Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu một phần vốn góp trong quỹ đại chúng của nhà đầu tư. Vậy trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu về chứng chỉ quỹ nhé!

Thời đại công nghệ 4.0 hiện đang phát triển mạnh mẽ và đem lại rất nhiều cơ hội lớn cho mỗi người. Trong đó không thể bỏ qua chứng chỉ quỹ - dạng đầu tư đang rất hot hiện nay. Vậy chứng chỉ quỹ là gì? Cách giao dịch chứng chỉ quỹ là gì? Hãy đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu về chứng chỉ quỹ là gì và đầu tư quỹ mở nhé!

I. Chứng chỉ quỹ là gì?

Chứng chỉ quỹ (hay Exchange Traded Fund) là loại chứng khoán xác nhận một phần quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với vốn góp của quỹ đại chúng.

Trong đó quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán và được hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư, nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc những dạng tài sản đầu tư khác. Việc đầu tư này mang mục đích phân tán sự rủi ro. Tuy nhiên:

Nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hằng ngày trong việc đưa ra quyết định đầu tư của quỹ.

Nhà đầu tư khi góp vốn vào quỹ đại chúng, việc mua chứng chỉ quỹ để đảm bảo cũng như xác nhận sự góp vốn của bản thân mình vào quỹ chung đó.

Chứng chỉ quỹ là gì?

Chứng chỉ quỹ là gì?

II. Phân biệt chứng chỉ quỹ với cổ phiếu 

Rất nhiều người thường băn khoăn và hay nhầm lẫn giữa chứng chỉ quỹ với cổ phiếu. Thực chất, cả 2 đều là có điểm giống nhau là :

Bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của các nhà đầu tư và được hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp.

Đặc biệt đó là có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán để giao dịch.

Tuy nhiên, giữa chứng chỉ quỹ và chứng khoán có rất nhiều sự đối lập khác biệt mà các nhà đầu tư cần hiểu và phân biệt được chúng để tránh nhầm lẫn không đáng có, gây thiệt hại cho chính bản thân.

 Chứng chỉ quỹCổ phiếu
Mục đích đầu tưLà phương tiện để thành lập quỹ của 1 quỹ đầu tư chứng khoánLà phương tiện huy động vốn của 1 công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể.
Quyền quyết định Nhà đầu tưKhông có quyền biểu quyết hoặc quản lý công ty – quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định.Tự do quyết định và quản lý cổ phiếu của bản thân mình.
Nhiệm vụ của nhà đầu tư

Công ty quản lý quỹ sẽ thay mặt các nhà đầu tư thực hiện việc mua vào cổ phiếu hay trái phiếu.

Nhà đầu tư không thể can thiệp hoặc quyết định việc mua - bán.

Phải dựa vào sự đánh giá, hiểu biết của mình để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, nắm bắt cơ hội nhanh chóng để đem về lợi nhuận.

Xem thêm: P/B là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số P/B mà nhà đầu tư phải biết

III. Lưu ý để việc đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả 

Ngày nay, đầu tư chứng chỉ quỹ đầu tư ngày càng trở thành mặt hàng được ưa chuộng nhiều trên thị trường chứng khoán bởi theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, chứng chỉ quỹ ít rủi ro hơn cổ phiếu và đặc biệt lại có tính thanh khoản cao.

Nguyên do là vì quỹ đại chúng được quản lý bởi đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp đứng ra đầu tư thì ít nhất, sự an toàn và lợi nhuận kỳ vọng cũng sẽ cao hơn so với việc đầu tư theo cảm tính cá nhân.

Tuy nhiên, việc này sẽ khiến cho các nhà đầu tư trở nên thụ động vì không có quyền quyết định về số vốn mà mình đầu tư quỹ mở. Vì vậy, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm sau đây khi đầu tư chứng chỉ quỹ .

1. Chọn các công ty quản lý quỹ uy tín

Mỗi chứng chỉ quỹ cũng có những mặt ưu, nhược điểm khác nhau tùy theo chính sách kinh doanh của công ty quản lý quỹ.

Nhà đầu tư cần dành khoảng thời gian tìm hiểu thật kỹ về công ty quản lý quỹ thông qua việc nghiên cứu những tài liệu về đầu tư chứng chỉ quỹ như điều lệ, mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ, đầu tư quỹ mở.

Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí/thu nhập của quỹ đó để đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả.

2. Giá trị tài sản ròng

Lưu ý đến mục giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ. Đây là thông số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư, cũng là cơ sở để quyết định đầu tư (mua/bán) chứng chỉ quỹ hiệu quả hay không.

Giá trị tài sản ròng bao gồm có:đầu tư quỹ mở

- Vốn cổ đông (vốn điều lệ).

- Vốn được hình thành bởi lợi nhuận để lại.

- Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá và những quỹ dự trữ phát triển dự phòng.

