Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Marketing trong kinh doanh, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin. Và để Marketing được triển khai hiệu quả, giám đốc cần phải có những chiến lược marketing cụ thể. Vậy hướng đi đúng cho điều này là gì?

Giám đốc điều hành của bất kỳ doanh nghiệp nào đều tự hào khi tìm được những ứng viên sáng giá. Họ được coi là “nhân tài” là “siêu sao” là người giữ những trọng trách nòng cốt trong một bộ phận, một phòng ban hay một doanh nghiệp. Vậy thực sự công ty có nên phụ thuộc vào nhân tài siêu sao đó hay không? Cần phải xây dựng một chiến lược Marketing như nào để đem lại hiệu quả cao? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết này, cùng 123job.vn tìm hiểu nhé! 

I. Lý do doanh nghiệp không nên phụ thuộc vào một người

Thực tế không chỉ trong kinh doanh mà trong các hoạt động của đời sống hàng ngày, việc phụ thuộc vào một người, đặc biệt là những người giỏi sẽ là con dao hai lưỡi. Mặt thứ nhất, việc chúng ta trọng dụng nhân tài bằng cách ca ngợi, biểu dương một cá nhân sẽ giúp tinh thần làm việc và sự cống hiến được nỗ lực hơn nữa. Tuy nhiên, nếu tình trạng này bị lạm dụng dẫn đến “phụ thuộc”, sẽ khó tránh khỏi hoạt động quản trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi thiếu đi sự trợ giúp của nhân tài đó. Do đó, mỗi doanh nghiệp nên học cách ghi nhận và biểu dương thành tích của cá nhân đúng cách. 

1. Bài học cho kẻ phụ thuộc vào “siêu sao”

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và sự đóng góp của những cá nhân nổi trội với năng lực cao và tố chất tư duy tốt. Họ có thể làm việc với hiệu quả bằng cả một phòng ban. Vậy rủi ro kinh doanh gì cho việc phụ thuộc vào các “siêu sao” này. 

Một trong những cuốn sách kinh doanh hàng đầu hiện nay là “Từ tốt đến vĩ đại” (Good to great). Tác giả của cuốn sách - Nhà nghiên cứu Jim Collins đã từng chỉ ra một nhận định mang tính đúng đắn không thể phủ nhận được, đó là “Con người luôn được coi là tài sản quan trọng nhất của một doanh nghiệp, công ty, tổ chức nhưng điều này không đúng với tất cả mọi người. Mà nó đúng với những ai phù hợp.” Như vậy có thể hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của những cá nhân nổi trội, họ có thể là giám đốc điều hành, CEO, nhân viên ưu tú, quản lý cấp cao… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ ngân hàng, IT phần mềm đến tài chính - kế toán. Đặc điểm chung của những cá nhân này là hiệu suất công việc cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, họ lấy lợi ích của công ty và luôn nỗ lực cống hiến hết mình. 

Chính vì được coi trọng như vậy nên phần lớn các cơ chế tại các công ty cho “nhân tài” vô cùng hậu hĩnh. Tuy nhiên với các startup thường có kinh nghiệm thương trường giới hạn nên đang bị tình trạng các “siêu sao” làm khốn đốn.

Ví dụ về câu chuyện của Uber: Năm 2017 nhà sáng lập của tập đoàn vận tải Uber là ông Travis Kalanick đã nghỉ việc. Lúc này Dara Khosrowshahi đã được bổ nhiệm thay thế vị trí. Tuy nhiên, do trước đó, các hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp đến chiến lược Marketing của Uber phần lớn đều được giám đốc điều hành cũ chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp. Nên việc thay thế này làm cho công ty trở nên khốn đốn. Cụ thể, Vương quốc Anh - nổi bật là thành phố Luân Đôn đã không gia hạn cho Uber về hoạt động đăng ký giấy phép kinh doanh do ảnh hưởng của một vài sự cố liên quan đến độ an toàn của người dân. 

Chiến lược Marketing của StartupStartup gặp phải một số vấn đề trong chiến lược Marketing

2. Cách để tránh hình thành các siêu sao trong doanh nghiệp

Sự cố gắng, nỗ lực được ghi nhận là điều mà ai cũng mong muốn nhưng ghi nhận như thế nào, đó lại là cả một bài toán khó. Nhiều công ty lựa chọn việc tăng lương, thăng chức, tuyên dương nhưng lại có những công ty để hoạt động kinh doanh, chiến lược Marketing phụ thuộc hoàn toàn vào các “siêu sao” này. Vậy có cách nào để tránh hình thành các siêu sao trong doanh nghiệp mà vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động “ghi nhận” thành tích của nhân viên? Câu trả lời sẽ nằm ở ngay bên dưới đây.

Chiến lược marketing nên giảm bớt sự phụ thuộc vào một ngườiChiến lược marketing nên giảm bớt sự phụ thuộc vào một người

Doanh nghiệp nên xây dựng đầy đủ các tài liệu nội bộ công ty từ quy trình làm việc đến từ điển năng lực nhân sự và cần chi tiết cụ thể trong cả những điều nhỏ nhất như yêu cầu công việc của bản mô tả công việc… Điều này sẽ tạo nên tính thống nhất, minh bạch.

