Bạn đã từng nghe đến vị trí CIO là gì trong doanh nghiệp chưa? Đây là một trong những vị trí thuộc hàng quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.

Khi doanh nghiệp mở rộng, đồng nghĩa với nhiều hoạt động được triển khai và nhiều vị trí công việc xuất hiện. Ở những vị trí cấp cao như CEO, COO,... không thể không kể đến vị trí CIO - một vị trí công việc mới ra đời sau khi nền kinh tế được thổi vào một làn gió mới với hàng ngàn phần mềm hệ thống hữu ích với công ty. Vị trí CIO là gì?

I. CIO là gì?

Ở hàng C-level, những vị trí cấp cao này đều đảm nhận những vai trò quan trọng góp phần giúp công ty phát triển bền vững. Trong những vị trí này, có một chức danh mới còn khá xa lạ với nhiều người - CIO. Vậy CIO là gì? Khái niệm CIO là gì bắt nguồn từ Chief Information Officer hay còn gọi là Giám đốc Công nghệ Thông tin. Họ là những người chịu trách nhiệm toàn bộ mảng công nghệ thông tin của tổ chức cũng như doanh nghiệp hay tập đoàn đa quốc gia. Giám đốc Công nghệ Thông tin sẽ là người đưa ra chiến lược và thực hiện điều hành cũng như triển khai các chiến lược công nghệ thông tin hiệu quả. 

CIO là gì?

CIO là gì?

II. Phân biệt CTO và CIO là gì?

Trước khi nhận biết sự khác nhau giữa CTO và CIO là gì thì trước tiên, bạn nên hiểu về CTO - Giám đốc Công nghệ, một kiến trúc sư công nghệ hàng đầu của doanh nghiệp. CTO sẽ chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm nhằm đáp ứng được những yêu cầu của công ty về chiến lược công nghệ. 

Giữa CTO và CIO, vị trí CTO thường bị nhầm lẫn với khái niệm CIO là gì, tuy nhiên, trên thực tế thì hai vị trí này đảm nhận những công việc khác nhau với những yêu cầu khác nhau. 

  • CIO thì không nhất thiết phải hiểu hết về công nghệ nhưng CTO thì cần hiểu một cách đầy đủ nhất về công nghệ thông tin cũng như cách mà nó hoạt động. 
  • CTO sẽ phải làm việc trực tiếp và báo cáo với  với CIO, còn CIO sẽ làm việc trực tiếp với CEO
  • CIO sẽ là người cố vấn về những kế hoạch ứng dụng công nghệ phần mềm trong hoạt động phát triển kinh doanh. CTO sẽ triển khai các kỹ năng lập trình và vấn đề kỹ thuật nhằm đảo bảo cho sản phẩm, dịch vụ đạt được yêu cầu của doanh nghiệp và khách hàng. 

Phân biệt CTO và CIO là gì?

Phân biệt CTO và CIO là gì?

III. Vai trò của CIO là gì trong tổ chức

Với những thông tin cơ bản về CIO là gì thì bạn cũng hiểu được trách nhiệm của CIO liên quan đến các vấn đề về công nghệ dữ liệu là chính:

  • Ứng dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh 
  • Cố vấn chiến lược nhằm phát triển mảng công nghệ cho doanh nghiệp 
  • Định hướng cũng như thực thi các giải pháp công nghệ nhằm thực hiện thêm các chiến lược khác 
  • Đảm bảo cân đối các khoản đầu tư của công ty vào các chiến lược công nghệ thông tin. 

IV. CIO làm gì?

Hiểu về CIO là gì thì cũng hình dung được những công việc mà một CIO phải làm:

  • Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin của doanh nghiệp
  • Quản trị, duy trì và nâng cấp các hệ thống bảo mật khi quản trị dữ liệu doanh nghiệp
  • Bảo mật dữ liệu khỏi hacker và các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
  • Xây dựng thêm những phương án quản trị rủi ro nhằm giúp công ty vượt qua khủng hoảng rò rỉ thông tin
  • Cố vấn cho CEO những chiến lược tối ưu chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả công nghệ thông tin, bao gồm cả nâng cấp hệ thống hay mua thêm thiết bị,...
  • Quản lý đội ngũ IT, đào tạo nhân viên và giám sát họ nhằm cải thiện chất lượng hệ thống thông tin
  • Ứng dụng công nghệ AI nhằm phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
  • Tối ưu thêm các phương thức tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua công nghệ
  • Vận dụng công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, nhằm tăng sản lượng bán lẻ, rút ngắn quy trình sản xuất và quản lý kho vận,...

