cá nhân trong đời sống. Mong rằng với những gì chúng tôi đã chia sẻ về chủ đề “thương hiệu cá nhân là gì” sẽ giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích.