Mindmap hay còn gọi là sơ đồ tư duy, đó là một trong những công cụ giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Cùng 123job tìm hiểu về phương pháp học tập hiệu quả bằng sơ đồ tư duy qua bài viết dưới đây nhé.

Trước kia, chúng ta thường ghi chép những thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, hay con số. Với cách ghi chép này, mới chỉ sử dụng được  một nửa của bộ não – não trái, mà khi đó chưa hề sử dụng một kỹ năng nào bên não phải, là nơi giúp chúng ta xử lý về các thông tin như nhịp điệu, màu sắc, không gian, sự mơ mộng. Hay nói một cách khác, chúng ta vẫn luôn thường chỉ sử dụng 50% khả năng mà bộ não của chúng ta khi ghi nhận những thông tin. Với mục tiêu giúp để chúng ta sử dụng được tối đa khả năng bộ não, Tony Buzan đã đưa ra phương pháp vẽ sơ đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này dễ dàng hơn.

Sơ đồ tư duy là gì? hiện nay là một trong những phương pháp học tập hiệu quả nhất. Hãy học cách học trước khi mà bắt đầu vào việc học để mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Adam Khoo đã từ một học sinh lười biếng và trở thành một  sinh viên đứng đầu ở trường cũng nhờ phương pháp này. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là gì? Cùng 123job tìm hiểu nhé

I. Sơ đồ tư duy là gì?

Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gì

Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gì?

Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gìSơ đồ tư duy hay mindmap là một trong những phương pháp dùng để ghi nhớ hiệu quả nhất hiện nay do tác giả Tony Buzan sáng tạo ra (Nhà nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động của não bộ và chuyên viết về những nguyên tắc của trí nhớ). Phương pháp này được dựa trên những cơ sở khoa học khi phân tích các vai trò, chức năng của não trái và não phải trong bộ não của con người. Não trái sẽ có khả năng ghi nhớ những chữ, con số, ký tự, logic, còn não phải là nơi để  ghi nhớ hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Khi mà có sự kết hợp giữa cả não trái và não phải, con người sẽ ghi nhớ được nhanh hơn, nhớ lâu hơn.

Xem thêm: Sơ đồ tư duy là gì? Những điều cần biết về sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo

II. Lợi ích của sơ đồ tư duy

Lợi ích của sơ đồ tư duy

Lợi ích của sơ đồ tư duy

Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy ra đời như là một bước đột phá để giúp việc ghi nhớ sẽ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời còn giúp tăng cường được khả năng tư duy trong học tập, trình bày.

Ngoài ra, Sơ đồ tư duy còn giúp người dùng có được những cái nhìn tổng thể, sẽ dễ dàng hiểu được các mối liên hệ. Và từ đó, có thể tập trung đến vấn đề để đạt kết quả tốt hơn.Như vậy Sơ đồ tư duy không chỉ là ứng dụng trong việc học tập, ghi nhớ kiến thức; mà đó còn có thể ứng dụng được trong việc lập các lập kế hoạch học tập làm việc cho chính mình.

Xem thêm: Homeschooling là gì? Phương pháp giáo dục của thế kỷ 21

III. Đọc sơ đồ tư duy như thế nào?

Sơ đồ tư duy là gìSơ đồ tư duy thường được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ viết ở bên trái của sơ đồ tư duy nên sẽ được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong và di chuyển ra ngoài)

Trong phạm vi của bộ sách, tương ứng với mỗi môn học là các sơ đồ tư duy mẫu, ở đó sẽ có các hệ thống lại khái quát nhất về những kiến thức trọng tâm của từng môn. Kết hợp với việc đọc sách và học cùng sơ đồ tư duy,  không chỉ nắm chắc kiến thức, mà hoàn toàn sẽ có thể tự mình xây dựng những sơ đồ tư duy riêng theo những  cách hiểu, cách nhớ của mình. Các em có thể áp dụng được cách xây dựng sơ đồ tư duy dưới đây:

