Báo cáo thực tập là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có trước khi sinh viên ra trường. Và để có được một bài báo cáo thực tập đạt được điểm số cao như mong muốn, trong quá trình thực tập bạn cũng cần có kết quả tốt.

Thực tập - Khoảng thời gian mà sinh viên sẽ có cơ hội được trải nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, công ty. Có thể thấy đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá, là hành trang vững chắc cho sinh viên trước khi bước vào nghề. Vậy để có một quá trình thực tập đạt kết quả cao thì cần chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm rút ra sau quá trình thực tập là gì và cách để có một bài báo cáo thực tập đạt kết quả cao như thế nào?

I. Vấn đề cơ bản khi đi thực tập

1. Thực tập là gì?

Thực tập là khoảng thời gian bạn thực hiện một công việc thực tế, cụ thể nào đó để áp dụng những kiến thức đã được học ở trường Đại học/Cao đẳng vào thực tiễn. Thực tập được xem là một quá trình huấn luyện, đào tạo cho những người mới, những người sắp bước chân vào một nghề nghiệp nào đó.

2. Đối tượng - Thời gian thực tập 

a. Đối tượng 

Đối tượng thực tập chính là sinh viên năm 4 hoặc sinh viên mới ra trường. Họ là những người có mong muốn tìm công ty để trải nghiệm nhiều vị trí trước khi quyết định xem mình sẽ đi theo con đường nào.

b. Thời gian

Tùy vào quy định của nhà trường cũng như sự thỏa thuận giữa sinh viên - công ty mà thời gian thực tập cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên thông thường, thời gian thực tập thường kéo dài từ 2 - 6 tháng. 

3. Đơn vị thực tập

Tùy vào chuyên ngành học, yêu cầu chuyên môn mà sinh viên tìm cho mình đơn vị thực tập phù hợp.

4. Mục đích khi đi thực tập 

Mong muốn trải nghiệm của những người tham gia vào quá trình thực tập thường cao hơn là quyết tâm làm việc; cống hiến cho tổ chức nhất định. Mục đích thực tập của sinh viên là để học những kỹ năng và tìm hiểu văn hoá làm việc của một tổ chức. Những điều mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường họ không có cơ hội được tìm hiểu, khám phá. Đôi khi mục đích thực tập của nhiều bạn sinh viên chỉ đơn giản là hiểu rõ hơn về ngành học của mình để từ đó hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập.

Những vấn đề cơ bản khi đi thực tập

Những vấn đề cơ bản khi đi thực tập và làm báo cáo thực tập

II. Những điều quan trọng cần biết trước và trong quá trình thực tập 

1. Các bước chuẩn bị thực tập

Trước khi tham gia vào quá trình thực tập, sinh viên cần tìm hiểu kỹ về mục đích, yêu cầu của chương trình thực tập để đảm bảo và tuân thủ các quy định của trường. Bên cạnh đó tìm hiểu về công ty/doanh nghiệp nơi mình sắp thực tập và các công việc của một thực tập sinh. Việc chuẩn bị cho mình một hồ sơ xin việc, CV xin việc cũng là điều quan trọng mà bạn không nên bỏ lỡ. Ngoài ra còn cần chuẩn bị, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt quá trình thực tập và báo cáo thực tập.

2. Liên hệ với đơn vị thực tập bằng cách nào?

Bạn có thể liên hệ với đơn vị thực tập bằng 2 cách dưới đây:

  • Tìm hiểu các thông tin qua các trang Web tuyển dụng và tìm kiếm việc làm; sau đó có thể nộp đơn trực tiếp theo đường Link hoặc gửi Email…

  • Đến trực tiếp hoặc gọi điện thoại với đơn vị thực tập để xin cuộc hẹn với người có trách nhiệm (2 tuần trước khi chương trình thực tập bắt đầu).

3. Điều cần biết trong quá trình thực tập không nên bỏ lỡ

Trong khi thực tập, sinh viên cần tuân thủ các yêu cầu:

3.1. Yêu cầu về kỷ luật

- Chấp nhận phân công của phòng hỗ trợ sinh viên, quy chế thực tập của trường và các quy định của nơi thực tập, nội dung báo cáo thực tập
- Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập
- Không tự ý thay đổi nơi thực tập khi chưa được phòng hỗ trợ sinh viên chấp thuận
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động
- Nếu vì lý do riêng, không thể hoàn thành thực tập, phải trình bày và xin ý kiến chấp thuận bằng văn bản của trường và đơn vị tiếp nhận thực tập
- Có thể đề xuất với trường các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập

3.2. Yêu cầu về phong tác ứng xử

- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không chỉ để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế
- Tạo mối quan hệ thân thiết với những người trong cơ quan nhưng không can thiệp vào những công việc nội bộ của cơ quan thực tập
- Hòa nhã với các nhân viên nơi thực tập
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực bản thân trong báo cáo thực tập
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự

3.3. Yêu cầu về kết quả đạt được

- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập
- Thực sự thích nghi và hội nhập vào môi trường doanh nghiệp
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường

3.4. Sử dụng trang thiết bị

- Không được sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập 
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại của nơi thực tập vào việc cá nhân)
- Nếu sử dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi thường
- Không được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập
- Tuyệt đối không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virut vào máy tính

3.5. Yêu cầu khác

- Ghi nhật ký thực hành đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo thực tập
- Trình cho người hướng dẫn ký tên trong báo cáo thực tập hàng tuần để xác nhận sự chuyên cần cũng như quá trình thực tập của sinh viêc.
- Dự họp phản ánh thực tập theo đúng lịch và kịp thời báo cáo với phòng hỗ trợ sinh viên về nhưng khó khăn gặp phải (nếu có)

4. Thuận lợi và khó khăn khi đi thực tập 

4.1. Những thuận lợi trong quá trình thực tập

- Được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn tại nơi thực tập
- Được nơi thực tập tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị và hoàn thành báo cáo thực tập
- Được làm việc trong môi trường năng động, thân thiện
- Cơ sở vật chất đầy đủ

4.2. Những khó khăn trong quá trình thực tập

a. Môi trường làm việc thực tế khác xa so với lý thuyết bạn học trong trường

- Bạn cảm thấy lo lắng:
+ Khi những lý thuyết trên trường bạn chẳng vận dụng được gì mấy vào công việc mình đang làm
+ Công việc bạn đảm nhận thực ra yêu cầu nhiều kỹ năng mềm hơn hẳn những buổi thực tập ngắn ngủi, làm cho có ở trên trường

Nhưng hãy dừng những lo lắng ấy lại và cân nhắc những khía cạnh tích cực của vấn đề. Bạn mới chỉ đang đi thực tập - đây chính là cơ hội để bạn tiếp cận trực tiếp với môi trường làm việc bên ngoài để tự mình rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế. Hơn nữa, chính vì bạn đang đi thực tập, tức là đi làm quen với công việc nên bạn sẽ luôn được thông cảm ở một mức độ nhất định khi lỡ có làm sai điều gì.

Những điều ấy không có nghĩa là bạn sẽ nên tiếp tục áp dụng máy móc lý thuyết hay tệ hơn nữa là đợi người hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho bạn. Thay vào đó, bạn hãy:

+ Vận dụng tối đa khả năng quan sát, để ý cách làm việc của mọi người có kinh nghiệm xung quanh mình.
+ Nếu thực tập ở mảng marketing - seler thì hãy chủ động xin người hướng dẫn cho đi gặp khách hàng cùng, bạn sẽ học được những thứ hay ho mà không trường lớp nào dạy bạn được.

b. Áp lực về thời gian

Khi phải đi làm sớm hơn ít nhất 10 phút so với quy định của công ty (để gây ấn tượng với mọi người) trong khi bạn rất chật vật mãi mới đến lớp đúng giờ để điểm danh

- Thực ra bạn chạy theo deadline chứ không phải kiểm soát nó
- Nếu bạn chạy theo sales thì đó còn là áp lực doanh số mỗi sáng thức dậy

Nhưng dù thế nào việc một thực tập sinh đến muộn là rất khó để chấp nhận, hơn nữa đây cũng là lúc mà bạn tập cho mình thói quen đúng giờ để công việc thuận lợi hơn cũng như xây dựng tác phong nghề nghiệp sau này. Để thực hiện được điều này, bạn có thể: 

