Trong quá trình kinh doanh, giá vốn hàng bán là gì? Thời điểm tiếp nhận giá vốn hàng bán là khi nào? Bạn hãy cùng 123job tìm hiểu về giá vốn hàng bán và các phương pháp tính giá vốn hàng bán trong bài viết dưới đây nhé!

Giá vốn hàng bán là gì? Chính là một trong những khoản chi phí lớn mà các doanh nghiệp cần sự quan tâm tính toán thật kỹ lưỡng. Vậy giá vốn hàng bán là gì và cách tính giá vốn hàng bán như nào là chính xác nhất? 

I. Giá vốn hàng bán là gì? 

Việc đầu tiên nếu muốn quản lý dòng tiền hiệu quả thì bạn cần phải hiểu khái niệm về giá vốn hàng bán là gì? Hiểu đơn giản giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng hóa được tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một kỳ hoặc một năm. Các chi phí có liên quan tới giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các loại chi phí để tạo ra một sản phẩm như là chi phí để mua nguyên liệu, chi phí sản xuất các loại hàng hóa, chi phí trả cho nhân viên, chi phí vận chuyển, quản lý….

Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chính xác

Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chính xác

Còn tùy vào loại hình công ty sẽ có cách định nghĩa khác nhau về giá vốn hàng bán là gì khác nhau. Trong đó:

  • Đối với công ty thương mại: Giá vốn hàng bán là gì sẽ được hiểu là tổng toàn bộ các chi phí từ lúc mua hàng hóa có mặt tại kho của công ty trong đó bao gồm giá nhập hàng hóa từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển về kho của của công ty, chi phí bảo hiểm, thuế quan..
  • Đối với các công ty sản xuất: Dù giá vốn là gì thì hàng bán sẽ cao hơn so với các công ty thương mại khác bởi vì có thêm chi phí của các loại nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành phẩm.

Ngoài ra, giá vốn hàng bán của mỗi công ty sẽ khác nhau và còn thay đổi phụ thuộc vào các nội quy khác nhau theo hợp đồng với các nhà cung cấp.

II. Ý nghĩa của giá vốn hàng bán

Ý nghĩa của giá vốn hàng bán là gì? Trong khi thị trường luôn luôn có những biến đổi không ngừng thì không phải bất kể khi nào các cơ sở bán hàng cũng sẽ được nhập nguồn hàng với mức giá ổn định. Do vậy bạn vẫn phải chịu sự chênh lệch đó để nhập hàng về theo nhu cầu của người tiêu dùng. Nói tóm lại, bạn sẽ phải chịu sự biến thiên về giá tương tự như vậy trong suốt quá trình làm kinh doanh.

III. Cách tính giá vốn hàng bán là gì?

Ở mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù khác nhau. Vậy nên, cách tính giá vốn hàng hóa cũng sẽ khác nhau. Do đó có các cách tính giá vốn hàng bán là gì hãy theo dõi công thức dưới dây:

1. Công thức FIFO ( First In First Out )

FIFO là công thức được tính xuất trước cùng với đơn giá nhập có trị giá mua hàng hóa xuất kho trong kỳ tính theo đơn giá mua nhập trước. Công thức FIFO thường sẽ phù hợp với các loại mặt hàng có hạn sử dụng hoặc các loại hàng loại như công nghệ: điện máy, điện thoại, máy tính… bởi những mặt hàng này không thể lưu trữ lâu trong kho, cần xuất trong thời gian nhất định.

Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO thì giá vốn hàng bán là gì cũng sẽ thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát sẽ làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN bạn cần đóng sẽ cao hơn.

2. Công thức LIFO (Last In First Out)

Đối với công thức này là nhập sau và xuất trước, trái ngược với FIFO, những mặt hàng được nhập vào trước sẽ xuất sau cùng với đơn giá xuất bằng đơn giá đã nhập. Công thức LIFO thường sẽ được dùng với các mặt hàng như là: quần áo, giày dép, mũ nón… vì những mặt hàng này có thể bị lỗi thời và trở thành hàng tồn kho nên khi nhập hàng mới về phải ưu tiên phải xuất trước.