Đối với những người giỏi, việc khen thưởng là điều tất yếu nhưng cần khen thưởng đúng cách. Cụ thể, quản lý hay CEO không nên vì vậy mà làm thay đổi quy trình nghiệp vụ công việc của họ hay có những “ưu ái” trong thời gian làm việc như phớt lờ việc nhân viên đi muộn, về sớm. Tất cả các nội quy đều cần rõ ràng, minh bạch và hợp đồng công việc của hai bên cần được thỏa thuận bằng văn bản. 

Chiến lược marketing nên phân tán nhiệm vụ, công việc cho mọi người, phân theo team và có nhiệm vụ công việc rõ ràng. Tránh tình trạng khi nhân sự nghỉ khó tìm được người thay thế làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Bên cạnh đó, ngày nay khoa học công nghệ phát triển, doanh nghiệp nên cập nhật các tiến bộ này trong việc quản trị nhân sự. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm tiên tiến, có khả năng lưu trữ và tốc độ vận hành cao để quản lý các bộ phận, nhân viên và có thể tích hợp thực hiện hoạt động truyền thông nội bộ cho toàn thể nhân viên. 

II. Bài toán “phụ thuộc” mà mọi startup cần tránh trong chiến lược Marketing

Startup là các doanh nghiệp mới thành lập còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong hầu hết các hoạt động từ quản lý nhân sự, lên chiến lược Marketing. Và bài toán hiện nay trong việc thực hiện chiến lược marketing mà phần lớn các startup đều mắc phải là bài toán với tên gọi là “ngừng phụ thuộc”. Đó là việc doanh nghiệp không nên quá phụ thuộc vào khách hàng, giám đốc điều hành công ty và cả đội ngũ người lao động là những nhân viên trong tổ chức. 

1. Chiến lược Marketing phụ thuộc vào khách hàng

Có nhiều châm ngôn được khắc cốt ghi tâm trong chiến lược marketing như “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” hay “khách hàng là thượng đế”, những điều này nhằm khẳng định vai trò của khách hàng. Vì lẽ đó, nên các hoạt động trong chiến lược Marketing từ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, bán hàng, xúc tiến bán, tư vấn khách hàng… đều coi trọng việc đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng. 

Chiến lược marketing lấy khách hàng là trọng tâmChiến lược marketing lấy khách hàng là trọng tâm

Đây được coi là hướng đi tốt cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng với các doanh nghiệp startup họ thường bị vấn đề phụ thuộc vào một số khách hàng lớn chi phối đến hoạt động kinh doanh. Hay nói cách khác, nguồn khách hàng này là cứu cánh cho doanh nghiệp. Nếu mất đi họ, khả năng giải thể và phá sản là điều vô cùng cao.

Biểu hiện của việc phụ thuộc vào khách hàng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp startup là gì?

Không khó để nhận ra sự phụ thuộc vào khách hàng đối với các doanh nghiệp startup. Đó là trong chiến lược marketing họ chú trọng đến việc tập trung nuôi dưỡng và làm hài lòng nhóm khách hàng này. Doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu về giá cả, dịch vụ vận chuyển hàng hóa… thậm chí có những thỏa thuận bất hợp lý nhưng startup cũng đành phải ngậm ngùi tuân theo. Nếu bạn là nhà quản trị doanh nghiệp, bạn nhận thấy trong doanh thu công ty với hơn 50% thu nhập đến từ một phân khúc nào đó thì đó là những dấu hiệu của việc phụ thuộc này. 

Tại sao doanh nghiệp startup lại bị phụ thuộc vào khách hàng?

Thông thường startup chưa có nhiều kinh nghiệm thương trường nên nhóm khách hàng không đa dạng. Họ còn thiếu kinh nghiệm trong chiến lược kinh doanh đến chiến lược Marketing. Các khách hàng chủ yếu đến từ mối quan hệ cá nhân của chủ doanh nghiệp hay người thân, bạn bè của nhân viên công ty. Vấn đề về tình hình tài chính và ngân sách công ty có hạn cũng được coi là mấu chốt của việc phụ thuộc vào khách hàng. Chính vì sự hạn chế nguồn lực cả về tài chính lẫn nhân sự nên các hoạt động chưa được thực hiện đúng như mong muốn.

Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng phụ thuộc vào khách hàng trong chiến lược marketing cho các startup?

Đầu tiên, startup cần nhận định đúng đắn trong chiến lược marketing của mình. Chúng ta không thể chỉ phục vụ nhóm khách hàng hiện tại mà cần liên tục mở rộng và tìm kiếm các thị trường mới. Các hoạt động như nghiên cứu thị trường cần được triển khai. Nhờ vậy, mong muốn, nhu cầu của khách hàng được thấu hiểu hơn. 