+ Điều chỉnh lại thời gian biểu sao cho hợp lý và cân bằng. Một cách rất hữu hiệu là có cho mình một quyển sổ nhỏ xinh ghi chú những điều cần phải hoàn thành đi kèm deadline, báo cáo thực tập
+ Cố gắng thức dậy sớm hơn vào mỗi buổi sáng bằng cách đặt báo thức hàng ngày

c. Áp lực về công việc

- Bạn cảm thấy căng thẳng:
+ Khi những năm học trước bạn chỉ chú tâm vào học hành nhưng bây giờ bạn phải cân một lúc nhiều việc như học tập, thực tập, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập..
+ Khi làm công việc đầu tiên mà dễ bị phê bình

- Thêm một lần nữa khuyên bạn cần lạc quan hơn, bạn không thể mong chờ mọi thứ sẽ hoàn hảo ngay từ lần thử đầu tiên. Thay vào đó bạn nên bắt đầu từ những bước đơn giản để giảm thiểu stress đến từ công việc:

+ Xác định rõ mục tiêu, trả lời câu hỏi: "Bạn mong muốn học được điều gì sau khi hoàn thành đợt thực tập này?"
+ Trò chuyện nhiều hơn và thoải mái hơn với đồng nghiệp - những người bạn cùng đi thực tập giai đoạn đó, hoặc các anh chị trong cơ quan
+ Thư giãn sau giờ làm việc với những môn thể thao hay bộ phim yêu thích của bạn - bất kể điều gì làm bạn cười và rũ sạch căng thẳng.

d. Công việc hành chính rắc rối

Bạn cảm thấy bối rối khi lần đầu phải soạn thảo văn bản hành chính? Tuy nhiên đây chính là cơ hội để bạn làm quen với những điều tối quan trọng mà chắc chắn sẽ xuất hiện trong công việc chính thức sau này của bạn. Bạn nên cần:

+ Tìm kiếm kỹ hơn khi được giao việc, người hướng dẫn có đính kèm văn bản mẫu nào không
+ Search từ khóa văn bản hành chính trên google 
+ Nếu bạn cho rằng những văn bản đó quan trọng và cần làm theo bản mẫu có sẵn của công ty thì nên trao đổi với người hướng dẫn của bạn.

Sau khi kết thúc quá trình thực tập, bạn cần tổng kết lại trong bài báo cáo thực tập

Sau khi kết thúc quá trình thực tập, bạn cần tổng kết lại trong bài báo cáo thực tập

III. Tổng kết, kết luận báo cáo thực tập 

Sau quá trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp, bạn sẽ cần làm một bài báo cáo thực tập để gửi về trường nơi mà mình đang theo học. Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và những bài học rút ra được trong suốt quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, hay doanh nghiệp nào đó. Và bên cạnh đó báo cáo thực tập cũng là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có trước khi sinh viên ra trường. Cách trình bày báo cáo thực tập gồm có những nội dung chính như:

  • Lời mở đầu
  • Những nội dung chính có trong báo cáo thực tập như: Tổng quan về công ty thực tập, quá trình thực tập tại công ty, những bài học kinh nghiệm rút ra sau quá trình thực tập…
  • Phần kết luận
  • Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập
  • Mục lục…

Khi viết báo cáo thực tập, để đạt được điểm số cao, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Cần chú ý đến các lỗi chính tả, ngữ pháp để tránh các lỗi này xảy ra trong bài báo cáo thực tập;
  • Không nên sử dụng quá nhiều font chữ trong một bài báo cáo thực tập, kích thước chữ quá nhỏ hoặc quá to;
  • Bố cục, nội dung của bài báo cáo thực tập cần được trình bày theo đúng quy định của nhà trường;
  • Một lời cảm ơn, kết luận ấn tượng trong báo cáo thực tập cũng giúp bạn có được điểm số mơ ước.

