Bạn đang muốn làm việc trái ngành? Vậy bạn đã biết cách viết CV trái ngành siêu chuẩn, "nộp đâu trúng đó" chưa? Hãy cùng 123job tìm hiểu cách viết CV xin việc trái ngành hiệu quả nhất hiện nay nhé

Làm việc trái ngành hiện nay rất phổ biến. Các kết quả điều tra đưa ra số liệu thống kê về số lượng người làm việc trái ngành luôn chiếm phần lớn. theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2017, hơn 26% sinh viên ra trường thất nghiệp và hơn 70% làm trái ngành nghề.

Tuy nhiên, làm trái ngành vẫn thành công. Để bước đi trên con đường thành công nhanh nhất và dễ dàng nhất, 123job sẽ đưa ra những bí quyết giúp bạn viết CV xin việc trái ngành “nộp đâu trúng đó”, giúp thuyết phục mọi nhà tuyển dụng khó tính nhất.

1. Nắm rõ bố cục CV cần có

CV (Curriculum Vitae) được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất là CV tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển. Một bản CV đầy đủ sẽ gồm các phần sau:

1. Thông tin cá nhân

2. Kinh nghiệm

3. Học vấn

4. Hoạt động ngoại khóa

5.  Mục tiêu nghề nghiệp

6. Chứng chỉ

7. Thông tin khác

8. Giải thưởng

9. Sở thích

10. Ngôn ngữ

11. Kỹ năng

12. Phần mềm

 

cach_viet_CV_trai_nganh_nop_dau_trung_do

CV trái ngành 123job

 

Những mục trên có thể thêm hoặc bớt tùy theo ý của mình. Tuy nhiên hãy biết nhấn mạnh, làm nổi bật CV xin việc trái ngành của mình bằng cách sắp xếp các phần. Phần nổi bật đưa lên đầu, phần yếu đưa xuống dưới. Sau khi nắm rõ “bộ khung” của một bản CV xin việc trái ngành đầy đủ như vậy, bạn mới có thể nhấn vào mục cần nhấn và áp dụng những mẹo viết CV xin việc trái ngành dưới đây.

2. Kỹ năng là chìa khóa thành công trong CV trái ngành

Mặc dù công việc bạn muốn ứng tuyển là một công việc trái ngành, tuy nhiên bằng cách vận dụng những từ khóa về kỹ năng sẽ giúp bạn trở nên ấn tượng hơn trong mắt các nhà tuyển dụng, nhất là khi bằng cấp và kinh nghiệm chuyên môn bạn không có. Những kỹ năng mà bạn đã từng được học hỏi trong công việc cũ hoặc những hoạt động học tập tại trường rất cần thiết và đáng để bạn đưa vào trong CV xin việc trái ngành của mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên tiết chế trong cách trình bày, chỉ nên tóm gọn những kỹ năng thực sự cần thiết và liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Ví dụ:

Khi bạn học và làm về viết content, SEO web trước đó mà muốn chuyển sang Marketing thì bạn có thể viết vào phần kỹ năng như: Kỹ năng phân tích số liệu, phân tích đối thủ, kỹ năng viết bài chuẩn SEO, kỹ năng mềm...

3. Viết kinh nghiệm một cách thông minh trong CV trái ngành

Nếu bạn chỉ nói qua qua, chung chung về kinh nghiệm của bạn thì khó có thể thành công. Hãy viết kinh nghiệm của bạn vào cv trái ngành theo dạng “thành tựu” tức là kinh nghiệm gắn liền với thành tích như:

 

cach_viet_CV_trai_nganh_nop_dau_trung_do_1

Cách viết kinh nghiệm trái ngành

 

Nếu bạn không có những thành tích như trên thì hãy chọn lọc kinh nghiệm liên quan tới công việc trái ngành mà bạn đang muốn ứng tuyển chứ đừng tham mà viết nhiều thành viết sai, viết thừa vào cv trái ngành nhé.

Ví dụ đơn giản cho bạn:

Vẫn dựa trên ví dụ trên, nếu muốn ứng tuyển công việc Marketing mà bạn lại làm về viết content và seo web trước đó thì nên đưa kinh nghiệm:

2015: Tham gia vào dự án nghiên cứu đối thủ của công ty 123Job với công việc tìm kiếm thông tin, đăng bài viết. phân tích điểm mạnh, điểm yếu đối thủ và đưa ra những giải pháp, giúp công ty thu hút gấp 2 lần lượt traffic đổ về.

Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng của bạn và sự liên kết giữa công việc trước đó bạn làm và công việc trong cv trái ngành mà nhà tuyển dụng đang cần.

4. Viết mục tiêu làm việc trong CV trái ngành một cách  “sắc bén”

Các bạn hãy viết cụ thể mục tiêu công việc vào cv trái ngành mà bạn đang hướng tới. Hãy nhớ nên viết gắn với ích lợi của công ty như giúp công ty đạt lợi nhuận cao gấp 1,5 lần so với năm nay chẳng hạn. Hãy viết một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh lan man, dài dòng và không liên quan đến công việc trái ngành mà bạn đang muốn ứng tuyển nhé. Phần này còn có tác dụng thể hiện được cá tính và độ bản lĩnh của bạn trong công việc đó.

Cách viết: Đưa ra thông tin về ngành nghề trước đó hoặc chuyên ngành bạn đã học một cách ngắn gọn nhất (khoảng 1 câu) và kèm theo đó là mong muốn, đam mê của bạn về công việc bạn đang muốn ứng tuyển. Tiếp theo, chia mục tiêu công việc làm 2 phần là ngắn hạn và dài hạn đính kèm lợi ích bạn sẽ làm được cho công ty nếu bạn được tuyển dụng.

Ví dụ:

Em học và tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh trường Đại học kinh tế quốc dân nhưng từ lâu em đã có đam mê theo đuổi Marketing và đã tìm hiểu rất kỹ về ngành nghề này.

Mục tiêu ngắn hạn: Trở thành chuyên viên Marketing trong vòng 2 năm tới.

Mục tiêu dài hạn: Không ngừng nỗ lực học tập và trau dồi thêm kinh nghiệm chuyên môn, kĩ năng quản lý để có thể trở thành trưởng phòng Marketing của công ty trong thời gian ngắn nhất có thể.

 

cach_viet_CV_trai_nganh_nop_dau_trung_do

Ảnh minh họa

 

5. Đừng đưa cái “tôi” vào trong CV trái ngành

Vì là công việc bạn muốn ứng tuyển là một công việc trái ngành nên đừng quá khoa trương cho dù bạn có tốt nghiệp trường danh tiếng và bằng xuất sắc đi chăng nữa, hay đã từng làm chức nọ, chức kia ở công việc cũ. Nên nhớ bạn là người mới. Hãy khiêm tốn và không nên đưa những thông tin trên cv xin việc trái ngành một cách dài dòng, khoe mẽ.

Một điều nữa, nếu như các công việc khác đúng ngành nghề của bạn, bạn có thể đưa ra mức lương cao tùy bạn. Nhưng đây là công việc trái ngành, ngay từ đầu rủi ro bạn ứng tuyển đã cao hơn ứng viên khác nên những mục như lương bạn không nên đề cập đến. Nên nhớ, làm ấn tượng nhà tuyển dụng trong CV trái ngành trước đã nhé.

6. Đưa từ ngữ chuyên ngành vào CV trái ngành càng nhiều càng tốt

Việc đưa từ ngữ chuyên ngành về công việc trong cv trái ngành sẽ giúp cho nhà tuyển dụng gật gù: “À, ứng viên này khá am hiểu công việc này”. Điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đó nhé.

 

cach_viet_CV_trai_nganh_nop_dau_trung_do_6

Từ ngữ chuyên ngành trong CV

 

Ví dụ bạn có thể ghi vào CV xin việc IT, trong mục kinh nghiệm, bạn có thể viết về java, ngôn ngữ C, C+, Html, Css,…

7. Tránh những lỗi sai “ngớ ngẩn” trong cv trái ngành

Trong các bài viết về ngành nghề mà 123job đã cung cấp, bạn có thể đọc và tìm ra những thông tin để tránh mắc những lỗi nghiêm trọng trong CV trái ngành của mình nhé. Một số lỗi bạn nên kiểm tra kỹ trước khi gửi CV như: lỗi chính tả, sai thông tin liên hệ,...

Điều cuối cùng, bạn nên nhớ “Trái ngành vẫn thành công”, “trái ngành vẫn đầy việc”

123job giống như một kho việc làm với các ngành nghề khác nhau, công ty khác nhau cho bạn lựa chọn. Các bạn có thể truy cập vào: Tìm việc làm 123job.vn để tìm việc.

Tạo CV nhanh và đẹp mắt, đầy đủ nhất qua: Tạo CV 123job.vn