Một nhược điểm rõ ràng của cách tính LIFO này đó là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy trong khi sản phẩm cũ có giá trị lỗi thời với giá bán hiện tại.

Những công thức tính giá vốn hàng bán

Những công thức về cách tính giá vốn hàng bán là gì?

3. Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền thường được sử dụng để tính toán giá trị các hàng tồn kho. Đây chính là phương pháp bình quân gia quyền tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm hiện đại ngày nay đang áp dụng. Đối với phương pháp bình quân gia quyền này thì giá vốn là gì? Nó sẽ được tính với công thức MAC = ( A + B ) / C. Trong đó phương pháp bình quân gia quyền :

A : Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
B : Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí ( phương pháp bình quân gia truyền)
C : Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập

4. Phương pháp giá hạch toán

Phương pháp giá hạch toán thường được sử dụng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho. Đối với các doanh nghiệp mua hàng hóa vật tư thường xuyên có sự biến động như là: giá cả, khối lượng, chủng loại vật tư của hàng hóa nhập, xuất kho nhiều…

Giá hạch toán chính là loại giá ổn định do doanh nghiệp đang xây dựng, giá này thường không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất trước hết phải được tính toán hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong định kỳ.

5. Phương pháp cân đối

Đối với công thức tính giá trị thực tế của hàng còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số lượng còn lại trong cuối kỳ nhân với đơn giá mua hàng lần cuối trong tháng đó. Sau đó sẽ dùng công thức cân đối để tính trị giá đã mua thực tế của mặt hàng xuất kho.

Cách tính giá vốn hàng bán là gì? - là khoản chi phí rất lớn nhất của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Vậy nên doanh nghiệp sẽ cần nắm rõ về chúng, các yếu tố để hình thành, công thức và cách quản lý hiệu quả, chặt chẽ nhất.

IV. Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi sai khi tính giá vốn hàng bán 

Các nguyên nhân và cách khắc phục tình huống khi tính giá vốn là gì? 

1. Thực hiện sai quy trình bán hàng âm

Theo nguyên tắc thì sau khi nhập hàng về, bạn cần phải nhập kho đầy đủ từng mã sản phẩm vào phần mềm quản lý bán hàng của công ty, sau đó mới được xuất ra để bán. Nếu sai nghiệp vụ và sai dữ liệu đương nhiên sẽ sai toàn bộ. 

Khi phần mềm bán hàng cho phép bán hàng âm (nghĩa là cho phép bán trước và nhập kho sau để bù số lượng tồn kho âm trước đấy). Tình trạng này sẽ thường xảy ra đối với những mặt hàng đang HOT, chủ shop nhập về không kịp lưu kho mà đã bày bán ngay trên kệ, hay trả hàng cho khách ngay tại quầy. Đến cuối buổi hoặc thậm chí để tới tận ngày hôm sau mới nhập dữ liệu và hàng vào kho...

Trong trường hợp đó, tại thời điểm xuất hàng và giá vốn hàng bán bằng 0 hoặc đang bị sai lệch so với số lượng dẫn đến tính lãi gộp hàng bán không đúng. Khi giá vốn bán hàng trong kho bị đội lên rất cao, lãi lỗ và doanh thu cửa hàng bị sẽ không còn đúng so với thực tế.

Các cách khắc phục lỗi sai khi tính giá vốn hàng bán 

Các cách khắc phục lỗi sai khi tính giá vốn hàng bán là gì?

Dưới đây là cách tính giá vốn hàng bán của Sapo khi bán hàng âm cho bạn dễ tưởng tượng:

Sản phẩm A trong kho đang tồn là 0 và MAC = 100.000 VND
Khách bán âm 10 sản phẩm A, lúc này tồn A = -10, MAC = 100.000đ
Khách nhập 20 sản phẩm A, giá nhập = 150.000đ
Thời điểm này theo công thức tính giá vốn hàng bán là gì? MAC = (-10 *100.000 + 20*150.000) / 10 = 200.000đ
Sau đó khi khách hàng bán hàng, lãi lỗ sẽ được tính dựa trên MAC = 200.000đ.
Nếu theo công thức như vậy sẽ làm giảm lãi thực tế của khách hàng đi rất nhiều.

