Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường sôi nổi và đầy biến động. Dịch vụ môi giới chứng khoán cũng theo đó mà dần trở nên quen thuộc. Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu xem môi giới chứng khoán đóng vai trò gì trong thị trường đầy tiềm năng này nhé!

Nhiều người khi nghe đến hai từ "môi giới" đều có ác cảm, không có sự tin tưởng, đặc biệt với những ngành như chứng khoán, tính bất biến nhanh chóng, đòi hỏi người chơi phải có khả năng dự đoán cực tốt. Chính vì vậy nhiều người chơi chứng khoán thường dựa theo những hiểu biết cá nhân để theo dõi và chơi mà không muốn dựa vào bất cứ bên môi giới nào. Nhưng hãy cùng nhìn thật đúng về nghề môi giới chứng khoán là gì trong bài viết dưới đây nhé!

I. Môi giới chứng khoán là gì?

Theo khoản 20, Điều 6 Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010 quy định: "Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng."

Môi giới chứng khoán có thể là tổ chức, công ty hay cá nhân đứng ra đại diện, bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Nhiệm vụ của họ là tiến hành các giao dịch, theo dõi, phân tích thông tin, từ đó đưa ra những lời khuyên đầu tư, hướng đi thích hợp để giúp khách hàng đưa ra quyết định và nâng cao tỉ suất lợi nhuận.

Stock broker hay brokerage là thuật ngữ dùng để chỉ môi giới chứng khoán có nhiệm vụ đại diện cho khách hàng là cá nhân hoặc một tập thể để thực hiện các giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu với những sàn giao dịch chứng khoán hoặc những nhà tạo lập thị trường. 

Môi giới chứng khoán là gì?

Môi giới chứng khoán là gì?

II. Ưu điểm của dịch vụ môi giới chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam xuất hiện từ những năm 2000, nhưng cho tới những năm 2006 - 2007 thì thị trường này mới thực sự tăng trưởng nóng hơn bao giờ hết với rất nhiều công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư lúc ấy đã gây ra nhiều hậu quả và thất vọng. 

Trải qua khủng hoảng kinh tế thế giới thì cho tới năm 2009, thị trường chứng khoán dần hồi phục và thu hút sự đầu tư trở lại. Nhu cầu về dịch vụ môi giới chứng khoán cũng vì thế mà trở nên thiết thực hơn để tránh đi vào vết xe đổ trước đây. Dịch vụ này nhanh chóng được ưa chuộng bởi rất nhiều ưu điểm:

1. Tiết kiệm thời gian, chi phí

Đây là điểm rất tiện lợi của dịch vụ môi giới chứng khoán về vấn đề giao dịch giữa các bên. Các nhà đầu tư cá nhân thường nghĩ môi giới chứng khoán là không cần thiết. Điều đó là bởi vì họ chưa biết rằng giao dịch qua môi giới chứng khoán giúp giảm thiểu chi phí tới 10 lần, đối với những giao dịch có giá trị lớn thì con số này rất đáng kể. 

Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức khi ký hợp đồng môi giới của công ty chuyên môi giới chứng khoán. Nhờ việc thông qua bên đại diện là công ty môi giới, dù người bán và người mua không hề quen biết nhau thì giao dịch vẫn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Nếu không thông qua công ty môi giới, các nhà đầu tư sẽ phải lên lịch hẹn gặp mặt trực tiếp, đàm phán, thương lượng kéo dài mà chưa chắc đã đi đến được thỏa thuận chung. “Thời gian là vàng”, chính việc này sẽ làm phát sinh chi phí vô ích.

2. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả

Các công ty môi giới để được phép giao dịch chứng khoán cần phải có giấy phép kinh doanh, đăng ký mô hình kinh doanh tại các tổ chức cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, các công ty này sẽ chú trọng tuyển dụng, đào tạo một đội ngũ nhân viên am hiểu kiến thức về thị trường, có tư duy phân tích những biến động hằng ngày và định hướng đúng về xu hướng của thị trường chứng khoán. Từ đó mới có thể giúp khách hàng đưa ra được những quyết định đầu tư sinh lời hiệu quả cao. Những lời khuyên của môi giới chứng khoán cùng những kinh nghiệm làm việc thực tế là cơ sở vững chắc để các nhà đầu tư có thể đối mặt với những biến động của thị trường và tỉnh táo khi ra quyết định đầu tư.