   Bước 1: Xác định các từ khóa (có thể dùng những hình ảnh thay từ khóa để ghi nhớ theo cách riêng của mình)

   Bước 2: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm

  • Chủ đề chính nên được vẽ ở trung tâm của tờ giấy, từ đó phát triển thêm các ý ra xung quanh.
  • Có thể sử dụng những màu sắc để làm nổi bật chủ đề chính

   Bước 3: Vẽ các nhánh chính quanh chủ đề trung tâm

  • Ý của các nhánh chính nên được bằng viết thường (chữ to) hoặc được viết bằng CHỮ IN HOA, nằm trên nét vẽ dày
  • Các nhánh chính nên được vẽ theo một hướng góc chéo, không nằm ngang. Như vậy, có nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra dễ dàng hơn.

   Bước 4: Vẽ các nhánh phụ tỏa ra từ nhánh chính

  • Vẽ nối tiếp các nhánh phụ cấp 1 vào nhánh chính, nhánh phụ cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2 …
  • Nên vẽ các nhánh đó theo đường cong hơn là vẽ  đường thẳng để vẽ được nhiều nhánh và sơ đồ tư duy nhìn rõ ràng, mềm mại, dễ đọc, dễ nhớ hơn
  • Tất cả các ý triển khai cho một nhánh nên tỏa ra từ cùng một điểm
  • Có thể sử dụng linh hoạt các hình vẽ, màu sắc theo cách hiểu của bản thân.

Khi mà áp dụng sơ đồ tư duy sáng tạo vào việc học, các em không nên vội bắt tay vào vẽ sơ đồ tư duy ngay mà cần thực hiện các bước tiếp theo đúng nguyên lý của trí nhớ như : tìm từ khóa, xác định lại dạng sơ đồ tư duy sáng tạo và khi vẽ hãy nên sử dụng các hình để gợi nhớ. Với cách học truyền thống trước đây, để ôn lại bài, các em cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng với phương pháp mindmap, các em không cần phải đọc đi đọc lại sơ đồ tư duy đó mà chỉ cần vẽ đi vẽ lại nhiều lần.

Xem thêm: Tư duy logic là gì? Những phương pháp để rèn luyện về tư duy logic hiệu quả

IV. Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Bước 1: Xác định từ khóa (Bước này đã hướng dẫn ở trên)

Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm

  • Bước này là các bạn sẽ sử dụng một tờ giấy trắng đặt nằm ngang và thực hiện vẽ chủ đề ở chính giữa của tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho các bạn dễ tư duy sáng tạo hơn, không bị các ô vuông cản trở suy nghĩ của mình. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp các bạn có được không gian rộng lớn hơn để từ đó triển khai các ý.

  • Bạn cần vẽ chủ đề nằm ở chính giữa tờ giấy trong sơ đồ tư duy sáng tạo, từ đó mới phát triển ra được các ý khác ở xung quanh nó.

  • Bạn cũng có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà bạn yêu thích, chủ đề ở trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp được cả 2 thì càng tốt

  • Chủ đề ở trung tâm cần gây sự chú ý để giúp chúng ta dễ nhìn nhận các vấn đề, do đó, bạn nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.

Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

  • Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA và nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật hơn

  • Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm đó

  • Tiêu đề phụ thì nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nên nằm ngang, như vậy có nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …

  • Ở bước này, các bạn cần vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra được sự liên kết.

  • Các bạn nên vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng, như thế sẽ làm cho sơ đồ mindmap nhìn mềm mại hơn, uyển chuyển hơn và sẽ dễ nhớ hơn

  • Chỉ nên tận dụng những từ khóa và hình ảnh, khi ở mỗi nhánh chỉ nên sử dụng 1 từ khóa. Việc này sẽ  giúp cho nhiều từ khóa mới và có những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn đó để có một cách dễ dàng hơn

  • Bạn hãy dùng những biểu tượng, những cách viết tắt để tiết kiệm được không gian và thời gian khi bất cứ lúc nào có thể.