Giá trị tài sản ròng được tính bởi tỷ số giữa giá trị tài sản ròng của quỹ (hay công ty) với tổng số chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đã phát hành. Bên cạnh đó giá trị tài sản ròng cũng được tính bằng cách khác đó là lấy tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào, trừ tất cả nợ, chứng khoán, trái phiếu có quyền ưu tiên.

3. Biết chấp nhận rủi ro

Rủi ro là điều mà không ai muốn, mặc dù được đánh giá là đầu tư ít rủi ro nhưng các nhà đầu tư chứng chỉ quỹ vẫn phải chấp nhận điều này là có thể xảy ra bởi công ty quản lý quỹ vẫn có khả năng đầu tư thất bại.

Xem thêm: FCT là gì? Tìm hiểu cách thức nộp thuế nhà thầu đối với nhà đầu tư nước ngoài

IV. Một số quỹ mở đầu tư uy tín ở Việt Nam     

1. Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFMVF1)

Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (viết tắt là VFMVF1) là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt Nam, với quy mô vốn ban đầu hơn 300 tỷ đồng, thành lập năm 2004. Sau 10 năm hoạt động, thì Quỹ đầu tư VF1 đã chuyển đổi thành công từ quỹ đóng sang quỹ mở. Quỹ được phát hành bởi Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) và được kiểm soát bởi Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Standard Chartered (Việt Nam).

2. Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI (SSI-SCA)

Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI được thành lập vào ngày 26/09/2016 với vốn điều lệ ban đầu là hơn 30 tỷ đồng. Quỹ là một loại hình quỹ đầu tư dạng mở do Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) quản lý.

3. Quỹ ETF Việt Nam

Quỹ ETF tại Việt Nam ra đời đầu tiên năm 2014 với tên gọi Quỹ VFMVN30. Hiện nay trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam có 2 quỹ ETF nội đó là: Quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM (FUCTVGF1) và quỹ ETF VFMVN30 (E1VFVN30).

Cách giao dịch chứng chỉ quỹ

Cách đầu tư quỹ mở

V. Hướng dẫn cách giao dịch chứng chỉ quỹ 

Giao dịch mua/bán của các nhà đầu tư sẽ được tiến hành trực tiếp với những Công ty quản lý quỹ sau khi phát hành lần đầu ra thị trường. Dựa vào giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ (Net asset value) mà giá giao dịch mua/bán định kỳ của các nhà đầu tư sẽ được phân tích và đưa ra con số thích hợp.

Giá giao dịch là giá trị tài sản ròng cộng với phí giao dịch (nếu có).

Tùy vào từng công ty quản lý quỹ sẽ có những giá trị mua tối thiểu và các quy định khác nhau nên nhà đầu tư có thể có những giao dịch mở cũng như mua/bán chứng chỉ quỹ khác nhau. Nhưng nhìn chung giao dịch mua chứng chỉ quỹ sẽ như sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên nhà đầu tư chứng chỉ quỹ cần thực hiện việc đăng ký mở tài khoản giao dịch Chứng chỉ Quỹ tại các công ty giao dịch ký quỹ mà bạn đã lựa chọn tin tưởng đầu tư.
  • Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác những thông tin trên phiếu Đăng ký Mua rồi gửi cho phía Đại lý phân phối (hoặc đặt lệnh mua online).
  • Bước 3: Thanh toán tiền mua Chứng chỉ Quỹ vào tài khoản của Quỹ tại Ngân hàng giám sát mà các công ty chứng chỉ quỹ đưa ra.
  • Bước 4: Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch và hoàn thành việc thanh toán tiền mua chứng chỉ quỹ thì nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo kết quả giao dịch mua Chứng chỉ quỹ từ công ty.

Hướng dẫn cách giao dịch bán Chứng chỉ quỹ

  • Bước 1: Điền thông tin vào phiếu Đăng ký Bán, gửi cho Đại lý phân phối (hoặc là Đặt lệnh bán online).
  • Bước 2: Nhận Thông báo kết quả của giao dịch.
  • Bước 3: Nhận chuyển khoản tiền bán Chứng chỉ quỹ tại ngân hàng của mỗi nhà đầu tư theo những thông tin đã được đăng ký trước đó.

Xem thêm: Tất tần tật về góp vốn kinh doanh - chìa khóa vàng cho các nhà đầu tư

VI. Kết luận 

Tuy nhiên, nếu đã nghiên cứu và tìm hiểu được một công ty quản lý quỹ tốt, thì việc đầu tư này thực sự sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi nhuận cao mà không cần tốn quá nhiều công sức. Vì thế, nếu thực sự có am hiểu về lĩnh vực này, thì hãy thử sức mình với chứng chỉ quỹ và đầu tư quỹ mở biết đâu may mắn sẽ mỉm cười với bạn.  

Trên đây là những mà chúng tôi vừa chia sẻ về khái niệm chứng chỉ quỹ là gì và cách để phân biệt giữa cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là gì. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích quan trọng và cần thiết xung quanh chứng chỉ quỹ là gì và cả đầu tư quỹ mở. Chúc bạn thành công!