Người làm nhân sự lúc nào cũng tất tả lo hết chế độ này đến chế độ khác, chỉ cần chậm quyền lợi một chút là người lao động sẽ kêu ca ngay! Sau đây là một vài câu chuyện về ngành nhân sự và những chia sẻ thật từ những người trong nghề.

Chuyên viên nhân sự là người sẽ lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo, người tính lương, thưởng cho từng chức vụ, bộ phận, giải quyết những tranh chấp, gắn kết nội bộ công ty… Bởi vậy người ta nói nhân sự là những kẻ làm dâu trăm họ quả không sai.

I. Góc khuất ngành nhân sự

Có thể nói một nhân viên (NV) phòng Nhân sự (HR, viết tắt của cụm từ human resources) khá “oai” đối với các nhân viên khác. Bởi vì họ nắm trong lòng bàn tay nhiều bí mật của công ty: kế hoạch phát triểnsản xuấtkinh doanh, danh sách nhân viên được đề bạt hoặc bị liệt vào “sổ đen”, những vấn đề về lương bổng, kế hoạch tuyển dụng và sa thải NV... thái độ

Quản trị nhân sự

Quản lý nhân sự là gì? Cay đắng nghề quản trị nhân sự

Hơn thế nữa, phòng HR còn là “thủ phạm” đặt ra những quy định, luật lệ trong công ty mà mọi người bắt buộc phải tuân thủ. Bộ phận HR cũng có chức năng đi tìm hiểu nhu cầu và phẩm chất của người lao động để đề xuất những chính sách phù hợp, đào tạo thêm cho nhân viên hoặc điều phối lại vị trí, công việc. Khi có nhân viên mới vào, NV tuyển dụng còn phải bố trí trước chỗ ngồi và sắp đặt chu đáo những dụng cụ cần thiết cho người mới; giới thiệu về cơ cấu các phòng ban, quy định, quy trình nội bộ, phong cách làm việc, giúp người mới làm quen với các nhân viên cũ...

Ngành nhân sự được chia thành hai mảng chính gồm: quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Quản trị nhân sự là làm những công việc liên quan tới quản lý nhân sự hành chính và thực hiện các chính sách lao động. Quản trị nguồn nhân lực thì mang tính chiến lược hơn, ví dụ như phát hiện và phát triển các nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên... Hiện nay quản trị nguồn nhân lực ngày càng được xem trọng hơn. Ngoài ra, ngành quản lý nhân sự còn có nhiều nghề khác như: Săn đầu người – tiếp cận và thuyết phục những nhân sự được khách hàng chỉ định về làm việc cho công ty khách hàng, tìm kiếm và tuyển chọn các ứng viên, tư vấn quảng cáo tuyển dụng, hay tư vấn chiến lược nhân sự... thái độ

II. Trên đe dưới búa

Nhân viên HR phải bảo đảm được quyền lợi của người lao động nhưng vẫn phải tính đến lợi ích công ty. Nếu không linh hoạt, người làm quản lý nhân sự rất dễ bị dẫn đến hai thái cực: được chủ doanh nghiệp yêu quý nhưng nhân viên lại rất ghét, hoặc ngược lại.

“Khi phải thông báo về việc sa thải hay cho nghỉ việc một nhân viên do công ty thu hẹp sản xuất, nhìn khuôn mặt buồn bã, thái độ lo âu của họ, mình cũng thấy lòng nặng trĩu.” – một Giám đốc HR tâm sự. Vấn đề giữ hay không giữ người cũng đang được thảo luận sôi nổi trên diễn đàn Jobviet.com. Tại chủ đề “Có nên giữ người muốn ra đi" một thành viên chia sẻ: “Nhưng cũng có những nhân viên ra đi vì họ thấy một cơ hội khác hấp dẫn hơn, hoặc có thể là do hiểu lầm, do không được đánh giá đúng triển vọng nghề nghiệp của mình, lúc ấy rất cần có một buổi nói chuyện rõ ràng để không bên nào phạm phải một quyết định sai lầm". Ngoài ra, nhiều nhân viên HR tại nhiều công ty liên doanh còn đối mặt với vấn đề "lệch pha" văn hoá giữa người lao động Việt Nam và chủ sở hữu lao động người nước ngoài. Nếu không khéo léo giải quyết thì rất dễ xảy ra việc đình công, nghỉ việc hay sa thải hàng loạt. Khi nhân viên vì bất mãn mà nghỉ việc hay đình công là thất bại lớn nhất của người làm nghề nhân sự.

Quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự

III. Cay đắng nghề nhân sự 

” Những ai đã từng bén duyên với ngành nhân sự, để rồi kết duyên và xây dựng sự nghiệp với nghề đều cảm nhận và thấu hiểu tường tận về những thách thức, khó khăn trong công việc này. Vị đắng xen vị ngọt hòa lẫn niềm vui – nỗi buồn của nghề nhân sự đã góp phần tạo thêm bản lĩnh, nghị lực và cả sự động viên cho những người đang bước đi trên con đường quản lý nhân sự.