  • Tất cả những nhánh của một ý nên được tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa

Ở bước này, nên để trí tưởng tượng của mình thoải mái bay bổng hơn bằng cách cho thêm nhiều hình ảnh nhằm sẽ giúp các ý quan trọng được thêm nổi bật, cũng như là lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người sẽ có khả năng tiếp thu những hình ảnh cao hơn chữ viết. Đừng ngại mình vẽ xấu, hãy cứ vẽ theo những gì bạn suy nghĩ, tưởng tượng ra, những gì bạn liên tưởng, đôi khi điều càng hài hước lại sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn khi sử dụng sơ đồ tư duy sáng tạo.

Xem thêm: Giá vốn hàng bán là gì? Tính thế nào? Cách hạch toán theo phương pháp kiểm kê

V. Lưu ý khi học tập bằng sơ đồ tư duy

Lưu ý khi học tập bằng sơ đồ tư duy

Lưu ý khi học tập bằng sơ đồ tư duy

Trước hết hãy xem qua phương pháp học tập và cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập của đa phần của học sinh hiện nay

  • Không xem bài ở nhà trước

  • Nghe thầy cô giảng, chép vào tập

  • Không ôn lại

  • Tới kỳ thi “cày cuốc” nhồi nhét kiến thức vào đầu.

Kết quả: đó chỉ là những kiến thức học vẹt, và mau chóng quên sau kỳ thi. Tới kì thi rất mệt mỏi, vất vả, tốn nhiều thời gian thức đêm dậy sớm để học bài. 

Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy là gì? Các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy thông dụng hiện nay là Mindmap, coggle, xmind, ...Qua tìm hiểu những người học rất giỏi thấy có điểm chung của phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trong các phương pháp học tập là cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập là:

  • Xem bài trước khi đến lớp, ghi chú những phần không hiểu

  • Nghe thầy cô giảng, ghi chú lại bài học

  • Xem lại ghi chú sau khi về nhà

  • Xem lại ghi chú định kỳ 1 tuần, 1 tháng

Thành quả: thông qua cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập điều thu được là những kiến thức đã ăn sâu vào trong trí nhớ của họ. Tới kỳ thi rất nhẹ nhàng trong việc ôn tập, đã được chia nhỏ quá trình học của mình trở thành một thói quen

Vậy qua đó phương pháp học tập tốt trên thấy việc ghi chú đóng một vai trò quan trọng trong phương pháp học tập là cách vẽ sơ đồ tư duy trong học tập nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tăng khả năng nhớ bài hơn, hiểu bài một cách tốt hơn.

Xem thêm: Ứng dụng phương pháp Kanban hiệu quả trong quản lý công việc

VI. 8 Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí

1. Coggle

Sau phút đăng nhập vào Coggle, bạn nhận ra rằng vẽ bản đồ tư duy chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng đến như vậy. Template của Coggle đã chứa sẵn điểm trung tâm và các nút “cộng” để bạn thêm các “nhánh” xung quanh. Việc của bạn là chỉ cần nhấn vào nút cộng, Coggle sẽ tự động đặt đường nhánh sao cho dễ nhìn và trực quan nhất có thể.

55

Bạn có thể sử dụng phiên bản cao cấp của Coogle, chỉ với $5/tháng.

Hơn thế nữa, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nút shortcut để việc tạo lập mindmap trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Để thiết lập nút tắt, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng dấu hỏi màu xanh ở góc bên phải cùng màn hình.

Đối với những người có hiểu biết về cách format chữ kiểu Markdown, bạn hoàn toàn có thể nhấn mạnh nội dung các đoạn text trong Coggle bằng việc in đâm, in nghiêng, link hypertext cho đoạn văn, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ghi nhớ của bạn.

