Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Tầm quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa.Những lưu ý quan trọng khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biết là với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp.

Hợp đồng mua bán là một trong những hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất. Hợp đồng mua bán áp dụng cho hầu hết tất cả các giao dịch liên quan đến mua bán nhằm đảm bảo điều kiện pháp lý và uy tín. Hợp đồng mua bán chính là công cụ để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình hợp tác cũng như sau đó. 

Liên quan đến hợp đồng mua bán:

Theo điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Hợp đồng mua bán tài sản là bản thỏa thuận giữa các bên, là bên bán và bên mua, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và thanh toán hợp đồng cho bên bán”

Theo quy định khoản 8 điều 3 Luật thương mại 2005:Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vị giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thành toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”

Đặc điểm chính của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể kể đến như:

  • Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phần lớn là các thương nhân
  • Đối tượng hướng tới hợp đồng mua bán hàng hóa chính là các mặt hàng
  • Mục đích chính của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa là nhằm sinh lợi
  • Một hợp đồng mua bán hàng hóa thường có những điều khoản cơ bản được pháp luật quy định. Nếu như khi soạn thảo hợp đồng mua bán, bên bán và bên mua không thỏa thuận những điều khoản sau thì vẫn được hiểu là các bên đã mặc định về thỏa thuận đó và thực hiện hợp đồng theo đúng pháp luật.

Những điều khoản được quy định sẵn trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

  • Điều khoản liên quan đến những trường hợp không thể đáp ứng
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng
  • Điều khoản liên quan đến tranh chấp và giải quyết những tranh chấp
  • Điều khoản quy định khoảng thời gian hợp đồng mua bán có hiệu lực
  • Điều khoản về bồi thường hợp đồng khi có vi phạm

Những điểm mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015, chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017 khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Cơ bản thì Luật Dân sự vẫn tôn trọng quyền được tự do trong thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp những hợp đồng mua bán đơn giản, không có sự thỏa thuận rõ ràng, các bên tham gia phải chấp hành đúng theo quy định pháp luật. 

Tầm quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóaTầm quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa

I. Cam kết đảm bảo về chất lượng hàng hoá

Các bên tham gia mua bán hàng hóa, ràng buộc với nhau qua hợp đồng mua bán hàng hóa, hoặc hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa: cũng là một trong những loại hợp đồng được thực hiện khi tiến hành mua bán hàng hóa quy định tại Bộ luật Dân sự. Nội dung hợp đồng là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ cụ thể liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa.

Xem thêm:  Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Với những giao dịch có nhiều điều kiện về đảm bảo chất lượng hàng hóa, tuy nhiên những thỏa thuận này phần lớn chưa phù hợp với mặt hàng và chưa đúng theo quy định pháp luật và ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro hay tranh chấp không đáng có. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là các bên chưa so sánh, đối chiếu với quy định của pháp luật đối với từng ngành hàng và từng sản phẩm cụ thể. 

Khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên tham gia lưu ý trong mục tiêu chuẩn chất lượng, bên soạn thảo nên tạo thêm phần phụ lục hợp đồng riêng cho sản phẩm. Trong phụ lục nêu rõ ràng từng đặc điểm nổi bật của hàng hóa như: tên mặt hàng, số hiệu hàng hóa, cấu tạo sản phẩm, thành phần, nguồn gốc sản phẩm và thời gian sản xuất, … 

II. Hủy bỏ hợp đồng với lý do vi phạm giao hàng

Đối với những trường hợp thực hiện giao hàng với tần suất cao, bên bán cần lưu ý, nếu có bất kỳ vi phạm gì về giao hàng ở một lần nào đó, thì bên mua có quyền hủy bỏ phần hợp có liên quan và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.

Giao hàng không đúng số lượng:

  • Bên bán giao quá số lượng hàng hóa, bên bán có khả năng gặp phải rủi ro nếu như bên mua không nhận lượng hàng hóa dư ra, và sẽ phải chịu phần chi phí giao hàng về. Còn nếu trường hợp bên mua đồng ý nhận phần hàng dư ra đó thì bên mua thực hiện thanh toán theo đúng mức giá ghi trong hợp đồng mua bán.
  • Bên bán giao không đủ số lượng hàng hóa theo hợp đồng cho bên mua. Trong trường hợp này, bên bán phải tiếp tục phần hàng còn thiếu theo đúng thời  hạn hợp đồng cho bên mua. Mặt khác, bên bán có thể phải chịu tổn thất khi bên mua hủy hợp đồng mua bán và yêu cầu bên bán bồi thường hợp đồng theo quy định.

Bên bán giao hàng cho bên mua nhưng không đồng bộ. Bên bán có trách nhiệm hoàn đổi, thay thế toàn bộ số hàng không đồng bộ lại cho bên mua. Trong trường hợp bên mua đã thanh toán giá trị hợp đồng mua bán thì bên bán sẽ phải trả lãi theo số tiền đã nhận trong thời gian hoàn đổi hàng theo đúng chuẩn, và có trách nhiệm bồi thường hợp đồng nếu như bên mua yêu cầu. 

Ngoài ra, khi bên bán giao hàng sai chủng loại sản phẩm, bên bán phải chịu hoàn toàn rủi ro, bên mua có quyền hủy hợp đồng cùng với đó là yêu cầu bồi thường đối với bên bán. Trường hợp đơn hàng có nhiều chủng loại khác nhau , bên bán không giao đúng chủng loại một số sản phẩm thì bên mua hoàn toàn có thể hủy bỏ phần hợp đồng có liên quan đến hàng hóa đó. Hợp đồng quy định rõ ràng về biên bản giao hàng và nhận hàng hóa tránh những tranh chấp phát sinh. 

