Kế hoạch kinh doanh mẫu là bước đầu cho sự thành công của một doanh nghiệp. Để tiếp sức cho thành công đó, 123Job sẽ hướng dẫn các bạn cách lập một kế hoạch kinh doanh mẫu ở phần 1 này nhé!

I. Lập kế hoạch kinh doanh mẫu như thế nào?

Công đoạn đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh đó là lập một kế hoạch kinh doanh. Nếu bạn kinh doanh một mình thì bạn có thể biết tất cả những việc cần làm, những tính toán dự trù trước khi kinh doanh nhưng khi cần vay vốn hay gọi người cùng đầu tư thì mọi chuyện lại khác. Tất cả những tính toán dự trù của bạn phải được thể hiện trên giấy trắng mực đen với 10 yếu tố chính sau:

1. Bản tóm lược

Ấn tượng tạo ra ban đầu với các nhà đầu tư là rất quan trọng. Nhiều nhà đầu tư không có thời gian lẫn hứng thú để đọc hết toàn bộ bản kế hoạch kinh doanh của bạn, vậy nên bạn phải lên trước một bản tóm tắt toàn bộ kế hoạch kinh doanh thật ngắn gọn từ 3 đến 4 trang để họ có thể nắm được. 

Trong đó, bạn phải đề cập đến đối tượng dự định kinh doanh là gì, hiện tại thị trường của nó như thế nào? Quy mô công ty của bạn ra sao, ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận? Bạn nên có vài dòng viết về trình độ học vấn, các chứng chỉ bằng cấp của người sáng lập. Và đặc biệt đừng quên một điều quan trọng là bạn cần bao nhiêu tiền để tiến hành công việc kinh doanh và tiền vốn ấy sẽ được lấy từ đâu.

2. Kinh doanh

Trong kế hoạch kinh doanh mẫu cần được trình bày về chiến lược kinh doanh. Bạn sẽ dựa vào những lỗ hổng của thị trường hay định tung ra thị trường sản phẩm có giá rẻ hơn nhưng chất lượng so với đối thủ cạnh tranh? Bạn phải viết thật rõ ràng để nhà đầu tư nắm bắt được.

Bạn hãy trình bày ngắn gọn về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và sự đảm bảo kèm theo. Nếu bạn chưa chắc chắn về vấn đề này thì hãy tìm đến các chuyên gia tư vấn về thuế để được giải đáp và tư vấn. Những nhà đầu tư chỉ chú trọng, quan tâm đặc biệt đến việc bạn lựa chọn thị trường nào để kinh doanh nếu bản kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn đề cập đến thị trường bán lẻ. 

Bạn cũng phải mô tả ngành nghề kinh doanh. Ở một số ngành thì tốc độ lưu thông hàng hóa cũng được đề cập đến trong bản kế hoạch kinh doanh. Do đó, mạng lưới giao thông với hệ thống xe và tàu lửa rất được chú trọng.

3. Mặt hàng kinh doanh

Trước khi có những ý tưởng hay ho cho việc kinh doanh của mình thì bạn hãy trả lời câu hỏi: “Mình sẽ kinh doanh hay cung cấp dịch vụ gì?”. Sau khi trả lời được câu hỏi này thì bạn sẽ tìm ra được những điều mới lạ để thực hiện ý tưởng của mình. 

Bạn phải cố gắng thuyết phục những người bỏ vốn rằng kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn không phải là kế hoạch viển vông. Những thông tin liên quan đến tình hình và khả năng phát triển của sản phẩm cũng rất quan trọng. Việc sản xuất sẽ được tiến hành như thế nào? Hệ thống thiết bị, máy móc nào bạn dự định đưa vào hoạt động? Bạn nên tập trung giải thích những vấn đề nêu trên một cách đơn giản và rõ ràng, dễ nắm bắt. 

4. Thị trường

Trong kế hoạch kinh doanh mẫu, bạn phải nhìn nhận thị trường và nhóm đối tượng khách hàng cho sản phẩm kinh doanh của bạn. Nhưng trước hết, bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin qua các tài liệu của ngành liên quan, hỏi các hiệp hội, chính quyền, đến thăm các hội chợ lớn. Khi bạn có cái nhìn tổng quan về toàn bộ tài liệu và đưa ra được đánh giá đúng nhất thì bạn có thể tập hợp được một số thông tin như độ tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó, bạn có thể ước tính được thị phần của sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh.

thị trường trong kế hoạch kinh doanh mẫu

Nhìn nhận thị trường hướng đến của kế hoạch kinh doanh mẫu

5. Tiêu thụ

Đây là phần sẽ để cập đến chiến lược marketing để làm sao tiêu thụ được sản phẩm. Bạn dự định đưa sản phẩm đến với khách hàng bằng cách nào thì hãy miêu tả chính xác trong bản kế hoạch kinh doanh mẫu. Bạn cũng nên tính đến việc lựa chọn loại hình quảng cáo nào, chi phí quảng cáo hết bao nhiêu, vì đây là khoản chi phí rất tốn kém. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bạn sẽ hoạt động ra sao? Bạn phải tính toán rất cẩn thận vì điều quan trọng là giá của mặt hàng/dịch vụ bạn kinh doanh sẽ đến được tay người tiêu dùng với mức nào.

6. Người chủ sở hữu

Trong kế hoạch kinh doanh, bạn hãy giới thiệu về mình và những thành viên quan trọng của công ty bạn. Bởi vì các nhà đầu tư luôn muốn biết rằng họ đang đặt niềm tin và tiền bạc vào ai, phần này sẽ chứng minh được ai là doanh nghiệp thực sự có năng lực. Bạn hãy trình bày tất cả những gì bạn biết và được học, kinh nghiệm nghề nghiệp và những thành công trước đây, đây đều là những điều quan trọng hơn cả bằng tốt nghiệp đại học. 

Ngoài ra, bạn hãy giải thích rõ những chức vụ quan trọng nào trong công ty do ai đảm bảo nhận. Những ai mong muốn công ty mình thực sự có chỗ đứng trên thị trường trong tương lai thì trong thời gian đầu, bạn nên chứng tỏ khả năng nhận định thời cơ và chú ý tới công tác quản lý nhân sự trong vòng 5 năm tới.

7. Kế hoạch tương lai

Kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn phải thuyết phục được người nghe về khả năng thành công và phát triển của lĩnh vực mà bạn đầu tư kinh doanh bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Bạn phải tính toán chi phí và doanh thu ước tính, trên cơ sở đó có thể ước tính doanh thu thực tế. Lên kế hoạch tài chính để thể hiện các khoản doanh thu và các nguồn tài trợ vốn đều có thể đáp ứng, chi trả cho tất cả các khoản thanh toán. Bản kế hoạch phải trình bày hoạt động kinh doanh cụ thể trong vòng 4 đến 5 năm tới.

8. Những cơ hội và nguy cơ

Trong bản kế hoạch của bạn phải thể hiện rõ được rằng bạn đã lường trước và tính đến mọi khả năng ví dụ như những cơ hội và rủi ro phát sinh. Những bản dự tính về doanh thu cũng như thu nhập thực tế trong vòng 5 năm thường chưa có được sự đảm bảo chắc chắn nên bạn phải tính toán thật kĩ toàn bộ kế hoạch phát triển kinh doanh trong cả hai trường hợp thuận lợi và bất lợi. Tất cả những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn thì đều phải thật chú ý và lưu tâm.

9. Nhu cầu tài chính

Tuy trong kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn có đề cập đến số tiền bạn cần trong thời gian nào nhưng không nhất thiết phải nói nguồn vốn đó từ đâu ra. Nhưng bạn nên nhớ rằng có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề này. Hãy chọn một hình thức liên kết hợp lý và nêu rõ người nào phải bỏ ra bao nhiêu tiền góp vốn và số cổ phần mà họ đang nắm giữ là bao nhiêu.

nhu cầu tài chính trong kế hoạch kinh doanh mẫu

Nhu cầu tài chính rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh

10. Tài liệu kèm theo

Ở phần này của bản kế hoạch kinh doanh mẫu, bạn cần cung cấp cho những người quan tâm biết tất cả những thông tin liên quan cần thiết. Những thông tin đó bao gồm: bản lý lịch (trình bày theo bảng) của người sáng lập, tên tuổi các thành viên quan trọng của công ty, ảnh mặt hàng kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, đề xuất cũng như danh sách vị trí đề cử. 

Nhưng bạn phải chú ý rằng không cứ cho hết tất cả thông tin vào là tốt, hãy chỉ giới hạn những thông tin quan trọng nhất để chiến lược kinh doanh của bạn thật cô đọng, súc tích.

Mỗi khi lập kế hoạch kinh doanh mẫu, bạn nên chú ý tới các vấn đề như sau:

  • Lợi nhuận ròng hàng tháng/hàng năm trong ngành này là bao nhiêu? Đưa ra con số cụ thể
  • Thách thức tới từ các doanh nghiệp khác cùng cung cấp sản phẩm/dịch vụ này
  • Cơ hội của chúng ta khi tham gia thị trường, thuận lợi và khó khăn
  • Hạch toán chi tiết từng giai đoạn cho tới khi đạt điểm hòa vốn
  • Phương án hợp tác ăn chia lợi nhuận, phương án rút lui?

II. Cách viết kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là vô cùng quan trọng để bạn nhìn nhận và đánh giá lại rõ ràng hơn về tính khả thi của ý tưởng và dự án, là bản định hướng các hành động cụ thể và giám sát thực hiện trong suốt quá trình khởi sự. Để có một bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh, bạn cần thực hiện 6 bước cơ bản sau đây:

1. Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản của mình

Bạn nên thu thập tất cả các số liệu bạn có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tưởng kinh doanh của bạn. Tập trung và sàng lọc ý tưởng của mình trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp. Phác thảo các chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn. Sử dụng phương pháp tiếp cận cùng các câu hỏi: “Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào?” có thể giúp ích cho bạn trong việc này. Tất cả các công việc trên sẽ làm cho bản kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn trở nên hấp dẫn, nó không những cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc mà còn có thể trở thành một công cụ tốt trong khi làm việc với nhà đầu tư. 

2. Lên ý tưởng kinh doanh tốt

Một sai lầm phổ biến nhất mà các doanh nghiệp thường mắc phải là không chọn đúng ngành nghề kinh doanh để bắt đầu. Cách tốt nhất để có thêm kinh nghiệm trong kinh doanh mà bạn chọn là làm việc cho người hoạt động trong lĩnh vực này trước khi bắt đầu kinh doanh riêng. Có thể sẽ có một khoảng cách lớn giữa ý tưởng kinh doanh và thực tế nhưng chỉ cần có ý tưởng kinh doanh tốt cùng kinh nghiệm là bạn đã thành công được một nửa rồi. 

3. Nghiên cứu về thị trường của mình

Bạn nên thử kiểm tra sản phẩm và dịch vụ của bạn có được thị trường đón nhận hay không trước khi bạn bắt đầu kinh doanh. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là không phải cứ đưa ra được ý tưởng tốt là bạn có thể thành công, nó còn phụ thuộc vào nhu cầu cần thiết của thị trường hiện tại. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường kinh doanh của bạn là điều vô cùng quan trọng.

nghiên cứu thị trường

Kiểm tra sản phẩm ra thị trường để biết sự đón nhận của khách hàng

4. Có năng lực quản lý

Bạn hãy tìm cho mình một người mà bạn ngưỡng mộ, có giá trị đạo đức tốt, có đầy đủ những kỹ năng bổ sung được cho bạn để hai người có thể bổ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Lên kế hoạch để tuyển những người có những kỹ năng mà bạn còn thiếu. Xác định khả năng độc đáo của bạn và tìm những người có khả năng biến những điểm yếu của bạn thành điểm mạnh.

5. Khả năng kiểm soát về tài chính

Việc nắm vững chuyên môn kế toán, phần mềm máy tính và kiểm soát lưu chuyển tiền tệ là việc vô cùng quan trọng. Hầu hết các chủ doanh nghiệp không có kiến thức chuyên môn về kế toán và phải đi học để trang bị những kiến thức, kỹ năng này. Muốn khởi nghiệp kinh doanh thì bạn cùng phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tài chính. 

6. Tập trung kiên định vào việc kinh doanh

Nếu bạn kinh doanh những sản phẩm hay dịch vụ đặc thù, bạn sẽ thấy rằng những người có chuyên môn sẽ làm tốt hơn những người không có chuyên môn. Tập trung vào một việc mà bạn làm tốt nhất, nó sẽ giúp bạn không phải cạnh tranh với doanh nghiệp khác bằng chiến lược giá thấp. 

kiên định trong kinh doanh

Tập trung làm tốt một mặt hàng kinh doanh

Giá trị lớn nhất mà kế hoạch kinh doanh tạo ra là phác thảo được một bức tranh trong đó đánh giá được tất cả sự vững mạnh về kinh tế của doanh nghiệp. Lập kế hoạch kinh doanh mẫu là một bước quan trọng, không thể thiếu đối với các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Sự thật mọi người lại thường bỏ qua bước này nhưng hy vọng bài viết trên của chúng tôi có thể giúp các bạn thấy dễ dàng hơn trong việc soạn bản kế hoạch. Hãy tiếp tục đón xem Kế hoạch kinh doanh mẫu chuẩn chỉnh và mới nhất năm 2019 (Phần 2) của chúng tôi để khám phá những thông tin hữu ích và toàn diện nhất về chủ đề này.