2. Mindly

Vì giới hạn của màn hình di dộng, vẽ mindmap trên nền tảng này quả là một thử thách lớn. Bạn sẽ phải zoom hình các kiểu, kéo thả liên tục, mà hiệu quả có khi lại không được như những gì bạn mong muốn. Có một công cụ hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên điện thoại mà hoàn toàn miễn phí, đó chính là Mindly.

Có nhiều mẫu sơ đồ tư duy ấn tượng trên Mindly

Có nhiều mẫu sơ đồ tư duy ấn tượng trên Mindly

Giống phần lớn những công cụ vẽ mindmap khác, bạn sẽ bắt đầu một file bản đồ bằng nút trung tâm. Việc còn lại của bạn là thêm nhánh, icon, thay đổi màu sắc tùy thích.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, cứ mỗi khi bạn muốn tùy chỉnh trong một nhánh của bản đồ, Mindly sẽ tự động phóng to màn hình tới nhánh ý tưởng đó vừa tầm tay tùy chính của bạn. Bạn sẽ chẳng phải lo zoom đi zoom lại hình, hay sợ rằng kích thước font chữ không phù hợp trong quá trình đọc mindmap.

Tất nhiên, Mindly còn có phiên bản trên nền tảng desktop. Bạn hoàn toàn có thể sync nội dung mindmap trên điện thoại trực tiếp lên màn hình laptop của bạn. Điều đáng tiếc là Mindly giờ chỉ hỗ trợ macOS, chưa có app cho nền tảng Windows.

3. Draw.io

Draw.io là công cụ hỗ trợ bạn vẽ bất kỳ thứ gì, trong đó có cả mindmap. Chức năng kéo-thả cho phép bạn thêm hình khối, đường “nhánh” liên kết, text và hình ảnh tùy thích. Ngoài ra, bạn còn có thể thay đổi màu sắc, kết nối các điểm trung tâm với nhau, và nhiều điều khác nữa.

Đây là một công cụ giúp bạn thỏa sức tạo ra các bản mindmap theo ý muốn. Thậm chí, nó còn chẳng đòi hỏi bạn log-in tài khoản và có thể sử dụng trực tiếp qua trình duyệt web. Với sức mạnh trực tuyến của mình, draw.io cho phép bạn chia sẻ mindmap tới mọi người, để họ xem, nhận xét và edit bản đồ của mình.

4. MindMup

MindMup dễ sử dụng, chỉ dùng vài thao tác đơn giản với giao diện trực quan để vẽ bản đồ tư duy. Nhưng chức năng chia sẻ và chỉnh sửa mindmap tới cộng đồng mới là tính năng nổi trội nhất của MindMup. Thay vì yêu cầu bạn đăng nhập địa chỉ email để tạo mindmap, MindMup cho phép bạn tùy chỉnh bản đồ tư duy mà không phải thực hiện bước khai báo tài khoản. Mỗi bản đồ được lập sẽ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 6 tháng, nên MindMup thích hợp cho các dự án ý tưởng ngắn hạn.

55

MindMup đã có bản miễn phí dành cho người dùng

MindMup hiện miễn phí cho các mindmap có dung lượng khoảng 100KB. Với dung lượng bản đồ lớn hơn, MindMup chỉ thu $2.99/tháng từ người dùng.

5. MindMeister

MindMeister là một công cụ vẽ mindmap hết sức thú vị. Ngoài chức năng “nhúng” video trực tiếp vào bản đồ, MindMeister còn cho phép bạn add thêm thành viên vào project để vẽ mindmap, upvote/downvote ý tưởng, hoặc để lại ý kiến góp ý. Hiện tại, MindMeister đang miễn phí cho người dùng vẽ tối đa 3 bản đồ. Phiên bản cao cấp của MindMeister cho phép người dùng vẽ mindmap không giới hạn, cùng quyền export bản đồ ra file định dạng PDF.

