Hồ sơ xin việc là vũ khí quan trọng bạn cần chuẩn bị đầy đủ khi đi xin việc. Vậy có cần công chứng hồ sơ xin việc không? Có những lưu ý gì khi công chứng giấy tờ trong hồ sơ xin việc? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

Khi nộp hồ sơ xin việc, không phải ai trong chúng ta đều biết được hồ sơ xin việc cần công chứng những gì bởi có những giấy tờ bắt buộc phải công chứng, một số giấy tờ thì không. Hiểu rõ được hồ sơ xin việc cần công chứng những gì sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đi làm lại và tránh tình trạng hồ sơ bị loại do không đúng với yêu cầu. Nếu bạn đang thắc mắc hồ sơ xin việc cần công chứng những gì, hồ sơ xin việc công chứng ở đâu thì cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

I. Hồ sơ xin việc có bắt buộc cần công chứng không?

1. Có cần thiết phải công chứng hồ sơ xin việc?

Thông thường, khi nhà tuyển dụng gọi tới tham gia phỏng vấn, ứng viên chỉ cần mang theo hồ sơ photo không cần công chứng, chứng thực. Tuy nhiên cũng có nhiều công ty yêu cầu hồ sơ xin việc phải có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Như vậy, không cần thiết phải công chứng hồ sơ xin việc mà tùy thuộc vào yêu cầu của công ty ứng tuyển.

Hồ sơ xin việc có bắt buộc cần công chứng không?

Hồ sơ xin việc có bắt buộc cần công chứng không?

2. Vai trò của công chứng giấy tờ trong hồ sơ xin việc

Việc công chứng giấy tờ trong hồ sơ xin việc chính là cơ sở để nhà tuyển dụng nắm được thông tin ứng viên cung cấp có chính xác hay không. Xác nhận, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền là đại diện bên thứ 3 có tính pháp lý và được công nhận theo đúng quy định pháp luật.

Đặc biệt, sau quá trình thử việc, ứng viên trở thành nhân viên chính thức của công ty sẽ được ký kết hợp đồng lao động. Và lúc này, việc đảm bảo thông tin chính xác trong hồ sơ xin việc là điều quan trọng vì nó có liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội cùng các thủ tục khác của người lao động.

II. Quy trình công chứng hồ sơ xin việc như thế nào?

  • Bước 1: Người cần công chứng xuất trình đầy đủ giấy tờ và hồ sơ đã chuẩn bị.
  • Bước 2: Người làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ và sau đó kiểm tra số lượng theo đúng yêu cầu.
  • Bước 3: Công chứng viên sẽ kiểm tra, xác minh sự chính xác của các giấy tờ trong hồ sơ xin việc của người yêu cầu công chứng. Sau đó ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu xác nhận để đối chiếu, so sánh, tránh trường hợp làm giả giấy tờ.
  • Bước 4: Người cần công chứng nhận lại giấy tờ và hồ sơ xin việc đã được công chứng theo yêu cầu.

III. Công chứng hồ sơ xin việc cần có những gì?

Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ thường gồm có các giấy tờ như: Đơn xin việc, CV xin việc, bản sơ yếu lý lịch, giấy chứng nhận sức khỏe, bằng cấp và chứng chỉ, chứng minh thư/căn cước công dân, giấy khai sinh…

Tuy nhiên không phải tất cả giấy tờ đều bắt buộc công chứng mà chỉ cần một số giấy tờ như:

  • Sơ yếu lý lịch;
  • Bản photo chứng minh nhân dân/căn cước công dân;
  • Bản photo sổ hộ khẩu;
  • Bản photo giấy khai sinh;
  • Bản photo bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ khác liên quan...

IV. Hồ sơ xin việc công chứng ở đâu?

Bên cạnh hồ sơ xin việc cần công chứng những gì thì hồ sơ xin việc công chứng ở đâu cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người làm hồ sơ có thể tới các cơ quan, tổ chức sau để được công chứng hồ sơ xin việc:

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã;
  • Văn phòng công chứng;
  • Phòng tư pháp cấp huyện;

Và một điều mới nữa là, căn cứ vào khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015, người làm hồ sơ có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào mà không phải phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu.

1. Địa điểm công chứng hồ sơ xin việc tại Hồ Chí Minh

Địa điểm công chứng hồ sơ xin việc tại Hồ Chí MinhMột số địa điểm công chứng hồ sơ xin việc tại Hồ Chí Minh

2. Địa điểm công chứng tại Hà Nội

Một số địa điểm công chứng tại Hà NộiMột số địa điểm công chứng tại Hà Nội

V. Thủ tục và mức phí công chứng hồ sơ xin việc

a. Thủ tục

Để xin công chứng hồ sơ xin việc, bạn cần chuẩn bị đẩy đủ các giấy tờ theo đúng quy định. Thủ tục công chứng hồ sơ xin việc bao gồm các giấy tờ như:

  • 1 bộ hồ sơ theo đúng quy định có dán ảnh 4×6;
  • 1 bản gốc và bản photo sổ hộ khẩu thường trú có tên cá nhân người xin công chứng;
  • Bản gốc chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân chưa quá thời hạn 15 năm và 2 bản photo.

b. Mức phí công chứng hồ sơ

Lệ phí công chứng hồ sơ xin việc được thực hiện theo quy định riêng của từng cơ sở công chứng. Tùy thuộc vào cơ sở công chứng mà mức phí sẽ có sự khác nhau. Và thông thường, mỗi trang công chứng sẽ thu phí là 5.000 đồng/tờ, từ trang thứ 3 trở lên, mức lệ phí là 3.000 đồng/tờ.

Quy định về thủ tục và mức phí công chứng hồ sơ xin việc

Quy định về thủ tục và mức phí công chứng hồ sơ xin việc

VI. Những lưu ý quan trọng khi công chứng giấy tờ trong hồ sơ xin việc

Mặc dù việc công chứng hồ sơ xin việc nghe có vẻ khá đơn giản nhưng khi đi công chứng bạn cũng cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 23 quy định, để chứng thực bản sao từ bản chính, người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính văn bản, giấy tờ để làm cơ sở chứng thực bản sao các giấy tờ được yêu cầu.
  • Hiện nay, căn cứ theo công văn số 873/HTQTCT-CT, việc xác nhận sơ yếu lý lịch chỉ được thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu ở trên sơ yếu lý lịch. Chính vì vậy mà việc xác nhận sơ yếu lý lịch sẽ được thực hiện theo thủ tục về chứng thực chữ ký. Và bên cạnh đó lưu ý việc ký sơ yếu lý lịch sẽ được thực hiện ngay tại nơi chứng thực và trước mặt người có thẩm quyền.
  • Bên cạnh đó khi đi công chứng hồ sơ xin việc, bạn cũng cần mang theo tiền để trả phí chứng thực.

VII. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về hồ sơ xin việc cần công chứng những gì, hồ sơ xin việc công chứng ở đâu cùng những lưu ý khi đi công chứng mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về thủ tục công chứng hồ sơ xin việc ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!