Khái niệm đất công nghiệp là gì? Chuyển đổi đất công nghiệp sang đất ở được không? là các câu hỏi các bạn thường thắc mắc khi đầu tư vào loại đất này. Dưới đây thông tin 123job xin đưa ra một số đánh giá để giải đáp thắc mắc của các bạn. 

Đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay thì có rất nhiều loại đất phục vụ cho những công việc, ngành nghề khác nhau trong xã hội như: Đất công nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, hay còn có đất thổ cư. Một trong những ngành nghề phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nhất hiện nay chính là công nghiệp. Và để phục vụ cho mọi hoạt động của nó thì cần phải có đất công nghiệp. Vậy đất công nghiệp là gì? Hãy cùng 123job.vn cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. Tìm hiểu chung về đất công nghiệp

Đất đai chính là một nguồn tài nguyên quý giá của con người, nó không chỉ là tài nguyên mà còn là một nguồn nguyên liệu dồi dào trong quá trình hoạt động và sinh sống của con người hiện nay. Căn cứ vào các tính chất của đất thì nó được phân thành nhiều loại khác nhau chẳng hạn như: Đất phù sa, đất đỏ bazan, đất nâu, đất sét,... hay căn cứ vào mục đích sử dụng chính của đất thì lại được chia thành các loại như: Đất nông nghiệp, đất công nghiệp hay đất lâm nghiệp và đất thổ cư. Một trong những loại đất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nhất hiện nay đó chính là đất công nghiệp.

1. Đất công nghiệp là gì?

Nếu như đất nông nghiệp đã được phân rõ ràng thành những loại đất khác nhau có trong bộ luật đất đai của nước ta hiện nay. Nhưng đất công nghiệp lại không quy định như vậy, nó không có trong luật đất đai. Thế nhưng hiện nay nó lại được xếp vào loại đất phi nông nghiệp. Tức là không sử dụng cho các mục đích nông nghiệp. Nếu như ngày xưa đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích hoạt động như trồng cây, khai thác và sử dụng cho hoạt động nông nghiệp của người dân thì đất công nghiệp được dùng cho mục đích chính là công nghiệp hiện nay. Hay bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn là loại đất này sử dụng để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở hay công trình hoặc những đất dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Bên cạnh đó còn đất khu công nghiệp, nó thường là những vùng đất đã được giải phóng, khai phá để dùng vào việc xây dựng khu công nghiệp thì sẽ được gọi chung là đất khu công nghiệp.

Đất công nghiệp là gì?

Đất công nghiệp là gì?

Ở hầu hết các khu vực trên cả nước hiện nay thì đều có các khu công nghiệp để tận dụng tối đa nguồn nhân lực và dồi dào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó việc đặt các khu công nghiệp ở các tỉnh khác nhau mới mục tiêu là để phát triển đồng đều trên cả nước. Ví dụ như các khu công nghiệp tại các tỉnh như: Khu công nghiệp Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc), khu công nghiệp Bá Thiện 1, 2 (tỉnh Vĩnh Phúc) hay khu Nam sách (tỉnh Hải Dương), khu công nghiệp Nam Sách (tỉnh Hải Dương),...Bên cạnh đó thì bạn cũng cần phải biết đất công nghiệp tiếng anh gọi là gì? Đất công nghiệp tiếng anh được viết là “Industrial land”. Không chỉ được biết đến với đất công nghiệp tiếng anh mà bạn còn phải biết những từ kèm theo với đất công nghiệp ví dụ như:
- Industrial Plants: Cây công nghiệp
- Perennial Plants: Cây công nghiệp lâu năm
- Annual industrial crops: Cây công nghiệp hàng năm
- Industrial area: Khu công nghiệp

Và rất nhiều những từ có liên quan khác đến đất công nghiệp nữa mà bạn cần phải biết và tìm hiểu. Đó chính là trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi đất khu công nghiệp là gì? Vậy còn đất tiểu khu công nghiệp hiện nay là gì? Khi nhắc đến tiểu khu thì chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những vùng đất hay khu vực nào đó có diện tích nhỏ chỉ chứa quy mô của một doanh nghiệp hay cơ sở gia công nhỏ chứ không hẳn là cả một khu công nghiệp như đất khu công nghiệp nói ở trên.

2. Đất sét công nghiệp là gì? 