V. Những kỹ năng cần thiết của một CIO là gì 

Hiểu về vị trí CIO là gì, bạn mới thấy đây không phải một vị trí công việc dễ dàng mà ai cũng có thể đảm nhận được. Từ vị trí CIO là gì, họ cần có kiến thức nền tảng về kỹ thuật kèm theo kỹ năng lãnh đạo và nhiều nhóm kỹ năng bổ trợ khác. Cụ thể thì một CIO cần đáp ứng được một số những tiêu chí sau:

Những kỹ năng cần thiết của một CIO là gì 

Những kỹ năng cần thiết của một CIO là gì

  • Tốt nghiệp cử nhân lĩnh vực liên quan như Khoa học Máy tính, Hệ thống Thông tin Quản lý, Quản trị cơ sở dữ liệu, Quản trị Kinh Doanh,...
  • Một Giám đốc Công nghệ Thông tin yêu cầu phải có ít nhất từ 3 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, từng ở vị trí nhân viên công nghệ thông tin, có kinh nghiệm cung cấp những giải pháp cho công ty và hiểu về chiến lược kinh doanh cũng như vấn đề tài chính
  • Có tinh thần trách nhiệm và có sự linh hoạt, nhạy bén khi làm việc, luôn tìm tòi và sáng tạo 
  • Về kỹ năng, vị trí Giám đốc Công nghệ Thông tin phải biết cách phát triển phần mềm, quản lý và lãnh đạo dự án nhằm thiết lập mạng lưới mối quan hệ rộng lớn. 

VI. Mức thu nhập của CIO

Ở vị trí CIO là gì thì mức lương với vị trí này cũng không hề thấp, với yêu cầu tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trở lên và 2 năm ở những vị trí tương đương thì mức lương của CIO cũng ở mức lý tưởng, dao động từ 120 - 270 triệu đồng/tháng. 

VII. Tố chất cần có của một CIO là gì?

1. Bậc thầy trong quản lý phát triển phần mềm và am tường các giải pháp Công nghệ thông tin 

Đối với công việc của CIO là gì, họ phải nằm lòng những phương pháp thiết kế hệ thống công nghệ thông tin với các phần mềm quản trị có lợi cho doanh nghiệp. Giám đốc Công nghệ Thông tin giúp mọi hoạt động đi vào quy trình và trở lên trơn tru hơn, phối hợp ăn ý hơn. Nắm rõ quy trình làm việc của toàn bộ phòng ban, Giám đốc Công nghệ Thông tin bắt mạch được những nỗi đau cản trở sự phát triển của các thành viên. 

Tố chất cần có của một CIO là gì?

Tố chất cần có của một CIO là gì?

Bên cạnh đó, khi tuyển dụng vị trí CIO là gì, nhà tuyển dụng nhân sự cũng yêu cầu ứng viên phải tối ưu hóa phần mềm cụ thể với từng phòng ban. Đồng thời Giám đốc Công nghệ Thông tin cũng là người ứng dụng những sáng kiến kinh doanh cho công ty, cụ thể là các phần mềm như phần mềm quản lý bán hàng, quản lý nhân sự, công cụ hỗ trợ đo lường hiệu suất công việc,... 

2. Am hiểu về sản xuất và kinh doanh 

Khi tuyển dụng vị trí CIO là gì, họ cần nắm rõ những chiến lược sản xuất và kinh doanh để lên kế hoạch định chiến lược nhằm phát triển công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh và sứ mệnh của tổ chức. Nếu doanh nghiệp ở giai đoạn xây dựng và phát triển thì vị trí Giám đốc Công nghệ Thông tin cần thông thạo những kiến thức về Kinh doanh cũng như Marketing. Tuy nhiên, khi xây dựng thương hiệu đến lúc có chỗ đứng trên thị trường thì Giám đốc Công nghệ Thông tin sẽ phát triển chuỗi cung ứng và củng cố tài chính của công ty.

Ngoài ra,  sự khác biệt giữa CTO và CIO là với CTO - họ có sứ mệnh chăm sóc kỹ thuật nên CIO cần có chút tư duy kinh doanh để phát triển chiến lược. Hay nói cách khác thì Giám đốc Công nghệ Thông tin cần hiểu công nghệ như ánh sáng trí tuệ chỉ phát huy được tác dụng khi có thêm chất xúc tác là cách thức kinh doanh và mục tiêu. 

