Thuế xuất nhập khẩu không còn xa lạ với thị trường thương mại, mọi hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế đều cần có quy luật vận hành và thuế xuất nhập khẩu chính là tiêu chí điều khiển quá trình vận hành này. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì?

Hiện nay, khi thị trường thương mại thế giới không còn bị rào cản bởi vấn đề về khoảng cách, điều này giúp cho các quốc gia có thể giao lưu và hợp tác với nhau. Mỗi quốc gia với một luật định riêng, một ngôn ngữ riêng, tuy nhiên dù là cách hợp tác nào thì các quốc gia đều phải tuân theo luật thương mại quốc tế, trong bộ luật có điều luật thuế xuất nhập khẩu. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì?

I. Một số khái niệm liên quan đến thuế xuất nhập khẩu

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì

Nếu hiểu đúng về bản chất của tariff hay thuế quan thì chúng ta dễ dàng hiểu được khái niệm thuế xuất nhập khẩu là gì. Thuế nhập khẩu được hiểu đơn giản là một loại thuế gián thu được thu vào với những loại hàng hóa được phép xuất hoặc nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Thuế xuất nhập khẩu là một bộ luật độc lập với hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam cũng như hệ thống luật pháp của thế giới. Hàng hóa xuất nhập khẩu được tính là toàn bộ hàng hóa được mua - bán, biếu tặng hay trao đổi từ Việt Nam ra nước ngoài hay ngược lại. 

1

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu được ban hành bởi nhà nước từ những năm 1950 và trở thành một trong những công cụ đặc biệt quan trọng giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động thương mại quốc tế giữa hai vùng tự do. Điều này cũng giúp bảo vệ cũng như thúc đẩy phát triển nền kinh tế tự do, trao đổi hàng hóa hay cung cấp nhu cầu cần thiết cho người tiêu dùng. Những quy định về luật thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch được ban hành vào thời gian sau khoảng những năm 1980s nhằm điều chỉnh việc thu thuế phát sinh từ những hoạt động xuất nhập khẩu hàng mậu dịch. Từ đó xuất hiện sự khác biệt trong việc áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng mậu dịch, hàng phi mậu dịch và những loại hàng hóa khác. 

2. Biểu thuế xuất nhập khẩu

Biểu thuế xuất nhập khẩu là gì? Biểu thuế xuất nhập khẩu được hiểu đơn giản là một bảng tổng hợp tất cả các loại thuế suất theo quy định của luật pháp nhà nước. Những loại thuế suất này được dùng để áp dụng cho từng đối tượng chịu thuế về xuất nhập khẩu hàng hóa như dịch vụ, tài sản. 

1

Biểu thuế xuất nhập khẩu

Biểu thuế xuất nhập khẩu được xây dựng với những loại sau:

  • Biểu thuế xuất khẩu 
  • Biểu thuế xuất khẩu thông thường 
  • Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
  • Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Biểu thuế giá trị gia tăng hàng nhập
  • Biểu thuế bảo vệ môi trường

Kèm theo đó là một số loại biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi khác. 

3. Bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu

Chắc hẳn với những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đều hiểu được khái niệm bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu là gì? Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được một cách rõ ràng khái niệm này. Bảo lãnh thuế nhập khẩu trong luật thuế xuất nhập khẩu là việc những ngân hàng cam kết với những cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế về việc nộp thay cho khách hàng những khoản thuế xuất nhập khẩu với từng mặt hàng. 

Đối tượng được bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu là những doanh nghiệp sở hữu hàng hóa hay những cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu cần gửi hay cần nhập hàng qua biên giới. 

4. Mã số thuế xuất nhập khẩu 

Nhằm mục đích phục vụ mục đích tra cứu biểu thuế và làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, nhà nước đã quy định mã số thuế cho những nhóm hàng, mặt hàng và mã hóa chúng theo thứ tự để kiểm soát một cách hiệu quả hơn. Trong đó, mỗi nhóm hàng của cùng một chương được quy định bằng 4 chữ số với 2 chữ số đầu là mã của chương và 2 số sau là ký hiệu của vị trí nhóm trong chương. 

2

Mã số thuế xuất nhập khẩu

Ngoài ra, với mỗi phân nhóm hàng trong từng nhóm được quy định bằng 6 chữ số. Phân nhóm hàng nếu không được phân chia tiếp thành nhiều loại hàng hóa khác nhau sẽ được thêm 2 chữ số 00 vào sau cùng. Với những phân nhóm được tiếp tục chia thành nhiều mặt hàng hóa khác nhau thì mặt hàng đó được quy định bằng 8 chữ số. 

