Doanh nhân chắc hẳn là từ rất quen thuộc, chỉ những người làm kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Cùng tìm hiểu về doanh nhân là gì và vai trò của doanh nhân trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây của 123job.vn.

Chúng ta hay thường nghe nhắc nhiều đến doanh nhân ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhất là trong kinh doanh. Vậy doanh nhân là gì? Vai trò của doanh nhân hiện nay là gì? Hay những doanh nhân giỏi và thành đạt Việt Nam là ai? Bạn đọc sẽ biết được qua bài viết dưới đây của 123job.vn.

I. Doanh nhân là gì?

Doanh nhân là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm Doanh Nhân hãy cùng 123job.vn trở về những thập kỉ trước khi ngành công nghiệp và thương mại bắt đầu xuất hiện với các thương nhân chính là những doanh nhân đầu tiên có trong lịch sử loài người.

Doanh nhân là người mà tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, họ thực hiện các hoạt động về thương mại hoặc công nghiệp với mục đích chính tạo ra dòng tiền, bán hàng và doanh thu bằng cách kết hợp sử dụng vốn nhân lực, tài chính, trí tuệ và vốn vật chất nhằm mục đích là thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng nền kinh tế.

Doanh nhân là chỉ người mà sáng lập hay chủ sở hữu hoặc cổ đông lớn của một doanh nghiệp thương mại nào đó. Đôi khi cụm từ này dùng để mô tả một giám đốc điều hành cấp cao, người mà điều hành và quản lý một doanh nghiệp nhất định mặc dù giám đốc điều hành không phải là chủ sở hữu chính.

Các giám đốc, người điều hành cho các công ty nhà nước thì lại không được gọi là Doanh nhân. Doanh nhân là thuật ngữ chuyên dùng cho các công ty, tổ chức tư nhân không thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước.

Ngày trước doanh nhân chỉ giới hạn trong mỗi quốc gia, ngày nay doanh nhân được mở rộng hơn và có thể là từ các chủ đầu tư nước ngoài. Hiện nay ngày 13 tháng 10 hàng năm được xem là ngày Doanh Nhân Việt Nam.

Xem thêm: Top 8 mô hình nhà hàng trong lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay

Doanh nhân là gì?

Doanh nhân là gì?

II. Vai trò của doanh nhân trong hoạt động phát triển kinh tế

Vai trò của doanh nhân là gì? Vai trò quan trọng nhất, chủ yếu nhất của các doanh nhân có thể kể tới đó là việc xây dựng, vận hành công ty của mình hàng ngày thật tốt để sao cho doanh nghiệp đó có thể đưa ra được những ý tưởng, sáng tạo mới cho sản phẩm, hàng hóa chất lượng. Từ đó, giải quyết được những vấn đề về công ăn việc làm cho nhiều người lao động không chỉ là trong phạm vi Việt Nam mà còn là trong toàn khu vực.

Một người CEO giỏi cần phải biết làm cách nào tạo ra lợi nhuận, có những đóng góp nổi bật, tích cực cho xã hội. Từ trước đến nay, nhiều doanh nhân thành đạt chủ yếu chiếm lĩnh được thị phần trong nước có mục đích nhằm đem lại doanh thu một cách tối đa cho công ty mình. Tuy nhiên, hiện nay thì nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã bắt đầu có các bước tiến mới mẻ hơn khi đầu tư ra những thị trường nước ngoài để có thể mang về lợi nhuận một cách tối đa và thuận lợi.

Ngoài ra, nếu như các doanh nhân mà muốn phát triển công ty của mình ngày càng bền vững thì cũng cần phải đảm bảo các chuẩn mực theo pháp luật về bảo vệ môi trường lao động, thực hiện tốt các quyền lợi cho người lao động, đào tạo và phát triển nhân viên của mình. Cùng với đó là việc góp phần nào xây dựng, phát triển cộng đồng, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội lành mạnh.

Xem thêm: Phễu bán hàng là gì? Nắm bắt tâm lý để tạo hiệu ứng trong kinh doanh

III. Đặc điểm của các doanh nhân thành đạt

1. Sự tự tin

Đặc điểm đầu tiên không kém phần quan trọng của một doanh nhân thành đạt đó chính là sự tự tin. Một CEO giỏi cần phải rất tự tin trước đám đông để có thể đưa ra được những ý tưởng kinh doanh táo bạo, kêu gọi được đầu tư vốn điều lệ của riêng mình. Phong thái tự tin của doanh nhân được thể hiện qua những bước đi, lời nói và hành động. Điều này bạn có thể rèn luyện hàng ngày thông qua việc giao tiếp, tiếp xúc với đám đông để có thể gia tăng bản lĩnh của chính mình.