Hướng xử lý: Trên phần mềm Sapo, công thức tính giá vốn hàng bán khi kho âm luôn lấy giá nhập mới, khi kho dương trở lại thì lần nhập tiếp theo sẽ tính theo công thức trung bình

2. Sai quy trình trả hàng nhà cung cấp

Lỗi sai lệch cách tính giá vốn hàng bán là gì? Đó là xảy ra khi trả hàng một phần hàng mua từ nhà cung cấp sau khi đã bán hàng trên phần còn lại. Theo quy tắc thì kế toán sau khi trả hàng cho nhà cung cấp, người kế toán kho cần vào hạch toán giá vốn hàng bán lại tuy nhiên nếu không thực hiện thao tác này giá vốn sẽ không còn được chính xác nữa.
 

Hướng xử lý:Phần mềm Sapo sẽ tự động tính lại giá vốn bán hàng khi trả hàng nhà cung cấp, coi giá trị trả hàng thuộc vào khoản “ Giá trị hàng mua trả lại, giảm giá “ thuộc nhóm chứng từ điều chỉnh giảm khi hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân

Công thức hạch toán cách tính giá vốn hàng bán là gì khi trả hàng:

MAC = ( A – B ) / C

Bao gồm :

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm được tính lại khi người dùng click xuất trả hàng nhà cung cấp
  • A = Giá trị kho trước trả = Số lượng kho trước trả * Giá vốn trước trả
  • B = Giá trị hàng mua trả lại = Số lượng trả * Tiền hàng hoàn trả lại với mỗi sản phẩm ( sẽ không tính thuế và phụ phí )
  • C = ( Hàng tồn kho trước trả – Số lượng được trả)

V. 7 Sai lầm kế toán thường mắc phải khi tính giá vốn hàng bán là gì 

  • Phương pháp tính giá vốn hàng bán là gì? Tính giá vốn hàng bán (HTK) sẽ không thống nhất giữa các kỳ. Việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp không nhất quán dẫn tới số liệu không mang tính chất so sánh giữa các kỳ kế toán và so với DN khác, không đảm bảo nguyên tắc nhất quán quy định tại chuẩn mực kế toán hiện hành số 01.
  • Xác định và ghi nhận sai giá gốc của hàng tồn kho. Ngày nay, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam thường ghi nhận HTK theo nguyên tắc giá gốc, trừ khi một số doanh nghiệp đặc thù như là các doanh nghiệp chứng khoán thì họ xác định giá trị theo giá trị hợp lý của tài sản.
  • Ghi nhận nhập kho không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: mua hàng hóa với số lượng lớn tuy nhiên không có hợp đồng rõ ràng , hóa đơn mua hàng không đúng quy định.
  • Không lập bảng tổng hợp: nhập – xuất – tồn cho định kỳ hàng tháng, hàng quý; bảng tổng hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán
  • Hạch toán sai: Sẽ không hạch toán theo phiếu xuất vật liệu tư và phiếu nhập theo kế toán kho vật tư đã xuất nhưng không dùng hết mà chỉ hạch toán xuất kho theo số chênh lệch giữa các phiếu xuất vật tư lớn hơn phiếu nhập lại vật tư.

VI. Kết luận 

Do vậy sau khi hiểu được khái niệm về giá vốn hàng bán là gì, ta có thể thấy được nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các nhà đầu tư cần quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vậy nên, việc hiểu và nắm rõ về giá vốn hàng bán là gì, cách tính giá vốn là gì, cũng như cách khắc phục những sai lệch khi nhập giá vốn là gì sẽ vô cùng cần thiết.