5. Tỷ giá thuế xuất nhập khẩu 

Khi tham gia trực tiếp vào thị trường luật thương mại quốc tế và thực hiện quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa thì yếu tố tỷ giá vô cùng quan trọng được nhân viên xuất nhập khẩu dùng khi kê khai với hải quan. Tỷ giá xuất nhập khẩu được quy định chính là tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài để xác định trị giá tính thuế. 

Với trường hợp ngoại tệ không được công bố tỷ giá thì tỷ giá được xác định dựa trên tỷ giá tính chéo giữa tiền Việt Nam với một số tiền tệ đã được công bố. Với những loại tiền tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì có thể tính theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô la Mỹ và tiền Việt Nam.

Xem thêm: Nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu

II. Đối tượng của thuế xuất nhập khẩu 

1. Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu là những cá nhân, tổ chức sở hữu hàng hóa để phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu và nằm trong đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu theo quy định luật pháp của từng quốc gia. Với một số trường hợp ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác chính là đối tượng nộp thuế.

2. Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế là những loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua cửa khẩu của Việt Nam. Một loại hàng hóa khác là những hàng hóa từ xuất từ khu chế xuất vào thị trường Việt Nam hay những loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích làm mẫu hay quảng cáo tại những hội chợ, triển lãm. 

3

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

3. Đối tượng miễn thuế 

Đối tượng không phải chịu thuế là những loại hàng hóa quá cảnh, mượn đường để nhập khẩu vào một quốc gia khác. Ngoài ra, còn có dầu khí trong nguồn thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu. 

Bên cạnh đó có những hàng hóa chuyển khẩu không phải chịu thuế gồm:  hàng hóa được nhập từ quốc tế về khu chế xuất trong nước hoặc ngược lại, hàng hóa được xuất từ khu chế xuất này sang khu chế xuất khác. Một phần khác chính là những hàng hóa phục vụ cho mục đích viện trợ, nhân đạo hay từ thiện. Với những loại hàng hóa này thì tổ chức phải cấp những chứng từ liên quan như giấy phép nhập khẩu do ban quản lý cấp. 

III. Vai trò thuế xuất nhập khẩu 

Đầu tiên, thuế xuất nhập khẩu được xem là một công cụ vô cùng đắc lực trong việc động viên nguồn thu ngân sách nhà nước, vì chiếm gần 30% tổng thu về thuế. Bên cạnh đó, thuế xuất nhập khẩu cùng đóng vai trò lớn trong việc quản lý và hướng dẫn mọi hoạt động xuất nhập khẩu mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. 

Ngoài ram thuế xuất nhập khẩu được ban hành giúp nâng cao hiệu quả trong những hoạt động xuất nhập khẩu góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước trong từng thời kỳ khác nhau. 

Xem thêm: TOP 20 công ty xuất nhập khẩu lớn hàng đầu tại Việt Nam

IV. Cách tính thuế xuất nhập khẩu 

1. Căn cứ để tính thuế

Nhân viên xuất nhập khẩu luôn có căn cứ để áp dụng công thức tính thuế xuất nhập khẩu với một số yếu tố sau:

  • Số lượng thực tế của từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu được ghi trong tờ khai hải quan. 
  • Giá trị tính thuế với từng mặt hàng
  • Thuế suất với từng loại hàng hóa
  • Căn cứ vào tỷ giá để tính thuế về nộp thuế
  • Căn cứ vào mức thuế tuyệt đối được tính trên một đơn vị hàng hóa.

2. Trị giá tính thuế - thuế suất

Theo công thức tính thuế xuất nhập khẩu, trị giá tính thuế và thuế suất đối với từng loại hàng hóa xuất khẩu chính là giá bán ra của mặt hàng đó tính đến thời điểm xuất khẩu và không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế phí logistics. Với một số mặt hàng nhập khẩu thì trị giá tính thuế chính là giá thành của hàng hóa phải trả tại thời điểm nhập khẩu. Giá tính thuế sẽ được tính bằng đồng Việt Nam, nếu là ngoại tệ thì cũng phải quy ra tiền Việt theo tỷ giá quy định. 