2. Kỹ năng lãnh đạo 

Một CEO giỏi có thể điều khiển doanh nghiệp thì chắc chắn phải có kỹ năng lãnh đạo cực tốt. Đây là một trong nhiều đặc điểm quan trọng phải có của một người làm kinh doanh giỏi. Vì thế, bạn hãy cố gắng rèn luyện tốt kỹ năng lãnh đạo để có thể trở thành một doanh nhân thành đạt.

Vai trò của doanh nhân là gì trong hoạt động phát triển kinh tế?

Vai trò của doanh nhân là gì trong hoạt động phát triển kinh tế?

3. Kiên trì với mục tiêu đã định 

Một doanh nhân thành đạt thường là người có những mục tiêu cụ thể. Họ thường biết cách vạch ra sẵn những điều cần làm, những bước đi khác nhau để có thể hoàn thành những mục tiêu đã định sẵn từ trước mà không sợ khó khăn. Cho dù có khó khăn đến đâu đi nữa thì các chủ doanh nghiệp cũng sẽ không dễ dàng bị lung lay bởi những tác nhân bên ngoài mà sẽ kiên trì, bền bỉ để thực hiện mục tiêu đã định sẵn.

4. Kiên trì, bền bỉ

Kiên trì, bền bỉ cũng là một trong những đức tính và thói quen tốt của những doanh nhân thành đạt, đó là một đức tính rất tốt kiên trì bền bỉ thực hiện mục tiêu trong đầu của mình, kiên trì tìm ra những hướng đi mới mẻ để có thể phát triển bản thân, phát triển doanh nghiệp và điều đó giúp cho đích đến của sự thành công ngày một gần hơn. Vậy nên khi đã theo ngành từ khi bạn là sinh viên hãy học tập và rèn luyện sự kiên trì bền bỉ hàng ngày vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường lập nghiệp sau này của bạn.

5. Có khát khao mãnh liệt để chứng tỏ thành công 

Đối với các doanh nhân thành đạt, họ thường là những người có cá tính rất mạnh. Họ luôn muốn khẳng định chính bản thân mình với mọi người. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó, chính sự khao khát mãnh liệt này lại là con dao 2 lưỡi vô cùng sắc bén đối với các chủ doanh nghiệp. Nếu như họ biết giới hạn được tham vọng của mình thì sẽ rất tốt và có thể dễ dàng thành công. Nhưng nếu không kiểm soát được thì nó sẽ để lại nhiều hậu quả mà không lường trước có thể xảy đến cho công ty của họ.

6. Biết quan tâm đến người xung quanh 

Những doanh nhân thành đạt đều là những người rất bận rộn. Mỗi ngày, họ sẽ phải làm rất nhiều những công việc khác nhau. Tuy nhiên đây không phải lý do để họ có thể bỏ mặc người thân của mình. Những chủ doanh nghiệp thành đạt luôn biết cách quan tâm tới những người xung quanh, những người họ yêu thương. Họ luôn biết cách cân bằng cho cuộc sống hàng ngày, biết quan tâm tới mọi người xung quanh để làm cho cuộc sống của họ trở nên thú vị nhất có thể.

7. Lạc quan trong công việc 

Để có thể thành người doanh nhân giỏi, bạn sẽ cần phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách trong công việc. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải luôn luôn lạc quan, vui vẻ và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như những người thân để có thể vượt qua mọi khó khăn trong công việc kinh doanh của riêng mình.

Xem thêm: 10 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất giúp bạn thành công

IV. Hình ảnh người doanh nhân Việt Nam qua các thời kỳ 

Doanh nhân giỏi ở Việt Nam qua các thời kỳ có vị trí đứng khác nhau trong xã hội. Trong thời phong kiến, xã hội đã thể hiện sự coi trọng, tôn trọng hơn đối với từng tầng lớp khác nhau trong xã hội bằng câu “sĩ nông công thương”. Câu này có nghĩa là, những người sĩ tử (người mà có học thức) sẽ luôn được coi trọng nhất, họ là người có địa vị và tiếng nói chính trong xã hội. Sau đó là đến người nông dân, là người mà tạo ra lương thực thực phẩm chính cho xã hội. Tiếp đến người được coi trọng là tầng lớp công nhân, người làm trong các nhà máy, xưởng sản xuất và doanh nghiệp. Cuối cùng mới đến tầng lớp thương nhân.

Chính vì vậy, một khi thương nhân trở nên giàu có, có nhiều tiền họ thường muốn có địa vị. Và để có được địa vị, được coi trọng trong xã hội, họ thường đầu tư tiền cho con cái đi học để có thể gia nhập tầng lớp “sĩ”, hoặc họ mua thật nhiều ruộng đất và trở thành địa chủ để gia nhập được tầng lớp “nông”. Bởi thời đó không có được sự coi trọng trong xã hội nên thương nhân không có lối đi, không phát triển được.