3. Cung cấp dịch vụ đa dạng

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, việc tối ưu hóa các thiết bị công nghệ đem đến những giải pháp xử lí công việc nhanh chóng và hiệu quả. Các công ty môi giới chứng khoán cho ra mắt rất nhiều chương trình, dự án để nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng như:

- Tra cứu tài khoản/ lệnh giao dịch qua tin nhắn tự động: Khách hàng có thể dễ dàng truy cập thông tin giao dịch qua điện thoại thông minh của mình.
- Hỗ trợ nhà đầu tư ứng trước tiền bán: Theo quy định, sau khi giao dịch được khớp lệnh hoàn tất 2 ngày, tiền bán chứng khoán mới được thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, trong thời gian ấy mà khách hàng muốn tiếp tục đầu tư để quay vòng vốn nhanh thì các công ty môi giới chứng khoán sẽ cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán.
- Cho vay cầm cố: Nhằm cung cấp vốn cho các nhà đầu tư, các công ty môi giới chứng khoán mở ra dịch vụ cho cầm cố chứng khoán mà khách hàng đang nắm giữ.
- Repo cổ phiếu: Repo là hình thức mà nhà đầu tư sẽ được vay tiền. Nói cách khác, đây là hình thức cấp tín dụng cho nhà đầu tư, là khoản vay có kì hạn thông qua số cổ phiếu khách hàng nắm giữ.

Ưu điểm của môi giới chứng khoán

Ưu điểm của môi giới chứng khoán

III. Nhân viên môi giới chứng khoán

Nhân viên môi giới chứng khoán (gọi tắt là Broker) thay mặt cho khách hàng đóng vai trò là trung gian giữa người bán và người mua chứng khoán. Đây là bộ phận không thể thiếu của mỗi thị trường chứng khoán.

Nghề môi giới chứng khoán sẽ làm những công việc liên quan rất nhiều đến tổng hợp, phân tích biến động của thị trường chứng khoán để đưa ra được những tư vấn hữu ích cho khách hàng. Những công việc thường ngày của một Broker là:

  • Tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng: Những nhân viên môi giới chứng khoán cũng giống như nhân viên kinh doanh của công ty, cũng mang trọng trách về doanh số và sự phát triển thịnh vượng của công ty. Vì vậy, họ rất tích cực trong việc mở rộng quan hệ với khách hàng để đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
  • Tư vấn mua bán cổ phiếu: Nhân viên môi giới chứng khoán thường tư vấn cho khách hàng của mình trong mỗi giao dịch, giải thích cho họ về phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán 
  • Nhận định tình hình thị trường: Điều này đòi hỏi nhân viên môi giới chứng khoán phải nhạy cảm để đưa ra những dự báo về biến động trên thị trường chứng khoán.
  • Phân tích tình hình và đưa ra lời khuyên đầu tư phù hợp: Đối với những người mới bắt đầu, nhân viên môi giới chứng khoán giống như một người thầy đặt lên những nét bút đầu tiên vào trang giấy trắng. Đối với những người chơi lâu năm, nhân viên môi giới chứng khoán giúp họ thăm dò thị trường, mở rộng quan hệ làm ăn.

Nhân viên môi giới chứng khoán

Nhân viên môi giới chứng khoán

IV. Các kĩ năng cần có của môi giới chứng khoán

1. Kĩ năng nắm bắt cơ hội đầu tư

Mỗi một nhân viên môi giới chứng khoán đều mang sứ mệnh nắm bắt cơ hội đầu tư. Để đạt được doanh số thì phải có khách hàng, mà muốn có khách hàng thì phải đạt hiệu quả trong đầu tư.

Có thể nói rằng đây là kĩ năng quan trọng và nổi bật nhất cần phải có ở một chuyên viên môi giới chứng khoán. Đây là kĩ năng biết tổng hợp, phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng vận động của các định chế tài chính, thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh và đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính cho khách hàng.