4

Trị giá tính thuế suất

3. Công thức để tính thuế xuất nhập khẩu  

Đối với từng loại hàng và thuế suất mà có những công thức tính thuế xuất nhập khẩu như:

Thuế xuất nhập khẩu với hàng hóa phải nộp = số lượng hàng hóa thực tế x giá trị tính thuế/đơn vị x thuế xuất nhập khẩu

Với một số loại hàng hóa được áp dụng thuế suất tuyệt đối thì công thức tính thuế xuất nhập khẩu như sau:

Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế x mức tuyệt đối/đơn vị. 

V. Kê khai tính thuế và nộp thuế, hoàn thuế và truy thu thuế

1. Kê khai tính thuế 

Đối với hàng hóa nhập khẩu, các tổ chức mỗi lần có hàng hóa nhập khẩu đều phải kê khai nộp thuế tại những cơ sở có cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu, địa điểm kê khai nộp thuế sẽ là cơ quan Hải quan địa phương - nơi đặt trụ sở của các cơ sở kinh doanh hay nơi xuất hàng. 

Ngoài ra, theo công thức tính thuế xuất nhập khẩu với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch hay hàng phi mậu dịch thì chủ hàng phải kê khai nộp thuế với Hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa xuất nhập.

2. Thời hạn nộp thuế 

Luật thuế xuất nhập khẩu quy định thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng xuất nhập khẩu. Theo quy định, trong vòng 8 giờ kể từ khi đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải đóng số thuế trong nghĩa vụ của họ. 

Thời hạn nộp thuế được quy định cụ thể như sau:

Với hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch thì thời hạn đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức từ cơ quan thuế là 15 ngày. Với hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu được nộp thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhập được thông báo. Với những hàng hóa là hàng tạm nhập, tái xuất thì 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập - tái xuất. 

5

Thời hạn nộp thuế theo quy định

Nếu hàng hóa là máy móc thiết bị, nguyên liệu hay phương tiện vận tải nhập khẩu phục vụ nhu cầu sản xuất thì 30 ngày là thời hạn đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức từ cơ quan thuế. Với những hàng tiêu dùng nhập khẩu thì phải hoàn thành thủ tục nộp thuế trước khi nhập hàng, trường hợp có bảo lãnh thì thời hạn là 3 ngày. Ngoài ra, với hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch hay tiểu ngạch thì phải nộp thuế ngay khi hàng ra nước ngoài hay nhập khẩu vào Việt Nam.

Xem thêm: Tìm hiểu giá fob là gì, giá cif là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu

3. Hoàn thuế 

Trong một số trường hợp đối tượng nộp thuế được hoàn thuế xuất nhập khẩu như:

  • Hàng nhập khẩu đã nộp thuế còn lưu kho tại bảo cửa khẩu và được phép tái xuất. 
  • Hàng xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng tạm ngưng và không xuất khẩu nữa
  • Hàng đã xuất khẩu hay nhập khẩu nhưng thực tế xuất nhập khẩu ít hơn
  • Hàng là vật tư, nhiên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm
  • Hàng là vật tư, nhiên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn lại thuế tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu.
  • Hàng tạm nhập tái xuất hay hàng tạm xuất để tái nhập khẩu, tùy trường hợp sẽ được hoàn thuế và không phải nộp thuế khi tái nhập hay tái xuất. 
  • Hàng đã xuất khẩu nhưng vì lý do bất khả kháng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam sẽ được hoàn thuế xuất khẩu ban đầu.

4. Truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Trong trường hợp đã được miễn thuế, nếu sử dụng hàng hóa vào mục đích khác mục đích ban đầu được giảm trừ thì phải truy thu đủ số thuế đã được miễn giảm. Trong trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai nhầm trong kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu thì phải truy thu tiền thuế trong thời hạn 1 năm về tước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện sự nhầm lẫn. Nếu phát hiện bất cứ trường hợp, gian lận hay trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế và tiền phạt trong thời hạn 5 năm từ ngày phát hiện sự gian lận. 

VI. Kết luận 

Mỗi quốc gia có những luật định riêng, kể cả luật thuế xuất nhập khẩu, tuy nhiên khi đã tham gia vào quy trình thương mại quốc tế thì chắc hẳn thuế xuất nhập khẩu là một phần không thể thiếu. Thuế xuất nhập khẩu là yếu tố giúp quản lý mọi hoạt động xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, đồng thời kiểm soát thị trường hàng hóa nội địa.