Hạn ngạch nhập khẩu vô cùng quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vậy khái niệm hạn ngạch nhập khẩu là gì và tác động của nó đến thị trường hàng hóa trong nước? Tìm hiểu ngay khái niệm hạn ngạch nhập khẩu để hiểu hơn về nền kinh tế.

Trên thông tin thời sự hạng mục kinh tế, chúng ta thường nghe đến tin tức về hạn ngạch nhập khẩu. Vậy hạn ngạch nhập khẩu là gì và vì sao cần hiểu khái niệm này trong ngành xuất nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu của một quốc gia luôn được kiểm soát dựa trên luật ban hành của chính phủ. 

I. Hạn ngạch nhập khẩu là gì?

Trước khi tìm hiểu về vai trò của hạn ngạch nhập khẩu và tác động của nó với một quốc gia, ta cần hiểu được định nghĩa của hạn ngạch nhập khẩu là gì? Hạn ngạch nhập khẩu tác động trực tiếp đến giá thành, số lượng của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. 

Ví dụ như hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng cho những mặt hàng xa xỉ như rượu, thuốc lá,... vào thị trường Việt Nam. Hạn ngạch nhập khẩu được ban hành nhằm hạn chế giấy phép nhập khẩu cho một số sản phẩm, vì vậy làm cho giá thành của hàng hóa đó tại thị trường nội địa cao hơn với thị trường nước ngoài - nơi sản xuất ra sản phẩm. 

1

Hạn ngạch nhập khẩu là gì?

Để hiểu rõ hơn về hạn ngạch nhập khẩu, có một ví dụ cụ thể về việc Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với sản phẩm phomai và chỉ có một số công ty thương mại được phép nhập khẩu loại hàng hóa này. Điều quan trọng là doanh nghiệp thương mại chỉ được pháp nhập khẩu một số lượng nhất định trong giới hạn quy định của nhà nước. Nhà nước Hoa Kỳ đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu để hạn chế sản lượng phomai nhập khẩu vào thị trường nội địa. 

Nền kinh tế phát triển dẫn đến sự thay đổi trong những quy định đã được ban hành và hiện nay, quyền nhập khẩu sẽ được quyết định và được sử dụng trực tiếp tại thị trường nước xuất khẩu, vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu về những quy định liên quan đến hạn ngạch nhập khẩu của từng loại hàng hóa để có cái nhìn tổng quan. Từ những ví dụ trên ta thấy, hạn ngạch nhập khẩu được ban hành bởi những cơ quan có thẩm quyền như bộ công thương áp dụng cho một số loại hàng hóa nhằm hạn chế về giá trị, số lượng và khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Xem thêm: Nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Mức lương của nhân viên xuất nhập khẩu 

II. Phân loại hạn ngạch nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vô cùng quan trọng, với nhiều ngành hàng đa dạng là lợi thế quốc gia như những sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên vẫn có những ngành hàng mà chúng ta chưa sản xuất được hoặc chất lượng sản phẩm chưa tốt. Chính vì vậy, điều này ảnh vừa là cơ hội vừa là thách thức cho xuất nhập khẩu trong nước. Với những doanh nghiệp thấy được tiềm năng phát triển thì có thể đầu tư nguồn lực để phát triển chất lượng sản phẩm thay vì bỏ thị trường.

Hạn ngạch nhập khẩu được chia làm một số loại:

  • Hạn ngạch nhập khẩu quốc gia được áp dụng cho thị trường nhập khẩu là một quốc gia
  • Hạn ngạch nhập khẩu khu vực áp dụng cho thị trường nhập khẩu là một khu vực
  • Hạn ngạch nhập khẩu toàn cầu áp dụng cho thị trường nhập khẩu là tất cả các nước

Hạn ngạch nhập khẩu được quy định bằng biện pháp thuế quan nên cũng được hiểu là hạn ngạch thuế quan. Thuật ngữ này được hiểu là việc cắt giảm thuế quan với một số lượng hàng nhập khẩu nhất định, ví dụ với những hàng nhập khẩu vượt quá định mức thì phải nộpthuế nhập khẩu cao hơn. Với hạn ngạch thuế quan cũng có hai loại cơ bản là:

  • Hạn ngạch thuế quan mở cửa cho thị trường tối thiểu
  • Hạn ngạch thuế quan theo khả năng mở cửa hiện hành.

III. Các trường hợp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

Chính phủ Việt nam chỉ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cho một số loại hàng hóa nhất định, trong số đó có một số bạn có thể tham khảo một số trường hợp sau:

Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nhằm hạn chế một số hàng nhập khẩu vào Việt Nam
Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo vệ hàng hóa trong nước và bình ổn giá thị trường, kích cầu hàng hóa trong nước

IV. Tác động của hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch trực tiếp ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước cũng như hàng hóa nhập khẩu, chính vì vậy hạn ngạch nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp đến nhiều khía cạnh của tình hình kinh tế của quốc gia. 

2

Tác động của hạn ngạch nhập khẩu

Đầu tiên, hạn ngạch nhập khẩu ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa, ví dụ như với những loại hàng hóa như ô tô, rượu vang, thuốc lá với mức giá nội địa cao hơn do chịu tác động của hạn ngạch nhập khẩu. Có thể thấy hạn ngạch nhập khẩu tác động trực tiếp đến đến giá của sản phẩm nhập khẩu tại thị trường nội địa so với thị trường sản xuất. 

Hạn ngạch nhập khẩu tác động tới giá sản phẩm tương tự thuế nhập khẩu, tuy nhiên thuế nhập khẩu mang lại nguồn thu của đất nước nhưng hạn ngạch nhập khẩu thì không, ngoại trừ hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch nhập khẩu sẽ mang đến nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp xin được giấy phép nhập khẩu và tạo ra sự phân phối lại thu nhập. Đây cũng là lý do vì sao có sự tiêu cực trong việc xin hạn ngạch giữa những doanh nghiệp với nhau. Sự tiêu cực có thể là sự tham nhũng trong cơ quan nhà nước để xin được hạn ngạch và trở thành nhà nhập khẩu độc quyền. 

Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng chắc chắn hơn so với áp dụng thuế quan nên giúp bảo hộ sản xuất trong nước triệt để hơn. Một tác động khác ảnh hưởng đến việc giảm tiêu dùng giống như tác động của thuế quan. Chính phủ bán đấu giá hạn ngạch nhập khẩu làm thiệt hại đến người tiêu dùng còn được chuyển vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp cấp phát hạn ngạch nhập khẩu thị nền kinh tế không những mất đi một khoản thu nhập mà cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng

V. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu của nhà nước được ra quyết định cho những bên có thẩm quyền, ví dụ như hạn ngạch nhập khẩu được trao cho bộ trưởng Bộ Công Thương, cơ quan ngang bộ và những tổ chức liên quan khác. Những bộ phận có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị để thảo luận và giải quyết những vấn đề phát sinh và quyết định liên quan. 

VI. Vai trò của hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa 

Thị trường thương mại Việt Nam vô cùng sôi động, từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam bắt đầu hòa nhập và giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhiều quốc giá khác trong khu vực. Với nền kinh tế hòa nhập và phát triển như hiện nay, sẽ không có quốc gia nào có thể tự cung tự cấp hàng hóa cho mình. Sự giao thương buôn bán tạo nên sự giao thoa đa dạng, kết hợp hàng hóa trong và ngoài nước tạo nên thị trường hàng hóa đa dạng giúp đời sống vật chất của người tiêu dùng phong phú hơn, kích cầu tiêu thụ. 

3

Vai trò của hạn ngạch nhập khẩu trong xuất nhập khẩu

Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thị trường hàng hóa chưa đa dạng mà người tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ, vì vậy việc nhập khẩu hàng hóa là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp tạo sự đang dạng cho hàng hóa. 

Hạn ngạch nhập khẩu tạo sự phát triển ổn định về thị trường hàng hóa với những loại sản phẩm mà quốc gia không thể tự sản xuất được, hoặc những loại hàng hóa quốc gia đó đang có nhu cầu thì hạn ngạch nhập khẩu sẽ làm bình ổn thị trường. Đồng thời, với những sản phẩm trong nước, hạn ngạch nhập khẩu có thể bảo vệ được sản phẩm và thị trường hàng hóa trong nước. Ngoài ra, hạn ngạch nhập khẩu còn tạo ra cú hích giúp cho những doanh nghiệp trong nước có động lực phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ vào hoạt động sản xuất hàng hóa. Hàng nhập khẩu cũng vì sự tác động của hạn ngạch nhập khẩu mà tạo ra sự phá giá trong thị trường. 

Xem thêm: Những vấn đề quan trọng liên quan đến thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

VII. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa

1. Chế độ, chính sách trong nước và nước ngoài

Chính sách quốc già là yếu tố đầu tiên mang tính bắt buộc cho mọi doanh nghiệp tham gia vào thị trường thương mại quốc tế phải chấp nhận vô điều kiện. Doanh nghiệp phải tuân thủ hệ thống pháp luật và những quy định liên quan trong thị trường trong nước. Với những chính sách thúc đẩy hoạt động nhập khẩu sẽ có những điều kiện lý tưởng, tuy nhiên khi hoạt động nhập khẩu bị siết chặt thì mọi doanh nghiệp cũng phải tuân theo. Với thị trường quốc tế đây cũng là những quy ước chung với mọi quốc gia cần tuân theo và là trách nhiệm để tạo sự tin tưởng thống nhất toàn cầu. Nếu không có chế độ nghiêm ngặt thì sự tham nhũng dễ dàng xảy ra gây ra sự tiêu cực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

4

Chế độ, chính sách của nhà nước

2. Tỷ giá hối đoái

Với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hạn ngạch nhập khẩu nói riêng thì tỷ giá hối đoái là yếu tố tác động mạnh mẽ đến tình hình trao đổi hàng hóa, tỷ trọng giữa hoạt động xuất và nhập khẩu. Nếu tỷ lệ này có lợi cho nhập khẩu thì sẽ gây ra bất lợi cho tình hình xuất khẩu và ngược lại. Hiện nay có nhiều dạng tỷ giá hối đoái như tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá hối đoái thả nổi, trong đó có thả nổi tự do và thả nổi có quản lý. Vì vậy trước khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu của một quốc gia, doanh nghiệp cần nghiên cứu và xem xét những loại tỷ giá đang được áp dụng để đưa ra quyết định tối ưu nhất. 

Xem thêm:  Mẫu đánh giá nhân viên phòng xuất nhập khẩu

3. Thuế nhập khẩu

Trong xuất nhập khẩu thì thuế nhập khẩu là một nguồn thu vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước giúp bảo vệ hoạt động sản xuất trong và ngoài nước. Thuế nhập khẩu làm cho mức giá của sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bị tăng lên so với thị trường nước ngoài và người tiêu dùng phải chi trả cáo cho một mặt hàng, từ đó người tiêu dùng có sự cân nhắc giữa hàng hóa trong và ngoài nước, ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu.

4. Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu của một quốc gia giới hạn lượng hàng hóa nhập vào một quốc gia. Mục đích chính là bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước. Để sản phẩm nhập khẩu không ồ ạt vào thị trường trong nước khiến cho hàng hóa nội địa bị lép vế so với hàng hóa nhập khẩu. Với những quy định chưa chặt chẽ như hiện tại tạo điều kiện cho sự tham nhũng khi xin cấp hạn ngạch nhập khẩu để trở thành doanh nghiệp độc quyền. 

5. Điều kiện quốc gia

Những quốc gia có điều kiện thuận lợi hỗ trợ hoạt động nhập khẩu như hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, cảng biển thì chắc chắn những hoạt động xuất nhập khẩu sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

5

Điều kiện hỗ trợ xuất nhập khẩu

Những tiêu chí trên chính là nhân tố chính hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động nhập khẩu hàng hóa, kèm theo đó là thị hiếu người tiêu dùng trong nước kèm theo đó là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. tình hình chính trị thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu. 

VIII. Thông tin thêm về thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu không còn xa lạ với những nhân viên xuất nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được hiểu đơn giản là khoản thuế đánh trên những loại hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam với thuật ngữ tiếng anh là Import Tax. Sau thế nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm một khoảng thuế khác là thuế giá trị gia tăng (VAT), tùy vào loại hàng hóa mà có thêm thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế môi trường. 

Thông thường, hàng hóa sẽ được nhập khẩu với số lượng lớn theo container, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan rồi mới được giải phóng hàng. Thuế nhập khẩu không có con số cố định cho toàn bộ hàng hóa mà tùy vào chủng loại hàng và số lượng hàng thì thuế nhập khẩu có sự thay đổi. 

6

Thuế nhập khẩu 

Chính vì vậy những tiêu chí kể trên mà mỗi doanh nghiệp trước khi lên kế hoạch kinh doanh hay mở rộng thị trường tại một quốc giá khác thì cần nghiên cứu thị trường chuyên sâu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến tiềm năng của hàng hóa như mức độ tiêu thụ hàng hóa, hàng hóa có bị cấm không, rủi ro của quá trình nhập khẩu và lưu kho hàng hóa. Có những sản phẩm thành công trong thị trường nội địa nhưng lại không thành công tại thị trường nước ngoài vì có nhiều tiêu chí liên quan đến văn hóa và thói quen tiêu dùng. 

IX. Kết luận

Lĩnh vực xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với một quốc gia đang phát triển, việc hội nhập và giao lưu cùng những quốc gia khác trên thế giới là vô cùng cần thiết vừa tạo cơ hội vừa tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hạn ngạch nhập khẩu chính là một rào cản giúp bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự nhập khẩu ồ ạt của sản phẩm ngoại nhập, đồng thời loại trừ sự tham nhũng và tiêu cực trong phát triển kinh tế.