Ngày nay, nghề BA đã và đang phát triển rất mạnh trên thế giới, tuy nhiên, vị trí này vẫn chưa thực sự được hiểu rõ ở Việt Nam cho dù tiềm năng phát triển là vô cùng lớn. Hãy cùng 123job tìm hiểu nghề BA ở nội dung sau nhé…

Những người làm nghề BA (Business Analyst) thường được gọi với cái tên “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. Để nói về ngành nghề đặc biệt này, có thể hiểu đơn giản họ là những người đứng ở giữa, làm nhiệm vụ kết nối khách hàng với bộ phận kinh doanh và bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp. Hiểu rõ yêu cầu của từng bên và truyền đạt nội dung đầy đủ nhất cho bên còn lại là “sứ mệnh” quan trọng nhất của những người đảm nhiệm vị trí này.

I. Xu hướng nghề Business Analyst (BA) tại Việt Nam hiện nay

xu-huong-nghe-ba-hien-nayXu hướng nghề BA hiện nay

Ở Việt Nam, xu hướng nghề BA hiện nay chưa thực sự có bước phát triển đáng kể. Vị trí này thường chỉ xuất hiện trong các doanh nghiệp về công nghệ, tài chính hoặc ngân hàng. Lý do thật đơn giản vì các ngành nghề này đã và đang chịu tác động lớn nhất bởi “cơn bão” cách mạng công nghệ, sản phẩm họ tạo ra phải luôn luôn đổi mới, chính vì vậy mà yêu cầu về chuyển tiếp thông tin giữa các bộ phận và với khách hàng là vô cùng lớn. Từ đây, nghề BA ra đời như một tất yếu, trở thành “cánh tay phải” vững chắc cho sự cạnh tranh của từng doanh nghiệp. 

Bởi sự phát triển mạnh mẽ và yêu cầu đổi mới ngày càng tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, nên về lâu dài, nghề BA được đánh giá sẽ vô cùng phát triển ở thị trường Việt Nam. Có thể thấy rõ ngay lúc này, mức lương mà các doanh nghiệp chi trả cho nghề BA đã là rất cao, dẫn tới việc ngày càng nhiều nhân lực đổ dồn sự quan tâm vào nó.

Đảm nhiệm vai trò là “cầu nối” cho dự án, nên sứ mệnh quan trọng nhất của một người làm nghề BA là hiểu rõ từ yêu cầu của khách hàng tới biết cách gợi ra nhu cầu cho chính họ, sau đó truyền tải thông tin đầy đủ nhất tới các bộ phận lập trình. Đôi khi khách hàng là những người không thực sự hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình, lúc này, người làm nghề BA sẽ có trách nhiệm tư vấn, giải thích và thậm chí là đưa ra quyết định tốt nhất cho khách hàng. Do vậy, nghề BA đòi hỏi nhân lực phải có khả năng giao tiếp tốt, biết nhìn nhận vấn đề đa chiều, tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề khéo léo. 
Những thông tin sơ lược trên chắc hẳn đã giúp bạn thấy được phần nào tầm quan trọng của nghề BA hiện nay. Bên cạnh đó, ngành nghề đặc biệt này cũng tiềm ẩn vô số thách thức đi kèm với rất nhiều cơ hội. Cùng xem nhé...

II. Cơ hội và thách thức của nghề Business Analyst (BA)

co-hoi-va-thach-thuc-cua-nghe-ba
Cơ hội và thách thức của nghề BA

1. Cơ hội

Cơ hội lớn nhất mà nghề BA mang lại chính là việc tiếp xúc được với rất nhiều khách hàng, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Từ việc giao tiếp với họ, chúng ta có thể có được rất nhiều kỹ năng, nghiệp vụ mới vô cùng bổ ích. Nghề BA được coi là môi trường tốt cho những người thích trải nghiệm, học hỏi, từ đó nâng cao năng lực bản thân. 
Mức thu nhập cao cũng là một trong những lý do mà nghề BA dần chiếm lợi thế trong thị trường tuyển dụng ngày nay. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ luôn nhận được những khoản thù lao hậu hĩnh cho những chiếc “cầu nối” thông tin vững chắc mà họ xây dựng được từ khách hàng tới các bộ phận chuyên về công nghệ trong doanh nghiệp. Bởi suy cho cùng, doanh số của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của những chiếc “cầu nối” này.

2. Thách thức

Khó khăn lớn nhất mà một chuyên viên phân tích nghiệp vụ gặp phải có lẽ là nắm bắt và thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Để trở thành một ứng cử viên tốt cho nghề BA, mỗi người đều phải nghiêm túc rèn luyện bản thân, trở nên thật khéo léo, biết nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, từ đó phân tích các đặc điểm, nhu cầu của khách hàng. Đôi khi, khách hàng cần bạn thấu hiểu nhiều hơn, thì bạn luôn phải sẵn sàng đưa ra cho họ những lời khuyên tốt nhất.

Thách thức nghề Business Analyst lớn thứ hai phải nói tới việc chịu trách nhiệm cho quá trình vận chuyển thông tin từ khách hàng tới các bộ phận liên quan diễn ra thật suôn sẻ. Quá trình này không nên có bất cứ “xung đột thông tin” nào giữa hai bên, bởi nếu không, sản phẩm mà doanh nghiệp đem tới cho khách hàng sẽ không còn đáp ứng đúng nhu cầu của họ nữa. Nghề BA suy cho cùng tựa như một kiến trúc sư xây dựng nên “cây cầu thông tin” vậy!

III. Con đường nghề nghiệp của BA

dinh-huong-nghe-ba
Con đường nghề nghiệ của nghề BA

Nếu bạn có định hướng phát triển nghề BA thì ngay từ bây giờ, bạn nên chuẩn bị cho mình một “business analyst career path”- nấc thang phát triển sự nghiệp nghề BA. Sau đây là 7 định hướng phát triển mà bạn nên quan tâm tìm hiểu...

1. Professional BA

Nếu đã sớm chọn nghề BA là đam mê, con đường phù hợp nhất cho bạn là trở thành một BA chuyên nghiệp - Professional BA. Để trở thành nhân viên vị trí này, bạn phải trang bị cho mình khối lượng kiến thức khá lớn thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, sao cho có cái nhìn rộng nhất ở bất cứ lĩnh vực nào. Điều này làm cho một Professional BA luôn có sự linh hoạt, thay đổi ngành nghề một cách dễ dàng và tìm cho mình một mục tiêu phát triển dài hạn để tiến tới thành công trong tương lai.

2. Business Analysis Manager

Nếu bạn là mẫu người ưa thích làm lãnh đạo và có kỹ năng quản lý nhân sự tốt, đồng thời có định hướng nghiêm túc theo đuổi nghề BA, thì chắc chắn Business Analysis Manager sẽ là lựa chọn phù hợp nhất cho sự nghiệp của bạn.

3. Relationship Manager

Để trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ, bạn phải có cho mình khá nhiều kỹ năng. Hãy thử một lần nhìn nhận lại bản thân nhé… Từ giao tiếp, lắng nghe, khái quát vấn đề tới thấu hiểu và thuyết phục… nếu những kỹ năng tưởng chừng như “khó nhằn” này từ lâu đã là lợi thế của bạn, đừng chần chờ mà hãy bắt đầu ngay với công việc Relationship Manager - đây chính là môi trường phù hợp nhất cho bạn để phát triển sự nghiệp làm một BA-er đó!

4.  Project Manager

Ở thời điểm bắt đầu sự nghiệp nghề BA, có khá nhiều người lựa chọn Project Manager làm bước chạy đà, bởi đây là vị trí gần gũi nhất với họ. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng, kinh nghiệm là lợi ích lớn nhất mà Project Manager đem tới, bên cạnh đó thì vị trí này yêu cầu những kỹ năng và trọng tâm hoàn toàn khác so với nghề BA.

5.  BA Competency Manager

Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết nghề BA thay vì thực tiễn và áp dụng? Bạn muốn là người dẫn dắt các chuyên viên phân tích nghiệp vụ khác để góp phần xây dựng sự phát triển lớn mạnh cho doanh nghiệp? Hãy bắt đầu với công việc BA Competency Manager. Đây được đánh giá là một vị trí vô cùng quan trọng và ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, săn đón với chế độ đãi ngộ khá cao.

6. Subject Matter Expert

Là một chuyên viên phân tích nghiệp vụ có chuyên môn tốt, chắc hẳn sẽ không ai bỏ qua vị trí The BA Career Path of Subject Matter Expert. Về cơ bản, đây là vai trò của những chuyên gia trong những ngành hay lĩnh vực cụ thể. Nếu bạn am hiểu về một ngành nghề nhất định và muốn phát triển tới cùng với ngành nghề đó - đây sẽ là vị trí đặc biệt trong nghề BA có thể đem lại cho bạn vô số cơ hội trong tương lai.

7. Business Architect

Hiểu biết rộng ở cấp độ doanh nghiệp sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới vị trí Business Architect của nghề BA. Hay nói cách khác, đây được cho là công việc sinh ra cho những chuyên viên phân tích nghiệp vụ cấp cao.

III. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nghề BA - một lĩnh vực khá mới mẻ đối với thị trường việc làm tại Việt Nam hiện nay. Mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin thật cần thiết và xây dựng được định hướng phát triển nghề Business Analyst trong tương lai. Chúc bạn thành công!