Ở thời thực dân phong kiến, khi đã có sự du nhập của các nước tư bản vào nước ta, hoạt động kinh doanh lúc này được phát triển vượt trội, mở rộng và tầng lớp doanh nhân lúc này có một vị trí đứng nhất định trong xã hội. Họ bắt đầu tích tụ được nguồn vốn, tri thức để thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh hơn, cạnh tranh lại với các nước tư bản nước ngoài. Một số doanh nhân lớn, thành đạt và có tầm ảnh hưởng ở thời điểm này ví dụ như: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà,...Nhờ vào việc kinh doanh buôn bán, những doanh nhân thời kì này trở lên giàu có nhanh chóng. Vì luôn được đi nhiều nơi, giao thương buôn bán nên họ mở rộng được thêm vốn sống và tầm hiểu biết. Số tiền họ kinh doanh kiếm được thường được sử dụng với những mục đích có ích như là cho con cái học chữ, sau này con cái họ trở thành các nhà cách mạng cứu nước, hoặc quyên góp tiền, lương thực cho cuộc chiến chống thực dân của dân tộc.

Sau khi đất nước được giải phóng (miền Bắc từ năm 1954 và miền Nam từ sau năm 1975) thì tầng lớp tiểu tư sản của đất nước lại bị phân rã, họ gần như không được công nhận trong xã hội khi đó. Chỉ mới đây đó là từ sau năm 1990 tới nay, các doanh nghiệp tư nhân lần lượt ra đời, từ đó tầng lớp doanh nhân trong xã hội mới dần được hồi sinh và phát triển trở lại.

Xem thêm: Giám đốc điều hành là gì? Bí quyết trở thành một CEO chuyên nghiệp

V. Những hình ảnh doanh nhân nổi tiếng

1. Top 5 hình ảnh doanh nhân nổi tiếng trên thế giới

Một số cái tên doanh nhân giỏi nổi tiếng mà chắc hẳn chúng ta đã từng nhiều lần nghe qua hoặc biết tới, họ đều là những người vô cùng thành công trong sự nghiệp của mình. Cùng điểm danh 5 cái tên đứng đầu bảng xếp hạng doanh nhân giỏi trên thế giới sau đây: 

1. Jeff Bezos, CEO Amazon: là người sáng lập và CEO của trang thương mại điện tử Amazon nổi tiếng, hiện nay ông đã vượt qua Bill Gates và trở thành người giàu nhất trên thế giới.

2. Bill Gates: người sáng lập ra Microsoft, dù hiện tại đã mất vị trí giàu nhất thế giới vào tay của Jeff Bezos, Bill Gates vẫn là một trong những người quyền lực nhất và giàu có trên thế giới tính đến nay.

3. Larry Page, CEO Alphabet: người sáng lập ra Google, giữ vai trò là CEO trong khi Brin là người đồng sáng lập giữ vai trò là chủ tịch.

4. Mark Zuckerberg, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook

5. Warren Buffett, chủ tịch của công ty Berkshire Hathaway

2. Top 5 hình ảnh doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam

Không những sở hữu khối tài sản khổng lồ, mà những doanh nhân giỏi ở Việt dưới đây còn được vinh danh trên thế giới.

1. Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch của tập đoàn Vingroup: khởi nghiệp với việc sáng lập ra thương hiệu mì ăn liền Mivina, sau đó ông thành công trên lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Một số thương hiệu nổi tiếng gắn liền với ông như Vincom, Vinpearl, Vinmart...

2. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air: là CEO của hãng hàng không nổi tiếng với giá rẻ Vietjet Air, bà còn là phó chủ tịch thường trực HĐQT-HDBank, cổ đông sáng lập ra Sovico Holdings, hay còn giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị công ty Phú Gia, chủ tịch công ty địa ốc Phú Long và cuối cùng đó là chủ tịch hội đồng quản trị công ty Sovico Ltd. (Liên Bang Nga)

3. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco: là người sáng lập và giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của công ty ô tô Trường Hải (Thaco). Ngoài ra hiện nay ông còn là Tổng giám đốc của công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh.

4. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch của tập đoàn Hòa Phát: Hòa Phát là tập đoàn tư nhân sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam

5. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan

Top 5 hình ảnh doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam

Top 5 hình ảnh doanh nhân giỏi tại Việt Nam

VI. Kết luận 

Với bài viết này chắc hẳn các bạn đọc đã phần nào hiểu rõ Doanh nhân là gì, tùy thuộc vào từng đặc thù của doanh nghiệp mà doanh nhân sẽ giữ những chức vụ khác nhau ví dụ như giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hay phó chủ tịch,.... nhưng tất cả những doanh nhân giỏi đó đều hoạt động vì tập thể vì đất nước Việt Nam, nỗ lực không ngừng để đất nước phát triển, vững mạnh và hội nhập quốc tế.