Đất sét chính là một trong nhiều loại nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong công việc sản xuất của con người hiện nay. Có rất nhiều các loại đất khác nhau có được dùng làm nguyên liệu chính trong công nghiệp, trong đó là đất sét. Đất sét chính là một loại đất mà có rất nhiều ứng dụng thông minh, khoa học khi được áp dụng và sử dụng trong ngành công nghiệp. Đất sét là nhóm đất có đặc tính dẻo khi gặp nước. Đất sét rất dễ tìm kiếm và được khai thác nhiều ở khu vực ven biển vì ở đó có sự xói mòn của biển mà tạo thành. Thật chẳng khó khăn gì khi bắt gặp đất sét xuất hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, thậm chí là nó thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày hay trở thành những vật dụng quen thuộc. Có thể kể đến như là: Bát, chén, cốc bình,...với những đặc tính dẻo khi gặp nước của đất sét này thì được ứng dụng vào trong công nghiệp gốm sứ rất nhiều. Chính vì thế mà nó được gọi  với cái tên là đất sét công nghiệp đó.

3. Đất trồng cây công nghiệp là gì? 

Để bạn có thể hiểu hơn về đất trồng cây công nghiệp thì trước tiên bạn phải hiểu thế nào là cây công nghiệp. Cây công nghiệp bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhất chính là: Mía, đay, điều, cói, cà phê, tiêu,.... Cây công nghiệp hiện nay thì được phân thành hai loại chính đó là cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Đối với những cây công nghiệp hàng năm thì được trồng hàng năm và sẽ được thu hoạch còn với cây công nghiệp lâu năm thì mất nhiều năm sau khi trồng mới được mùa thu hoạch. Cho dù là cây công nghiệp hàng năm hay là cây công nghiệp lâu năm thì đều được sử dụng với mục đích chính là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Loại đất mà dùng để trồng cây công nghiệp như vậy, người dân dùng đất đó chỉ để chuyên canh về cây công nghiệp chứ không dùng đối với cây nông nghiệp hay loại cây khác thì được gọi là đất trồng cây công nghiệp.

Một phần cũng vì đặc điểm của nó là thời gian dài mới có thể thu hoạch được nên chúng ta không thể trồng các loại cây nông nghiệp được. Đối với đất công nghiệp, đặc biệt là dùng để xây dựng các khu công nghiệp thì không phải tự nhiên mà ta có được đất để sử dụng mà điều này là do quy hoạch đất công nghiệp của Nhà nước quy định thực hiện hoặc một số doanh nghiệp thực hiện quy hoạch lại dựa theo các dự án khác nhau và có sự đền bù xứng đáng cho người dân sống tại khu đất đó. Những năm trở lại đây vấn đề quy hoạch đất công nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề đền bù không xứng đáng cho chủ sở hữu hoặc do những hậu quả mà khu công nghiệp đó để lại cho người dân sinh sống tại nơi đây.

4. Đất công trình sự nghiệp là gì? 

Có thể đây sẽ là một vấn đề không mấy liên quan đến đất công nghiệp mà chúng ta đang tìm hiểu. Thế nhưng nếu như bạn biết thêm và hiểu thêm về đất công trình sự nghiệp thì cũng có thể tự bổ sung lượng kiến thức cho bản thân mình và có thể phân biệt nhanh chóng giữa hai loại đất này. Đất công trình sự nghiệp là loại đất được Nhà nước quy hoạch và dùng vào việc xây dựng, mở rộng thêm các công trình sự nghiệp như: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính Nhà nước,...đây chính là loại đất dùng cho việc chung của cộng đồng và phục vụ những lợi ích chung của người dân, khi đất công trình sự nghiệp được sử dụng thì nó sẽ không phục vụ mục đích của bất kỳ cá nhân nào cả và cũng không thu lợi về cho bất kỳ một doanh nghiệp tư nhân nào khác, đó chính là sự khác biệt của đất công trình sự nghiệp. 

Trên đây đều là những thông tin liên quan đến đất công nghiệp mà bạn cần hiểu rõ và nắm bắt được, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như hiện nay, trong vai trò là người công dân của đất nước thì bạn lại càng phải có thêm kiến thức về vấn đề này. Không những vậy bạn còn phải hiểu xem đất công nghiệp thực sự đang đóng một vai trò như thế nào đối với cuộc sống của người dân và sự phát triển chung của đất nước hiện nay.

Xem thêm: Thuế nhà đất là gì? Những thông tin gì về thuế nhà đất mà bạn nên biết

II. Đất công nghiệp có vai trò như thế nào đến tình hình phát triển hiện nay

Đất công nghiệp hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Như chúng ta đã biết thì công nghiệp chính là một ngành đi đầu ở nước ta và không thể thiếu được, hàng năm nó đã và đang đóng góp vào GDP chung cho cả nước rất lớn. Không chỉ vậy mà nó còn góp phần vào công cuộc giải quyết nhu cầu việc làm lớn cho người dân. Đất công nghiệp lại chính là một trong những nguồn nguyên liệu không thể thiếu được cho việc các khu công nghiệp được xây dựng lên, là nơi trồng các loại cây công nghiệp, hay thậm chí còn là nguyên liệu để cho các ngành như công nghiệp gốm sứ phát triển mạnh và rộng rãi. Đất công nghiệp còn góp phần sản xuất ra một khối lượng không nhỏ của cải cho nền kinh tế Việt Nam như: các loại nguyên vật liệu, các loại dụng cụ thông dụng...