Xem thêm: Hướng dẫn cách trình bày báo cáo thực tập chi tiết và chuyên nghiệp nhất

IV. Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập

1. Bài học về sự chủ động và tự tin

Đối với thực tập sinh, sự chủ động và tự tin luôn là chìa khóa quan trọng giúp bạn có thể hoàn thành tốt chương trình thực tập và bên cạnh đó có được cho mình những cơ hội việc làm mới. Như bạn đã biết môi trường làm việc công sở thường bận rộn. Vì vậy mà các anh/chị công ty sẽ không thể nào hướng dẫn bạn tận tình 24/24 được. Nên đòi hỏi bạn phải có tính chủ động. Chủ động trong việc xin công việc để làm, chủ động học hỏi, chủ động hỏi anh/chị công ty về những điều mà mình thắc mắc… có như vậy thì báo cáo thực tập của bạn mới tốt được

2. Kỹ năng mềm luôn quan trọng

Kỹ năng mềm luôn đó một vai trò quan trọng trong cuộc sống và cả trong công việc. Dù bạn làm việc ở trong lĩnh vực, ngành nghề gì thì đây đều là vũ khí đắc lực giúp bạn thành công hơn. Kỹ năng mềm hầu như không được dạy ở trường, mà những kỹ năng này sẽ do các bạn tự học, tự trau dồi chúng thông qua các hoạt động, giao tiếp mà mình tham gia. 

3. Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế

Có thể thấy những trải nghiệm thực tập thực tế tại doanh nghiệp là một cơ hội quý giá mà bạn có. Thông qua những trải nghiệm này, bạn sẽ học hỏi thêm cho mình được nhiều điều mới, nâng cao trình độ, kỹ năng, hoàn thành tốt báo cáo thực tập. Không ngừng học hỏi thêm trong quá trình thực tập sẽ giúp bạn có được một hành trang vững chắc trước khi dấn thân vào nghề. 

V. Chi tiết các bước chuẩn bị tốt cho một quá trình thực tập

1. Tìm hiểu các chương trình tuyển dụng thực tập

Hiện nay, nhằm tạo cho sinh viên những cơ hội được áp dụng những kiến thức đã được học vào môi trường thực tế; giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chuyên ngành mình học; định hướng sau này của mình là gì… các công ty thường xuyên tổ chức các chương trình thực tập. Đặc biệt tại các công ty lớn, các công ty đa quốc gia thì các chương trình thực tập càng được tổ chức nhiều. Việc tìm hiểu về các chương trình tuyển thực tập sinh sẽ giúp bạn tìm ra được môi trường làm việc phù hợp với bản thân và hoàn thành tốt báo cáo thực tập.

2. Chuẩn bị CV xin việc

Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người đã có nhiều năm kinh nghiệm thì CV xin việc luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là vũ khí đắc lực. Việc chuẩn bị một mẫu CV xin việc hoàn hảo, ấn tượng không đồng nghĩa với việc nó sẽ giúp bạn có được công việc ứng tuyển 100% nhưng ít ra nó cũng giúp bạn bước tiếp đến những vòng tiếp theo trong quy trình tuyển dụng.

3. Nộp hồ sơ ứng tuyển

Sau khi đã tìm hiểu các chương trình tuyển dụng, có được trong tay một chiếc CV xịn sò thì còn chần chừ gì nữa mà không nộp đơn ứng tuyển càng nhanh càng tốt!

4. Tham dự buổi phỏng vấn

Khi đã vượt qua xuất sắc vòng sàng lọc hồ sơ, bạn sẽ được nhà tuyển dụng mời đến tham dự một buổi phỏng vấn. Buổi phỏng vấn này có vai trò vô cùng quan trọng và nó sẽ quyết định xem liệu bạn có được lựa chọn cho vị trí công việc ứng tuyển đó hay không. Khi tham dự buổi phỏng vấn, để có được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì bạn nên lưu ý đi đúng giờ, mặc trang phục phù hợp, tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn trước ở nhà…

Chi tiết các bước chuẩn bị tốt cho một quá trình thực tập

Chi tiết các bước chuẩn bị tốt cho quá trình thực tập và báo cáo thực tập

5. Thực tập

Trước khi tham gia chương trình thực tập, sinh viên cần tìm hiểu, chuẩn bị thông tin về công việc thực tập, kiến thức ngành nghề có liên quan để từ đó giúp cho quá trình thực tập có kết quả tốt nhất đúng với yêu cầu đặt ra. Trong giai đoạn thực tập lưu ý là luôn giữ cho mình thái độ nghiêm túc, không ngừng học hỏi, chủ động giao tiếp với các anh/chị trong công ty… để được đánh giá cao trong báo cáo thực tập.

VI. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về các vấn đề cơ bản khi đi thực tập, những bài học kinh nghiệm rút ra trong suốt quá trình thực tập và cách làm báo cáo thực tập mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về báo cáo thực tập ở bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích!