Vị trí Business là một trong những vị trí hot được nhiều doanh nghiệp săn đón ứng viên nhất hiện nay. Vậy làm sao để mẫu CV Business xin việc của ứng viên được lựa chọn và trở thành lựa chọn tốt nhất trong hàng ngàn CV xin việc khác.

Hiện nay, khi công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề hot nhất, ngày càng có nhiều nhân sự quan tâm đến vị trí công việc liên quan đến công nghệ. Từ khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào hệ thống quản lý thì cũng có nhiều vị trí công việc yêu cầu kỹ năng phân tích dữ liệu. Trong số đó, bạn không thể bỏ qua vị trí Business với những yêu cầu tổng hợp về ngành công nghệ số. 

Vị trí Business là một trong những vị trí hot được nhiều doanh nghiệp săn đón ứng viên nhất hiện nay. Chính vì vậy, không ít doanh nghiệp đầu tư vào việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng, tuy nhiên yêu cầu tuyển dụng cũng không dễ nên không nhiều ứng viên được lựa chọn. Vậy làm sao để mẫu CV Business xin việc của ứng viên được lựa chọn và trở thành lựa chọn tốt nhất trong hàng ngàn mẫu CV business xin việc khác. 

I. Hướng dẫn cách viết mẫu CV Business

Business

Hướng dẫn cách viết mẫu CV Business

1. Thông tin cá nhân, giới thiệu bản thân

Đối với một CV xin việc, phần thông tin cá nhân được xem như một màn giới thiệu dạo đầu để nhà tuyển dụng biết ứng viên là ai, làm sao để liên lạc được với ứng viên này khi cần. Thay vì một phần chào hỏi, với những lời giới thiệu về bản thân bằng lời nói trong lần gặp đầu tiên thì cũng tương tư, bạn hãy trình bày đầy đủ những thông tin cá nhân mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng cần phải biết. 

Chắc chắn trong phần nội dung này, họ và tên là phần thông tin quan trọng nhất vì doanh nghiệp cần biết bạn là ai, và cách để liên hệ bạn là gì. Họ và tên chính là phần cần làm nổi bật nhất nên bạn có thể phân biệt nó với những phần nội dung khác bằng size, font hay màu sắc chữ. Những phần nội dung khác như địa chỉ email, số điện thoại có thể đồng bộ size với những nội dung khác nhưng hãy đưa nó vào một bố cục rõ ràng với vị trí business. 

Điểm mạnh hay điểm yếu của ứng viên nên được trình bày một cách khéo léo, không quá nhiều cũng không quá ít mà chỉ cần vừa đủ để nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin thay vì tự tin hay tự cao. Tại sao nhiều quá lại không tốt? Nếu như bạn điền quá nhiều điểm mạnh vào phần này, nhà tuyển dụng chưa kiểm định được thì chỉ thấy được rằng người này tự cao, đánh giá cao bản thân mình. Còn nếu quá nhiều điểm yếu thì nhà tuyển dụng nhân sự không còn lý do để tuyển dụng bạn nữa. 

Điểm mạnh của vị trí Business cần liên quan nhiều đến kỹ năng về công nghệ thông tin hay công nghệ phần mềm vì công việc chính của họ liên quan mật thiết với nó. Đối với vị trí Business, ứng viên sẽ là người tiếp nhận yêu cầu cũng như mong muốn từ khách hàng từ phần kiến thức đến kinh nghiệm để tìm ra những giải pháp ngay từ ban đầu. Để thuyết phục khách hàng thì kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm làm việc chính là điểm mạnh lớn nhất với ứng viên. Thông thường, điểm mạnh thường liên quan đến những kỹ năng bổ sung ngoài công việc yêu cầu như kỹ năng phân tích và quản lý dữ liệu. 

2. Mục tiêu nghề nghiệp     

Lĩnh vực công nghệ phần mềm hay công nghệ số có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt nên dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào thì những công nghệ phần mềm không còn thứ gì đó xa vời. Thực tế, với vị trí Business, mức lương không hề thấp và còn được nhận hoa hồng theo từng dự án riêng biệt. Vì đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc nên nguy cơ thay thế khá thấp mà triển vọng phát triển sâu rất cao. Dù biết là vậy nhưng doanh nghiệp vẫn thích những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, cụ thể về cả ngắn hạn và dài hạn.

- Mục tiêu ngắn hạn của vị trí Business có thể là hoàn thành một dự án được đánh giá với 90% thành công, hay cải thiện quy trình quản lý dữ liệu của doanh nghiệp ở một mảng nào đó như doanh thu.

- Mục tiêu dài hạn của mẫu CV Business có thể là một dự án công nghệ nào đó liên quan mật thiết đến phần kỹ năng chuyên môn của ứng viên. Hiện nay có không ít những cuộc thi hay dự án công nghệ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nên cũng không khó để tìm kiếm mục tiêu nghề nghiệp xa hơn. 

3. Trình độ học vấn

Đối với vị trí Business System Analyst, ưng viên cần phải có kỹ năng chuyên môn liên quan đến công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm. Đương nhiên, yêu cầu đầu tiên cho vị trí Business System Analyst chính là bằng cấp chuyên môn về công nghệ thông tin hay phân tích dữ liệu, công nghệ phần mềm. Thông thường, ở vị trí Business thì bạn sẽ gặp một số dự án liên quan đến đưa hệ thống đồng bộ lên cloud, tích hợp hệ thống để phân tích và truyền đạt dữ liệu hiệu quả. Vì vậy, ngoài tầm bằng chuyên môn thì ứng viên có thể thêm vào những khóa học ngắn hạn hay dài hạn về một hệ thống hay phần mềm nào đó như Power BI…

Xem thêm: Cách chèn ảnh vào CV đơn giản dễ dàng nhưng bắt mắt với nhà tuyển dụng

4. Kinh nghiệm làm việc

Đối với vị trí Business, doanh nghiệp nào cũng sẽ đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm làm việc, vì tính chất công việc liên quan đến xây dựng hệ thống và quy trình đồng bộ nên cần một người hay một nhóm có khả năng phân tích và xây dựng giải pháp cho một hệ thống. 

Trong thực tế, vị trí Business này cũng rất đa dạng về tính chất công việc tùy vào mô hình công ty mà chịu trách nhiệm những mảng công việc khác nhau. Ví dụ như chuyên viên phân tích nghiệp vụ là cầu nối với đội kỹ thuật và kinh doanh để phân tích cơ hội cũng như thách thức của một mảng kinh doanh của công ty. Một nghiệp vụ khác lại tập trung vào tối ưu hay tích hợp các nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng được những mục tiêu kinh doanh. 

Vì tính chất công việc như trên mà doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên từng làm việc ở những vị trí công việc liên quan để tránh lãng phí thời gian đào tạo. Những ứng viên có kinh nghiệm cũng sẽ có được góc nhìn khách quan hơn với một số những tips nhỏ giúp ích cho doanh nghiệp. Một số kinh nghiệm làm việc mà ứng viên có thể thêm vào mẫu CV Business xin việc của mình:

- Kinh nghiệm phân tích dữ liệu và big data tại lĩnh vực A
- Xây dựng mô hình và giải pháp công việc cho thương hiệu B 
- Thực hiện tối ưu hóa và tích hợp hệ thống tồn kho 

5. Kỹ năng trong CV ấn tượng 

Trong phần nội dung về kỹ năng, ứng viên nên phân định rõ ràng về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn để nhà tuyển dụng nắm được cơ bản và tổng quan về năng lực của bạn. Những kỹ năng mềm mà hầu hết vị trí công việc đều cần như kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm hay kỹ năng giao tiếp. Với vị trí Business thì ứng viên cần làm việc với khách hàng cũng như nội bộ doanh nghiệp nên kỹ năng giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu. 

Song song đó, đừng bỏ quên những kỹ năng chuyên môn mà một Business phải có. Ví dụ cụ thể là kỹ năng phân tích dữ liệu, làm việc với big data hay mô hình hóa tài liệu theo yêu cầu của khách hàng. Những kỹ năng chuyên môn này chính là tiêu chí để doanh nghiệp đánh giá năng lực cũng như đưa ra mức lương cho bạn. 

Xem thêm: Cách viết kỹ năng trong CV xin việc giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng

II. Các lưu ý khi viết và trình bày mẫu CV Business

Các lưu ý khi viết và trình bày CV

Các lưu ý khi viết và trình bày CV

Đối với một mẫu CV Business, bạn cần lưu ý đến những điểm nội dung nên đưa vào CV xin việc. Ở vị trí công việc liên quan trực tiếp đến công nghệ thông tin thì những vị trí công việc như chuyên viên marketing sẽ không phù hợp nên bạn không nên đưa vào. Bố cục của một CV xin việc cũng nên được trình bày rõ ràng, cụ thể với sự phân chia rõ ràng theo từng khung để người đọc hay nhà tuyển dụng biết được đâu là phần quan trọng và đâu là phần có thể bỏ qua. 

Tạo mẫu CV online nhanh nhất tại đây

III. Kết luận

Nội dung CV xin việc vô cùng quan trọng nhưng cách trình bày nó cũng không hề đơn giản nên nếu bạn không biết trình bày sao cho hợp lý thì những website như 123job sẽ giúp bạn thiết kế ra những bản CV chất lượng, thu hút.Vì vậy, nếu không chuyên về thiết kế hay bạn không có nhiều thời gian thì đây chính là giải pháp tiện lợi cho bạn.