III. Đặc điểm của đất khu công nghiệp 

Khu công nghiệp là những khu vực có ranh giới địa lý rõ ràng, có điều kiện để phát triển triển tự nhiên cùng các cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ. Các quyết định thành lập khu công nghiệp được thực hiện như thế nào sẽ do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định.

Điểm khác biệt lớn nhất của khu công nghiệp so với điểm công nghiệp là không có dân cư sinh sống trong những khu vực này. Hay nói đơn giản là khu công nghiệp sẽ độc lập, tách biệt với khu dân cư. Đây được xem như là một trong những đặc điểm chính của các khu công nghiệp tập trung. Trong khi đó, điểm công nghiệp sẽ nằm cùng các khu dân cư sinh sống tại điểm đó.

Khu công nghiệp sẽ bao gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp, cơ sở sản xuất có khả năng hợp tác sản xuất cao và hầu hết sẽ có quy mô tương đối lớn từ 50ha đến vài trăm ha. Nơi đây cũng tập trung chủ yếu nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp, mặt hàng tiêu dùng phục vụ trong nước hoặc xuất khẩu với chi phí sản xuất khá thấp. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho các khu công nghiệp phát triển bền vững trong tương lai gần.

Việc xây dựng, phát triển và mở rộng thêm các khu công nghiệp trong nước ta được xem là định hướng quan trọng, mang tính quyết định trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai không xa. Khu công nghiệp đã ngày càng khẳng định vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy phát triển nền kinh tế, phát triển xã hội.

IV. Các loại hình đất khu công nghiệp ở nước ta

Các khu công nghiệp ở nước ta có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau mà có thể phân chia ra thành nhiều nhóm, loại hình khu công nghiệp. Để có thể tìm hiểu rõ về các loại hình này đòi hỏi người thu thập thông tin phải tổng hợp nhiều kiến thức chuyên sâu và cần thời gian tìm hiểu hết được nó. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ liệt kê các loại hình khu công nghiệp phổ biến mà hầu hết mọi người thường biết đến như hiện nay.

1. Khu chế xuất

Khu chế xuất là khu công nghiệp vô cùng đặc biệt chỉ dành riêng cho việc sản xuất, chế biến các sản phẩm phục vụ cho việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Hoặc là của các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu ở khu vực đó với nhiều điều kiện và ưu đãi khác nhau từ thuế, giá cả mặt bằng và các thủ tục hành chính cũng đã được đơn giản hóa. Khu chế xuất có vị trí và ranh giới xác định rõ ràng từ trước, có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại và không có dân cư sinh sống ở đây.

2. Khu liên hợp

Các xí nghiệp trong khu công nghiệp này sẽ được liên hợp hóa dây chuyền công nghệ, dây chuyền sản xuất để có thể bổ trợ cho nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như khu công nghiệp tập trung vào các nhà máy luyện kim kèm theo đó là các công trình phụ trợ về năng lượng, máy móc, xây dựng và sử dụng chất phế thải.

3. Khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành

Với loại hình này thì sẽ tập trung các xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhưng phải mang những tính chất liên quan đến nhau và hợp tác chặt chẽ trong việc sản xuất.

4. Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành

Loại hình khu công nghiệp này có điểm khác với khu công nghiệp hỗn hợp nhiều ngành ở chỗ là nó sẽ tập trung các xí nghiệp thuộc một hoặc một số ít ngành liên quan với nhau và cùng sản xuất ra một loại sản phẩm. Lấy ví dụ đơn giản như xí nghiệp công nghiệp hóa chất và công nghiệp hóa dầu hay là xí nghiệp công nghiệp cơ khí và thiết bị cơ khí, xí nghiệp công nghiệp xây dựng cùng với vật liệu xây dựng.