Nhân sự làm tuyển dụng, đúng không? Tôi phải ngồi mò mẫm, đọc hàng trăm, hàng nghìn (nếu có đủ sức để đọc) hồ sơ của các ứng viên. Trong những số đó, phải lọc ra ứng viên phù hợp với hàng chục các yêu cầu cụ thể cũng như những yêu cầu mà chỉ có sự nhạy bén của chính mình mới nhận ra. Ứng viên “đẹp xinh” tới dự buổi phỏng vấn, không hề biết nhà tuyển dụng đã “toét cả mắt, và còng cả lưng” như thế nào để mới có buổi gặp gỡ này. Có các ứng viên “xù” không thèm tới; có cả ứng viên tới muộn cả buổi; có những ứng viên đi dự phỏng vấn như đi dự party; còn có những ứng viên thì đánh đố nhà tuyển dụng bằng bộ hồ sơ nhàu nát, gạch xóa linh tinh…

Quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự? Mặt trái của nghề quản lý nhân sự

Nhân sự là người làm thủ tục kết thúc hợp đồng lao động với một nhân viên “bị sa thải”, phải không? Có những bạn nhân viên không tự kiểm điểm lại bản thân xem vì sao mà mình lại bị sa thải mà nghĩ “luôn và ngay” rằng chính những người làm nhân sự “đuổi việc” họ. Tôi làm gì có cái quyền “đuổi” ai được nhỉ? Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn tuyển được nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và có sự gắn bó lâu dài. Bất kỳ Nhà lãnh đạo nào khi nhận xét về một cá nhân nào đó, họ sẽ tổng hợp từ nhiều yếu tố, lắng nghe nhiều ý kiến. Và làm gì có Nhà lãnh đạo nào đi “đuổi việc” một nhân viên chỉ vì nghe nhân sự hay ai đó xúi giục? Bởi nếu có Nhà lãnh đạo nào như thế thì doanh nghiệp chẳng thể tồn tại để cho các bạn hay tôi có chỗ để làm việc.

Nhân sự là người tổ chức party, du lịch hay các hoạt động mang tính chất relax cho mọi người trong doanh nghiệp. Tôi cũng phải đau cả đầu để tìm ra được một chỗ giá cả vừa phải chăng, món ăn ngon lành mà lại hợp khẩu vị với phần đông sở thích của mọi người. Khi mà tôi đôn đáo đặt chỗ, lăn lê chọn món thì tôi cũng mong muốn có một buổi thật sự vui vẻ, ý nghĩa như tất cả các bạn. Tôi cũng không hề biết được trước ở chỗ đó đồ ăn thì ít, lác đác vài bạn ruồi ghé thăm (ví dụ như thế…). Tôi cũng là người đi tham dự, các bạn nghĩ tôi thích ăn món ăn dở, thích muốn tới chỗ chật chội, ồn ào nên tôi đặt chỗ rồi thì để các bạn thái độ chê ỉ chê eo? Hay tôi biết trước ở resort cách Sài Gòn hàng trăm km có nhiều muỗi, hay bị cúp điện mà vẫn đặt tour để rồi nghe các bạn mỉa mai, chê bai đủ kiểu?

Nhân sự, tôi phải “cãi” sếp để đảm bảo được quyền lợi cho các bạn. Nhân sự, tôi phải chịu thái độ, ánh mắt dèm pha sau lưng của các bạn để đảm bảo trật tự doanh nghiệp, duy trì nội quy hay v.v… và v.v… những điều Sếp “cho là đúng”.

Đây là một chút tâm sự của một đàn chị trong ngành HR, mình xin phép share mọi người cùng đọc và ngẫm nghĩ, đâu đó cũng có những suy nghĩ của chúng ta có trong bài viết này phải không? 

IV. Kết

Cuối cùng, có ai đó đã nói nhân sự là nghề không dành cho những con người hiền lành. Nhân sự phải mềm mỏng để xử lý các tình huống căng thẳng, đồng cảm và chia sẻ với nhân viên những khó khăn trong những mối quan hệ công sở. Nhưng họ cũng phải luôn thẳng thắng trong công việc dẫn đến việc họ dễ bị hiểu lầm là ghê gớm.

Bởi vậy làm nhân sự không hề dễ dàng chút nào. Thế nhưng sau tất cả mọi khó khăn thì nghề nhân sự lại có rất nhiều điều thú vị. Từ việc tuyển dụng, đào tạo, văn hóa, nội bộ công ty… chính những công việc đó đã mang lại sự hấp dẫn của nghề nhân sự – một nghề rất đáng để các bạn theo đuổi và cống hiến.