III. Xảy ra tranh chấp về thanh toán do không quy định rõ

Thông thường, trong hợp đồng mua bán, bên bán chỉ đưa ra những quy định đơn giản về mức giá và phương thức thanh toán theo hình thức tiền mặt hay chuyển khoản. Tuy nhiên, để làm giảm và tránh được những tranh chấp hay những khúc mắc không đáng có, khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán cần có nội dung quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán.

Một số điều khoản được quy định cụ thể như sau:

  • Giá cả của từng mặt hàng, từng loại hàng hóa mua bán, đề cập rõ các mục giá sản phẩm đã bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, hay một số loại thuế phí khác, … 
  • Về phương thức thanh toán: quy định rõ về đồng tiền thanh toán (VNĐ hay USD), thông tin về tài khoản giao dịch như số tài khoản, ngân hàng giao dịch, phí giao dịch do bên nào chịu, mức lãi suất khi trả chậm.

Trường hợp trong hợp đồng mua bán đơn giản, không có những thỏa thuận về giá cả và phương thức thanh toán, thì theo Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

  • Những biến động về giá cả sản phẩm sẽ căn cứ theo giá cả thị trường vào thời điểm thanh toán hóa đơn. 
  • Phương thức thanh toán tiền hàng hóa được xác định dựa trên tập quán của địa điểm và thời điểm thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa

Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóaKý kết hợp đồng mua bán hàng hóa

IV. Chi phí vận chuyển cùng với các chi phí liên quan

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bạn cần nêu rõ ràng các điều khoản liên quan đến tài chính, đặc biệt các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán quy định rõ ràng và chi tiết về chi phí vận chuyển hàng hóa cho các bên, tránh xảy ra khúc mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều khoản nêu rõ thời điểm tiến hành chuyển giao chi phí cho các bên trong quá trình giao hàng. Ví dụ: khi bên bán giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển chi phí sẽ do bên nào chịu trách nhiệm, hoặc khi hàng hóa đã được chuyển đến cho bên mua thì chi phí giao hàng do bên nào đảm nhận.

Trong trường hợp, hợp đồng mua bán giữa các bên không có điều khoản quy định về chi phí vận chuyển và chi phí phát sinh khi giao hàng, các bên tham gia hợp đồng bắt buộc phải chịu rủi ro về khoản chi phí. Căn cứ vào quy định của luật, căn cứ vào ngành hàng, căn cứ tiêu chuẩn riêng của mỗi ngành nghề hoặc căn cứ vào tiêu chuẩn nào đó phù hợp mục đích của hoạt động mua bán. 

V. Chuộc lại hàng đã bán

Khi tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa thông qua hợp đồng mua bán, bên bán có thể thỏa thuận với bên mua trên hợp đồng nếu như bên bán có nhu cầu chuộc lại mặt hàng đã bán. Điều khoản hợp đồng quy định rõ thời hạn chuộc hàng hóa, giá cả sản phẩm khi chuộc lại và phương thức để chuộc lại hàng hóa. 

Trường hợp bên bán muốn chuộc lại hàng hóa nhưng trong hợp đồng mua bán lại không có điều khoản này hoặc điều khoản không rõ ràng thì có thể căn cứ theo quy định về chuộc lại hàng đã bán trong Bộ luật dân sự 2015.

Các điều khoản của bộ luật như sau:

  • Về thời hạn chuộc lại: Đối với động sản, thời hạn để chuộc lại không vượt quá 1 năm. Đối với bất động sản, thời hạn chuộc lại không vượt quá 5 năm.
  • Về thời điểm chuộc lại: Trong thời hạn có thể chuộc lại, bên bán được quyền chuộc lại hàng hóa bất cứ khi nào, tuy nhiên, trước khi tiến hành chuộc lại, bên bán có trách nhiệm báo trước cho bên mua. Lưu ý, bên mua tuyệt đối không được bán sản phẩm hàng hóa lại cho bên khác, nến không thực hiện đúng quy định thì phải chịu hoàn toàn rủi ro về hàng hóa đó. 
  • Về giá để chuộc lại: giá để bên mua chuộc lại là mức giá theo thị trường hiện hành ở thời điểm cũng như địa điểm chuộc lại.

VI. Hướng dẫn sử dụng hàng hóa

Căn cứ Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bổ sung cụm từ “trong một thời gian hợp lý”. Điều này có nghĩa là hợp động phải xác định rõ thời gian mà bên bán phải chịu trách nhiệm liên quan đến sản phẩm. Bên bán sẽ phải chịu rủi ro, nếu như không thực hiện đúng theo điều khoản thì bên mua có quyền chấm dứt hợp đồng mua bán và yêu cầu bên bán bồi thường hợp đồng. 

VII. Kết luận

Trước khi tiến hành bất cứ hoạt động mua bán hàng hóa lớn, thiết bị, vật tư, máy móc, … bạn cần lưu ý về hợp đồng mua bán hàng hóa, những điều khoản quan trọng để việc mua bán hàng hóa được thực hiện theo đúng mục đích. Khi soạn thảo hợp đồng mua bán, bạn lưu ý chỉ rõ những điều khoản, có phụ lục đính kèm đối với những hợp đồng đa dạng sản phẩm. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia về lĩnh vực là rất cần thiết trong việc hỗ trợ bạn phân tích, soạn thảo hợp đồng mua bán. Đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp đồng mua bán là giấy tờ vô cùng quan trọng, là những tài liệu pháp lý đặc biệt.