3. Kỹ năng quản lý dự án

Với vị trí CIO là gì thì họ cần đảm trách những dự án công nghệ thông tin ở từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy mà một dự án cần được thiết lập các tiêu chí về tiến độ thực hiện cũng như chất lượng. Người đứng ra thu hoạch những thông số này không ai khác chính là Giám đốc Công nghệ Thông tin. Khi thành thạo kỹ năng quản lý dự án, giúp CIO lường trước được những rủi ro có thể xảy ra với dự án công trình công nghệ mà họ đang đảm nhiệm, đồng thời tiến hành các biện pháp cải thiện khi cần. 

Kỹ năng quản lý dự án

Kỹ năng quản lý dự án của CIO 

4. Tìm tòi, sáng tạo

Kể về những công việc của CIO là gì, họ sẽ luôn là những người tiên phong cho những ý tưởng sáng tạo và khác biệt. Họ sáng tạo dựa trên nền tảng là sự học hỏi, nghiên cứu chiến lược của đối thủ và cập nhật thêm những phương pháp thiết kế hệ thống thông minh nhất. Tất cả những nỗ lực đó mới làm ra được một hệ thống thân thiện mà vẫn bảo mật và là môi trường liên kết giữa khách hàng với tổ chức. 

5. Khả năng đối ngoại, duy trì mối quan hệ với các bên trong hệ sinh thái doanh nghiệp 

Với CIO là gì thì họ sẽ là người sử dụng công nghệ thông tin để phát triển hệ sinh thái của tổ chức, vì vậy mà CIO cần thành thạo khả năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản để xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong hệ sinh thái của tổ chức như nhà đầu tư, nhà cung cấp hay các đối tác,... 

VIII. Làm thế nào để trở thành CIO?

Để trở thành một CIO, có nhiều con đường khác nhau, bạn có thể bắt đầu từ bất cứ vị trí nào như BA - Business Analyst hay Nhân viên quản lý IT. Nếu bạn là một BA thì bạn đang có thế mạnh như thành thạo nghiệp vụ tư vấn quản lý hay chuyên nghiệp trong phân tích dữ liệu và hệ thống. Nếu bạn đủ chăm chỉ và đầu tư thời gian để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, phát triển thêm tư duy thiết kế thì việc trở thành một CIO không hề khó. Chỉ cần bạn đủ cố gắng thì bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển khi công ty tuyển dụng vị trí CIO

Nếu bắt đầu tư vị trí Nhân viên quản lý IT với số năm kinh nghiệm tối thiểu 5 năm thì bạn cũng đã nắm rõ những chức năng cũng như cách vận hành hệ thống thông tin, nhận diện phương pháp thiết kế phù hợp với doanh nghiệp. Bạn có thể bắt tay vào việc xây dựng hệ thống thông tin với kinh nghiệm vận hanhfvaf cải thiện lỗi hệ thống chuyên nghiệp khiến bạn được đánh giá cao hơn và dễ dàng thăng tiến hơn. 

IX. Tuyển dụng vị trí CIO 

Tại nhiều mô hình kinh doanh nhỏ như SME thì khái niệm về tuyển dụng vị trí CIO là gì còn khá mơ hồ, thay vào đó là một vị trí tương đương như Trưởng phòng Công nghệ thông tin. Từ đó, các Trưởng phòng đôi khi lấn sân sang trách nhiệm công việc của CTO hay COO.

tuyển dụng vị trí CIO

Tuyển dụng vị trí CIO

Hiểu về khái niệm CIO là gì, vai trò của CIO được thấy rõ khi cố vấn cho lãnh đạo cấp cao về các chiến lược kinh doanh tích hợp công nghệ, CIO có nhiều cơ hội trở thành COO hay CEO của tổ chức. Trong tương lai thì CIO cũng có thể trở thành CKO - vị trí Giám đốc Tri thức của doanh nghiệp lớn. 

X. Kết luận

Với những thông tin trên về CIO là gì thì họ có nhiều nheiejm vụ hàng ngày phải đảm nhiệm. Không chỉ ứng viên mà cả những nhà tuyển dụng vị trí CIO cũng phải tìm kiếm nhiều ứng viên tiềm năng cho vị trí quan trọng này. Với mức thu nhập hấp dẫn thì đây được xem là vị trí đáng mơ ước của nhiều ứng viên.