2. Kĩ năng đối mặt với áp lực công việc 

Môi giới chứng khoán là nghề phải chịu áp lực thường xuyên, từng ngày, từng giờ thậm chí là từng phút. Nghề môi giới không chỉ đơn thuần là tư vấn mà cũng phải chịu áp lực về doanh số. Trong những trường hợp thị trường chuyển biến xấu, thanh khoản giảm, áp lực đặt lên đôi vai của môi giới chứng khoán lại càng nặng nề hơn. Muốn đạt được doanh số thì khách hàng phải giao dịch nhiều, nhưng trong hoàn cảnh ấy, rất khó để khách hàng giao dịch mà có lời. Chính vì vậy, kĩ năng này là làm thế nào để vẫn duy trì được hiệu quả công việc khi đối mặt với áp lực. 

3. Kĩ năng giao tiếp

Giao tiếp là một kĩ năng thiết yếu đối với một nhân viên môi giới chứng khoán. Dù họ có am hiểu về kiến thức thị trường đến đâu nhưng khả năng truyền đạt thông tin của họ không tới được khách hàng thì cũng không đem lại thành quả gì. Nhân viên môi giới chứng khoán cần nắm bắt được sở thích, nhu cầu và khả năng của khách hàng với thái độ ân cần, chu đáo, biết lắng nghe và thấu hiểu. Khi họ đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, họ sẽ có được uy tín từ khách hàng.

4. Kĩ năng tìm kiếm khách hàng

Những nhà môi giới chứng khoán thành công đã từng chia sẻ về kinh nghiệm tìm kiếm nguồn khách hàng của mình thông qua: Gửi email, hẹn gặp mặt trực tiếp, làm quen qua những buổi hội thảo,... Qua đó sau khi họ có được tập khách hàng trung thành, họ sẽ mở rộng thêm được những khách hàng tiềm năng.

5. Kĩ năng khai thác thông tin

Để thu hút được thật nhiều khách hàng lựa chọn mình, một nhân viên môi giới chứng khoán phải có kiến thức về thị trường chứng khoán sâu sắc để phân tích, định hướng cho khách hàng. 

Bạn có thể thu thập được rất nhiều kiến thức từ các tạp chí, chuyên trang về chứng khoán như: Thời báo kinh tế Việt Nam, The Economist, Financial Times... hoặc các website tài chính như BBC, CNN...

Kĩ năng cần có của môi giới chứng khoán

Kĩ năng cần có của môi giới chứng khoán

V. Lương của nhân viên môi giới chứng khoán

Cũng tương tự như nghề Sales, lương của nhân viên môi giới chứng khoán cũng bao gồm lương cứng và hoa hồngdựa theo doanh thu khách hàng giao dịch. Mức phân chia tỉ lệ hoa hồng phổ biến trên thị trường hiện nay là 25% - 75%, tức là nếu công ty thu về được 100 triệu đồng thì nhân viên nhận được 25 triệu đồng và công ty hưởng 75 triệu đồng (các công ty còn phải nộp một tỷ lệ nhất định trích từ phí môi giới cho hai Sở giao dịch chứng khoán theo quy định). Một số công ty áp dụng tỉ lệ 30% - 70% để thúc đẩy nhân viên tìm kiếm khách hàng, thậm chí có công ty đã áp dụng tỉ lệ 35% - 65%.

Hiện nay, mức lương cứng của nhân viên môi giới chứng khoán dao động từ 4 đến 8 triệu đồng/tháng. Nếu tính thêm hoa hồng và thưởng thì mức lương trung bình của nghề này dao động từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Ở thời kì hoàng kim của chứng khoán 10 năm trước, đã từng có những nhà môi giới kiếm được 50 đến 70 triệu đồng/tháng. 

Theo khảo sát của 123job.vn, những chuyên gia môi giới chứng khoán hàng đầu Việt Nam hiện nay có thể kiếm được khoảng 5 đến 6 tỷ đồng/tháng. Mức cao nhất khảo sát được là từ 8 đến 10 tỷ đồng/tháng ở một công ty tại TP HCM.

VI. Thực trạng tuyển dụng môi giới chứng khoán

Thực trạng hiện nay của thị trường là khan hiếm nhân sự môi giới chứng khoán. Liên tục đăng tin tuyển dụng nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn trong tình trạng thiếu nhân viên môi giới chứng khoán. 

Các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam vẫn hằng ngày đăng tin tuyển môi giới chứng khoán không giới hạn số lượng. Ví dụ như Công ty Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) tuyển chuyên viên môi giới tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách làm thủ tục mở tài khoản giao dịch, nhận lệnh giao dịch và thực hiện trực tiếp. Công ty này có yêu cầu ứng viên là đã tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh; có chứng chỉ môi giới chứng khoán và giao tiếp được bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung.

Công ty Chứng khoán VNDirect tuyển chuyên viên tư vấn, tiếp xúc với khách hàng về mở tài khoản và giao dịch chứng khoán, tư vấn chiến lược, kĩ thuật giao dịch chứng khoán và quản lí danh mục đầu tư của khách hàng. Công ty này có yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Kinh tế, Tài chính ngân hàng,... Có chứng chỉ hành nghề hoặc tối thiểu 4 chứng chỉ chuyên môn chứng khoán (Cơ bản, Luật, Phân tích, Môi giới) và giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Dù thu nhập tương đối ổn, nhu cầu tuyển dụng rất lớn nhưng nhiều công ty vẫn khát nhân sự ở bộ phận này một phần do áp lực về doanh số cao. Mặt khác, nhiều người vẫn có quan điểm về chứng khoán là ngành nghề bấp bênh, thiếu sự ổn định, an toàn trong dài hạn. Khi thị trường chứng khoán thăng hoa, đây là nghề cao cấp và sử dụng rất nhiều chất xám của mỗi một nhà tư vấn. Nếu bạn muốn thử sức với công việc này, đừng ngần ngại mà hãy ứng tuyển ngay tại 123job.vn nhé!

Tuyển dụng môi giới chứng khoán

Tuyển dụng môi giới chứng khoán

VII. Top công ty môi giới chứng khoán nổi tiếng nhất hiện nay

Theo quy định của Thông tư số 210/2012/TT-BTC công ty chứng khoán được định nghĩa là:

"Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán, thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.”

So với các quốc gia khác trên thế giới, chứng khoán xuất hiện ở Việt Nam khá muộn. Nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt bậc trong những năm gần đây. Hiện nay Việt Nam có 78 công ty chứng khoán, 2 Sở giao dịch chính là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thống kê top 10 Công ty chứng khoán tốt nhất Việt Nam hiện giờ lần lượt là:
- Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
- Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)
- Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC)
- Công ty Chứng khoán VNDirect (VNDS)
- Công ty Chứng khoán MB (MBS)
- Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS)
- Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC)
- Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
- Công ty Chứng khoán FPT (FPTS)
- Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)

Các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam

Các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam

VIII. Top các sàn môi giới chứng khoán uy tín nhất Việt Nam

1. Môi giới chứng khoán Mitrade

- Trụ sở: Úc

- Sản phẩm cung cấp: Chỉ số chứng khoán, Hàng hóa(Kim loại, dầu thô), Tiền điện tử, Forex, Cổ phiếu

- Giấy phép: được cấp phép bởi Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC), Giấy phép Dịch vụ Tài chính Úc(AFSL) số 398528.

môi giới chứng khoán đầu tiên trong danh sách này, Mitrade đã chiếm được tình cảm của cộng đồng đầu tư trên thế giới. Được đánh giá rất cao tại trang web chuyên về đánh giá tính pháp lý và sự chân thật trong giao dịch tài chính với số điểm 8,06. 

Ưu điểm nổi trội của Mitrade nằm ở nền tảng giao dịch độc quyền thân thiện và dễ sử dụng, tốc độ nạp/rút rất nhanh, không thu phí hoa hồng và phí giao dịch rất thấp. 

Ngoài ra nhà đầu tư muốn đăng kí tài khoản tại Mitrade cũng rất đơn giản với chỉ 3 bước với hai loại tài khoản là: Tài khoản DEMO và Tài khoản thật.

- Tài khoản DEMO: cho bạn 50000 đô la tiền ảo trong tài khoản để luyện tập giao dịch và làm quen với những tính năng ưu việt trong nền tảng giao dịch của Mitrade.

- Tài khoản thật: là tài khoản bạn sẽ bắt đầu thực hiện những giao dịch của mình với thị trường.

2. Môi giới chứng khoán Etoro

- Trụ sở: Anh

- Sản phẩm cung cấp: Chỉ số chứng khoán, Hàng hóa, Tiền điện tử, Forex, ETF, Chứng Khoán

- Giấy phép: ASIC, IFSC, CYSEC, FCA

Là một sàn giao dịch được phát triển ổn định cho tới hiện tại, Etoro được đánh giá cao ở nền tảng giao dịch độc quyền với tính năng copy trade, tính đa dạng về sản phẩm giao dịch, tốc độ nạp/rút khá nhanh và miễn phí các giao dịch chứng khoán, ETF. 

Tuy nhiên phí rút tiền ở Etoro khá cao(5 USD/1 lệnh rút). Ngoài ra Etoro chỉ cung cấp cho người dùng một loại tài khoản duy nhất và phân cấp người dùng theo hạng thành viên dựa vào số tiền nạp của họ. 

3. Môi giới chứng khoán XTB

- Trụ sở: Anh

- Sản phẩm cung cấp: Chỉ số chứng khoán, Cổ phiếu CFD, Tiền điện tử, Forex, ETF.

- Giấy phép: FCA , CySec , KNF, IFSC.

XTB là sàn giao dịch được cấp phép bởi nhiều cơ quan quản lý uy tín trên thế giới và cung cấp đa dạng sản phẩm giao dịch. Các sản phẩm chỉ số được giao dịch tại đây hầu hết đều không có phí swap hoặc nếu có như tiền điện tử thì cũng rất thấp, phù hợp cho các holder. 

Ngoài ra XTB còn có phần mềm giao dịch hiện đại, tốc độ nạp/rút nhanh và mức nạp tối thiểu khá dễ chịu đi kèm với dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo. Điểm trừ nho nhỏ của XTB nằm ở tài khoản PRO của họ với số lot giao dịch tối thiểu lên tới 0,1 lot.

4. Môi giới chứng khoán IC Market

- Trụ sở: Úc

- Sản phẩm cung cấp: Forex, Hàng hóa, Chỉ số, Trái phiếu, Tiền điện tử, Cổ phiếu, Hợp đồng kỳ hạn.

- Giấy phép: ASIC, CYSEC.

Là một trong những sàn được chấm điểm rất cao trên Wikifx, IC Market mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư khi giao dịch tại sàn. 

Là điểm đến ưa thích của những trades thích sàn ECN, giao dịch tại đây người dùng sẽ được hưởng mức speard thấp cùng hoa hồng khá dễ chịu rất thích hợp cho việc đánh lệnh đối ứng, thực hiện buy, sell cùng một lúc (hedging) và đầu tư lướt sóng. 

Cuối cùng là hệ thống chăm sóc khách hàng chu đáo đi kèm với những tiện ích giao dịch tân tiến miễn phí. Tuy nhiên nhược điểm của IC Market là mức nạp tối thiểu cao (200 đô la) và hầu như không có các trương chình bonus dành cho nhà đầu tư.

5. Môi giới chứng khoán XM

- Trụ sở: Úc

- Sản phẩm cung cấp: Forex, CFD chứng khoán, Cổ phiếu, Hàng Hóa, Chỉ số chứng khoán, Kim loại, Năng lượng.

- Giấy phép: ASIC, CYSEC

XM được nhiều người ưa thích bởi việc tích hợp giữa giao dịch Forex và CFD trên cùng 1 tài khoản giao dịch và có hẳn tải khoản riêng dành cho những nhà đầu tư cổ phiếu. Các giao dịch trên XM hầu hết đều không có phí hoa hồng(trừ cổ phiếu) và mức tiền nạp tối thiếu khá thấp(chỉ 5 đô la). 

Ngoài ra người dùng còn được hỗ trợ chi phí chuyển tiền và nhận những khuyến mại thường xuyên đi kèm với quyền lợi được cung cấp tín hiệu giao dịch chuyên nghiệp 2 lần/ngày. 

Nhược điểm của sàn này là không cung cấp giao dịch tiền điện tử và các sản phẩm như cổ phiếu không có đòn bẩy cùng với phí nạp tiền cao.

6. Môi giới chứng khoán Pepperstone

- Trụ sở: Úc

- Sản phẩm cung cấp: Forex, CFD chỉ số, Cổ phiếu, Hàng Hóa, Kim loại, Năng lượng, Tiền điện tử.

- Giấy phép: ASIC, FCA

Pepperstone chịu sự quản lý của hai cơ quan uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính là ASIC và FCA nên tất nhiên nó có tính pháp lý rất cao. 

Khi giao dịch tại sàn này người dùng sẽ được hỗ trợ bởi rất nhiều các công cụ, phần mềm tiên tiến như copy trade, MT4, MT5…v.v… Tốc độ khớp lệnh của Pepperstone được đánh giá là nhanh và lệnh ít khi bị báo giá lại, đồng thời hệ thống chăm sóc khách hàng của sàn giao dịch cũng nhận được phản hồi rất tốt.

Nhược điểm của Pepperstone đó là sàn không hỗ trợ nhiều loại tài khoản cho người dùng và không giao dịch được Bitcoin trong những ngày cuối tuần.

7. Môi giới chứng khoán Exness

Exness là sàn giao dịch Forex được khá nhiều trader việt biết tới. Sàn có được 2 giấy phép đến từ CySEC và FCA.

Exness cung cấp cho người dùng 4 loại tài khoản gồm Cent, Mini, Exness Classic và ECN. Các tài khoản sẽ có mức nạp tối thiểu, đòn bẩy tối đa và phí giao dịch khác nhau.

Exness có một số ưu điểm nổi bật như cho phép giao dịch cặp tiền tệ phong phú. Đăng ký nhanh và thao tác nạp rút được đánh giá là tốc độ.

Về nhược điểm, Exness có spread hay bị giãn mỗi khi có tin. Nhiều tài khoản khiến người mới dễ bị choáng ngợp.

8. Môi giới chứng khoán LiteForex

LiteForex được thành lập năm 2005, cho tới hiện tại sàn đã có tương đối nhiều văn phòng tại một số quốc gia.

LiteForex có giấy phép từ CySEC-Ủy ban chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp. Với các sản phẩm cung cấp như tiền tệ, dầu, kim loại quý, chỉ số, tiền điện tử và cổ phiếu.

Sàn cung cấp cho nhà đầu tư 2 loại tài khoản đó là tài khoản ECN và tài khoản Classic. Giống với các sàn khác, LiteForex cung cấp nền tảng giao dịch là MT4 và MT5. Sàn có ưu điểm là sản phẩm giao dịch đa dạng, tỷ lệ đòn bẩy cao và hỗ trợ nhiều kênh nạp/rút.

Về nhược điểm sàn LiteForex thu phí hoa hồng trên tài khoản ECN khá cao. Spread các cặp forex trên tài khoản Classic cũng được đánh giá là cao.

9. Môi giới chứng khoán FBS

Sàn FBS được thành lập năm 2009 và có văn phòng tại nhiều quốc gia thuộc Châu Á. Về cơ bản FBS hiện đang được giám sát bởi CySEC và IFSC tại Beliza.

Sàn FBS sản phẩm chủ yếu là tiền tệ, ngoài ra sàn cung cấp thêm 2 kim loại khác và cũng cho phép giao dịch tiền điện tử.

Đáng chú ý là sàn FBS cung cấp cho nhà đầu tư đến 5 loại tài khoản khác nhau. Và cũng cung cấp nền tảng giao dịch quen thuộc là MT4 và MT5.

FBS có ưu điểm là hỗ trợ nhiều phương thức nạp rút tiền, có nhiều lựa chọn tài khoản và hỗ trợ khách hàng tốt.

Nhược điểm của FBS là spread khá cao ở một số tài khoản. Sàn cũng không có được các giấy phép mạnh khác như ASIC hay FCA.

10. Môi giới chứng khoán FXMT

FXMT hay thường được gọi là ForexTime, sàn được thành lập năm 2011 bởi Andrey Dashin. Có tuổi đời khá mới trên thị trường tuy nhiên sàn lại nhận được khá nhiều giấy phép uy tín như: CySEC, FCA, FSC.

FXMT cung cấp khá nhiều sản phẩm giao dịch bao gồm: Tiền tệ, kim loại cổ phiếu chỉ số..v.v. Sàn cũng cung cấp cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn tài khoản khác nhau như: Tài khoản tiêu chuẩn, Cent, ECN..v.v 

FXMT có ưu điểm là chăm sóc khách hàng tốt, có spread tốt. Ngoài ra nhược điểm của sàn đó là có rất nhiều phản hồi từ khách hàng về việc sàn hay giãn spread.

IX. Phí môi giới chứng khoán

1. Giao dịch chứng khoán

Phí môi giới chứng khoán là số tiền mà nhà đầu tư phải trả cho mỗi giao dịch mua bán chứng khoán. Mức phí này được công ty chứng khoán quy định khi thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các công ty sẽ dựa theo số phần trăm tổng giá trị mua hoặc bán trong ngày của khách hàng để xác định mức phí này.

Phụ thuộc vào xu hướng dòng tiền và bối cảnh thị trường mà các công ty chứng khoán thay đổi mức phí. Hiện nay, chi phí môi giới online của các công ty chứng khoán dao động từ 0,15% đến 0,2% và chi phí môi giới gián tiếp qua điện thoại với nhân viên môi giới hoặc đặt lệnh tại sàn dao động từ 0,2% đến 0,3%.

Sau khi thu phí của các nhà đầu tư, công ty còn phải trả cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh 0,03%. 

2. Mở tài khoản chứng khoán

Việc mở tài khoản chứng khoán là hoàn toàn miễn phí ở tất cả các công ty chứng khoán hiện nay. Bạn có 2 hình thức mở tài khoản để lựa chọn là: Mở tài khoản online và mở tài khoản trực tiếp.

Nếu bạn lựa chọn hình thức mở tài khoản online, việc bạn cần làm là điền thông tin mở tài khoản chứng khoán online, điền thông tin vào biểu mẫu giấy và cuối cùng là gửi biểu mẫu về công ty chứng khoán theo đường bưu điện. 

Nếu bạn muốn mở tài khoản trực tiếp, bạn có thể gọi điện thoại cho tư vấn viên hoặc tải mẫu đơn trên mạng để điền vào. Hay cách nhanh nhất đó là bạn đến trực tiếp công ty chứng khoán nơi mà bạn muốn mở tài khoản, bạn chỉ cần đem theo CMND, sau 5 đến 10 phút là bạn đã hoàn thành thủ tục mở tài khoản rồi. 

Sau khi mở tài khoản miễn phí rồi thì chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc là bắt đầu đầu tư chứng khoán cần tối thiểu bao nhiêu tiền? Theo lời khuyên của một số chuyên gia thì con số đó là từ 10 đến 20 triệu. Sau khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể nâng dần số vốn đầu tư hoặc tiết kiệm để bổ sung vào khoản đầu tư.

X. Làm thế nào để trở thành môi giới chứng khoán?

1. Lựa chọn chuyên ngành chứng khoán

- Chọn trường Đại học
Hãy chọn cho mình một ngôi trường Đại học tốt có đào tạo chuyên ngành chứng khoán. Đây sẽ là nền tảng vững chắc cho bạn để tiếp cận đúng và chuyên sâu, hiểu được bản chất cốt lõi của chứng khoán. Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều trường Đại học mở ngành đào tạo về chứng khoán, điển hình là: Khoa Tài chính – Ngân hàng (Trường Đại học Ngoại thương), Khoa Ngân hàng – Tài chính (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Khoa Ngân hàng (Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh), Khoa Tài chính (Học viện Ngân hàng), Khoa Thị trường chứng khoán (Trường Đại học Ngân hàng Tp- Hồ Chí Minh), Khoa Ngân hàng và Bảo hiểm (Học viện Tài chính).

Ngoài ra các trường đào tạo về kinh tế cũng thường có CLB Chứng khoán, đây là môi trường để bạn làm quen và học hỏi những điều bổ ích từ khi còn là sinh viên.

- Tìm kiếm cơ hội thực tập
Bạn đừng bỏ qua cơ hội được thực tập trong một công ty chứng khoán. Rất nhiều công ty chứng khoán tuyển thực tập sinh là sinh viên năm cuối các trường Đại học.

2. Học chứng chỉ MBA/CFA

Tốt nghiệp Đại học là bạn đã có thể trở thành một nhân viên môi giới chứng khoán rồi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đạt lên trình độ cao hơn, trở thành một nhà môi giới chứng khoán xuất sắc hoặc chuyên gia phân tích đầu tư tài chính thì bạn hãy nghiêm túc cân nhắc về chuyện học lên MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) hoặc CFA (Chứng chỉ phân tích tài chính). Đây là hai chứng chỉ được giới phân tích đầu tư tài chính quan tâm nhất hiện nay. 

Để trở thành nhân viên môi giới chứng khoán, bạn có 3 sự lựa chọn: Làm việc cho công ty chứng khoán, làm việc cho công ty quản lí quỹ hoặc làm về nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán (Là hoạt động của công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình).

Bạn có thể tham gia một vài khóa học của nhà nước hay công ty để chuẩn bị cho kì thi lấy Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

3. Thi lấy chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Để trở thành môi giới chứng khoán, bạn cần có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Theo Quy định tại Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước cấp gồm các loại sau:
- Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
- Chứng chỉ hành nghề quản lỹ quỹ.

Hãy không ngừng học hỏi những chuyên gia môi giới chứng khoán thành công để đạt được những thành tựu cho riêng sự nghiệp của mình.

XI. Có nên trở thành môi giới chứng khoán?

1. Thực trạng nghề môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là một nghề khắc nghiệt. Thị trường chứng khoán biến động từng giờ, việc dự báo trước là điều vô cùng khó. Sứ mệnh của mỗi nhân viên môi giới chứng khoán là coi tài sản của khách hàng cũng như tài sản của mình. Hãy luôn cố sức bảo vệ nó, làm cho nó nhân lên gấp nhiều lần. Nhưng hiện thực ở nhiều khách hàng là khi có lời thì đấy là do quyết định sáng suốt của họ, còn lỗ là tại vì môi giới xui dại. Điều đó dập tắt hết nhiệt huyết và năng lượng của những nhân viên môi giới có tâm, dốc lòng phục vụ khách hàng. Là một nghề có đặc thù rủi ro cao, nhân viên môi giới chứng khoán thường xuyên phải đối diện với áp lực rất lớn.

Quan niệm bạc bẽo từ nghề này một phần cũng xuất phát từ đội ngũ tư vấn viên của Việt Nam hiện nay. Một bộ phận môi giới chứng khoán thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết dẫn đến những nhận định sai lầm. Hay một số khác thì hành nghề không có tâm, lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng để trục lợi.

2. Nghề chọn người hay người chọn nghề

Có nghề nào tồn tại mà không trải qua những thăng trầm của cuộc sống. Nghề nào cũng có thời kì đỉnh cao và thời kì bão hòa. Hằng ngày, nghề nào cũng có những hào hứng người gia nhập ngành và lặng lẽ rút khỏi ngành. Nhưng với chứng khoán thì dường như sự sàng lọc này diễn ra dữ dội hơn. Đôi khi bạn đến với nghề môi giới chứng khoán như là một cái duyên. Sau nhiều dòng tâm sự của các Broker thì đôi khi cứ để nghề chọn người đi! 

“Rủi ro cao, lợi nhuận cao
Rủi ro thấp, lợi nhuận thấp
Không có rủi ro, không có lợi nhuận.”

Điều này phản ánh rất đúng về tính chất của thị trường chứng khoán. Nếu bạn là người ưa thích rủi ro, khát vọng làm giàu không giới hạn thì môi giới chứng khoán chính là ngành nghề dành cho bạn. Còn nếu bạn là người ghét rủi ro, hướng tới sự ổn định trong công việc thì bạn không nên lựa chọn nghề này. 

Nếu bạn đủ đam mê với nghề, dù trải qua những ngày khó khăn, bạn vẫn nỗ lực hết mình với một niềm tin mãnh liệt vào một ngày mai khởi sắc hơn. Còn nếu như bạn không định gắn bó với nghề môi giới chứng khoán, hãy trải nghiệm rồi coi như đây là một cơ hội quý báu để tích lũy các mối quan hệ và kiến thức để xây dựng sự nghiệp trong tương lai.

XII. Kết luận

Môi giới chứng khoán tuy là nghề đầy áp lực nhưng cũng đem lại nhiều cảm xúc cho con người. Bạn có thể bất chợt ngập tràn vui sướng nhưng cũng có thể hụt hẫng ngay sau đó không lâu. Quan trọng là bạn biết kiểm soát được cảm xúc của mình, tránh để bản thân rơi vào mất phương hướng. Khi bạn xác định trở thành môi giới chứng khoán, điều lớn nhất mà bạn cần phải vượt qua đó là chính mình, để không bị cám dỗ làm mờ mắt, nên biết đâu là điểm dừng để không rơi vào cảnh đau đớn mới ngộ ra chân lí. Chúc các bạn thành công!