Tiếp đến, bạn có thể hợp tác với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững vàng để được họ đầu tư. Bằng quan điểm “win - win” trong kinh doanh, mang đến những giá trị, lợi ích khác biệt, điều này sẽ không quá khó khăn để được thực hiện. Khi tình hình tài chính được cải thiện, các hoạt động trong xây dựng chiến lược Marketing sẽ được triển khai bài bản và có chiến lược hơn. 

Chiến lược marketing với quan điểm win - win Chiến lược marketing với quan điểm win - win 


2. Chiến lược Marketing phụ thuộc vào giám đốc điều hành

Bạn đã từng nghe đến câu nói “Một tổ chức không có lãnh đạo giống như rắn mất đầu, không biết đi đường nào” hay chưa? Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người lãnh đạo. Họ khoác trên vai sứ mệnh, trách nhiệm đối với khách hàng, với doanh nghiệp và cả với nhân viên. Vị trí giám đốc điều hành cũng là ước mơ nghề nghiệp của nhiều ngành nghề từ tài chính, kế toán đến bất động sản… Chân dung của vị trí này là người có năng lực làm việc cao, thành thạo từ các kỹ năng như khả năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề đến kỹ năng quản lý… 

Và vấn đề thứ hai của các doanh nghiệp startup chính là việc phụ thuộc vào giám đốc điều hành. Thông thường, các doanh nghiệp startup chưa có quy chế rõ ràng và bảng phân công công việc cụ thể dẫn đến tình trạng giám đốc điều hành phải làm quá nhiều việc. Họ không còn thời gian để phân công, giao phó công việc cho người khác. Thậm chí các hoạt động được triển khai trong chiến lược Marketing cũng phải tự mình làm hết. 

Vậy giải pháp cho điều này là gì?

Đầu tiên, giám đốc điều hành cần biết đến sự tồn tại của giao quyền và ủy quyền trong kinh doanh. Với việc giao quyền và ủy quyền cho các bộ phận, nhân viên công ty, trách nhiệm của giám đốc điều hành sẽ tập trung hơn đến việc định hướng chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing. Nhờ vậy, họ có thêm thời gian để giám sát và tiến hành đo lường hiệu quả công việc. Ngoài ra, một lợi ích khác của điều này được ghi nhận là doanh nghiệp sẽ bớt phụ thuộc quá nhiều vào giám đốc điều hành. Ví dụ ở đầu bài được cho là bài học cho các doanh nghiệp startup khi phụ thuộc vào giám đốc điều hành quá nhiều. 

Tiếp đó, khi giao và phân công công việc cho các bộ phận, giám đốc điều hành cần chú ý đến thời hạn và yếu tố đo lường công việc. Các vấn đề này cần được truyền đạt rõ ràng bằng văn bản có sự phản hồi của đôi bên. Đôi khi cơ chế thưởng phạt rõ ràng là một cách rất hiệu quả giúp khích lệ tinh thần làm việc nhân viên và giúp kỷ luật công ty được đề cao. 

3. Chiến lược Marketing phụ thuộc vào nhân viên

Đội ngũ nhân viên chính là đội ngũ đông đảo trong cơ cấu nhân sự của một tổ chức. Họ là người thực hiện nhiều công việc khác nhau nhằm đảm bảo tiến độ công việc và mục tiêu kinh doanh. Thông thường, một công ty sẽ bao gồm nhiều phòng ban khác nhau từ Marketing, bộ phận kỹ thuật, bộ phận bán hàng, bộ phận tài chính, phòng hành chính nhân sự… 

Bài toán tiếp theo đặt ra cho các doanh nghiệp Startup chính là sự phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên công ty. Một bộ phận phụ thuộc vào một người, một team phụ thuộc vào sự nỗ lực của một cá nhân… Đó đều là tình trạng không nên xảy ra cho bất kỳ tổ chức nào. 

Vậy chiến lược Marketing đúng đắn để giảm sự phụ thuộc vào nhân viên là gì?

Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế và nội quy công ty cụ thể. Với những quy định này, startup dễ dàng nói lời tạm biệt để sa thải nhân viên không phù hợp. Bên cạnh đó, việc xây dựng thang đo năng lực nghề nghiệp là cách tuyển những cá nhân, ứng viên phù hợp với công ty từ tầm nhìn, sứ mệnh đến văn hóa doanh nghiệp. Các công ty cũng nên có bản định hướng nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên của mình. 

III. Kết luận

Ở bài viết này 123job.vn đã cung cấp đến các bạn các thông tin hữu ích về chiến lược marketing và giúp bạn giải quyết một số bài toán trong quản trị của startup. Thực tế, doanh nghiệp startup sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng hãy luôn giữ tinh thần thép để từ từ vượt qua chúng. Chẳng có ai mới khởi nghiệp mà lại “thuận buồm xuôi gió” ngay cả. Nếu bạn đang ủ ấp giấc mơ về doanh nghiệp của riêng mình, đừng vì những khó khăn mà lảng tránh điều này, hãy đối diện với chúng nhé! Chúc các bạn sớm thành công.