Xem thêm: Công nghiệp chế biến là gì? Bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế

V. Các quy định pháp luật về đất công nghiệp 

Đất công nghiệp hiện nay được quy định chi tiết tại nghị định 43/2014 NĐ-CP và Luật đất đai năm 2014. Theo đó:

Những quy định pháp luật về đất công nghiệp

Những quy định pháp luật về đất công nghiệp

  • Thời hạn sử dụng đất: Sẽ theo thời hạn của dự án đầu tư, nhưng không được quá 70 năm. Trường hợp thời hạn đầu tư mà dài hơn thời gian còn lại của khu đất thì chủ đầu tư sẽ phải xin phép các cơ quan chức năng và phải đóng thuế đầy đủ và tiền sử dụng đất cho thời gian quá hạn đó.Kế hoạch sử dụng đất: Việc quy hoạch sử dụng khu đất công nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và khi quy hoạch sẽ phải thực hiện đúng với những gì cam kết trên giấy tờ. Khi thành lập khu công nghiệp thì phải đồng thời quy hoạch xây dựng khu nhà ở, các công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp đó.
  • Chủ thể có quyền thuê đất công nghiệp là các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Nghĩa vụ nộp thuế: Có thể nộp hàng năm hoặc nộp 1 lần cho cả thời gian thuê.
  • Trách nhiệm của người thuê: Phải sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng ban đầu. Kể cả sau này nếu như không có nhu cầu thuê nữa và cho người khác thuê lại đất thì người thuê sau cũng sẽ phải tiếp tục sử dụng theo đúng mục tiêu đã được xác định từ ban đầu. Nếu cố tình làm trái quy định thì việc sử dụng đất sau này của bạn sẽ bị làm khó bởi các chế tài xử phạt theo quy luật của Luật Đất đai.

VI. Chuyển đổi đất công nghiệp thành đất ở được không?

Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng trái phép đất công nghiệp xảy ra ngày càng nhiều. Với quỹ đất ở bị bó hẹp lại, câu chuyện về chuyển đổi đất công nghiệp sang đất ở trở nên nóng và cấp thiết hơn bao giờ hết

Tuy nhiên thì các cá nhân, tổ chức không có quyền để có thể chuyển đổi đất công nghiệp thành đất ở. Việc này cần có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Mọi hành vi chuyển đổi trái phép đất công nghiệp thành đất ở đều là vi phạm pháp luật.

Cơ sở để các chủ đầu tư khu công nghiệp và các ban ngành chủ trương xin chuyển đổi là nghị định 82/2018/NĐ- CP cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu thấy tình hình phù hợp với những dự án quy hoạch đất ở địa phương.

Tuy nhiên thì nhiều chuyên gia đang tỏ ra lo ngại nếu không quản lý chặt chẽ hơn nữa thì sẽ tạo ra làn sóng ồ ạt xin chuyển đổi đất công nghiệp sang đất ở và dẫn đến nhiều hệ lụy kèm theo, việc cắt xén đất, chia lô, bán nền kiếm lợi nhuận sẽ trở thành mối lo ngại lớn cho thị trường này.

VII. Một số vấn đề bất cập về đất công nghiệp

Với tình trạng như hiện nay của nước ta thì việc sử dụng đất công nghiệp có phần chưa được hiệu quả. Đặc biệt là khu vực đất trồng cây công nghiệp và đất dùng làm nguyên liệu cho sản xuất trong công nghiệp. Người dân chưa thật sự biết canh tác đất công nghiệp để làm sao đạt được những hiệu quả tốt nhất, vẫn còn có những khu đất bỏ hoang theo thời vụ rất nhiều. Đó chính là sự lãng phí tài nguyên đất đai quý giá. Bên cạnh đó còn có rất nhiều vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng đất vào ngành công nghiệp khi đang có hiện tượng khai thác quá đà và khai thác trái phép, nếu kéo dài tình trạng như vậy thì sau này sẽ không còn tài nguyên để khai thác nữa. Nếu như vậy thì chúng ta không thể tránh tình trạng phát triển không bền vững.

Việc quy hoạch đất để sử dụng cho mục đích là đất công nghiệp cũng đang gặp rất nhiều vấn đề khó khăn như người dân không đồng ý với việc quy hoạch đó vì đền bù khá thấp. Chính vì những điều đó sẽ khiến cho quá trình khai thác sử dụng luật đất đai bị chững lại rất nhiều. Và nếu trong thời gian tới không được người dân ủng hộ thì trong quá trình sử dụng đất cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

VIII. Kết luận

Hiện nay hầu hết thì đất công nghiệp được sử dụng chính là đất thuê có thời hạn, và nếu như trong quá trình khai thác và sử dụng đất của các khu công nghiệp sẽ làm cho đất đai sẽ sớm bị bạc màu mà không cải tạo. Vì vậy sau thời gian thuê thì việc sử dụng lại đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đó chính là những vấn đề cần thiết mà bạn cần phải biết về đất công nghiệp, vì nó đóng một vai trò to lớn và quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhưng hiện tại thì nó cần phải có những biện  pháp sử dụng hiệu quả hơn.