6. Phần mềm Stormboard

Phần mềm Stormboard

Stormboard là một trong những công cụ vẽ mindmap tốt nhất trên thị trường. Nó cho phép bạn liên kết các ý tưởng dưới dạng giấy nhớ, thay vì các ý tưởng kiểu “nút – nhánh” truyền thống. Điều này khiến công việc vẽ bản đồ tư duy của bạn trở nên dễ dàng hơn, bớt rắc rối với các tùy chọn nút – nhánh phức tạp.

Thậm chí, bạn còn có thể mời các thành viên trong nhóm của mình tham gia sửa đổi bản đồ, mà không lo ngại họ phá bỏ 100% sơ đồ bạn đã tạo dựng từ trước đó. Bạn được miễn phí vẽ tối đa 5 mindmap trong Stormboard. Phiên bản mở rộng cho phép bạn sử dụng những tính năng bổ sung, như liên kết bản đồ với Microsoft Office Online, export ra các định dạng file phổ biến,… Giá cho phiên bản mở rộng là $5/tháng.

7. SimpleMind

SimpleMind là một phần mềm mindmap thú vị, cho phép bạn thực hiện nhiều thao tác tùy chỉnh đa dạng. Thậm chí, bạn còn có thể định dạng mindmap của mình với nhiều hình thù khác nhau, như sơ đồ theo chiều dọc, theo chiều ngang, hay freeform. Nếu bạn sử dụng app SimpleMind trên điện thoại, bạn hoàn toàn có thể thêm voice và video cho bản đồ, thuận tiện trong việc ghi nhớ và thuyết trình ý tưởng. Để sử dụng bản đồ đa nền tảng, bạn cũng có thể thêm file mindmap trên hệ thống điện toán đám mây.

Chức năng mà chỉ có SimpleMind mới có, đó chính là khả năng chuyển đổi dữ liệu file PDF thành bản đồ tư duy. Bạn có thể tiết kiệm hàng giờ chỉnh sửa bản đồ chỉ bằng 1 cú click chuột. Hiện tại SimpleMind đang cho phép người dùng sử dụng miễn phí phần mềm với giới hạn các tính năng. Để sử dụng phiên bản không giới hạn, bạn chỉ phải bỏ ra từ $6.99/người dùng (phiên bản di động) tới $24.99/người dùng (phiên bản desktop).

8. LucidChart

LucidChart vốn nổi tiếng là một ứng dụng thiết lập bảng biểu số liệu. Nhưng, nó cũng là một phần mềm vẽ mindmap tốt. Cho phép chuyển bản đồ thành file quản lý dữ liệu, kiểu  định dạng CSV là một trong những tính năng đặc sắc của LucidChart.

88

Giao diện chính của LucidChart

Đặc biệt hơn, nó cho phép bạn liên kết các dữ liệu có sẵn từ Google Trang tính vào bản đồ tư duy. Điều này vô cùng thuận tiện cho bạn trong việc nhập liệu, hoặc xuất dữ liệu từ mindmap ra các công cụ văn phòng khác. LucidChart đang hoàn toàn miễn phí cho người dùng thiết lập tối đa 3 bản đồ tư duy. Phiên bản mở rộng với chỉ $4.95/tháng sẽ cho phép bạn sử dụng không giới hạn các tính năng.

Xem thêm: Critical thinking là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

VII. Kết luận

Sơ đồ tư duy sáng tạo hiện nay đó là một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn ghi nhớ được khi học một môn ngoài ngữ mới từ các tiếng quen thuộc như tiếng Anh, Pháp, hay Đức….Từ một chủ đề trọng tâm, bạn có thể triển khai ra các ý nhỏ với từng nhánh chia nhỏ khác nhau. Đặc biệt, sơ đồ tư duy mindmap nay đã có những ứng dụng thiết kế sẵn giúp bạn tiết kiệm được thời gian vẽ sơ đồ tư duy bằng tay.