Bounce rate hay còn gọi là tỷ lệ thoát trang - một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong digital marketing. Bạn đã tìm hiểu về bounce rate là gì, vai trò của bouce rate trong báo cáo marketing?

Với một dân marketer, việc đọc báo cáo phân tích dữ liệu vô cùng quan trọng và cũng là công việc hàng ngày. Đặc biệt với những nhân viên digital marketing, họ không phải người tiếp xúc một cách trực tiếp với khách hàng nên những con số chính là cách họ nghiên cứu khách hàng mục tiêu. Trong số những con số này thì tỷ lệ bounce rate đóng vai trò không thể thiếu để họ đọc được hành vi khách hàng. Vậy bounce rate là gì?

I. Bounce Rate là gì?

Khái niệm bounce rate là gì có thể khá quen thuộc với những ai làm trong ngành marketing, nhưng có lẽ vẫn có những người chưa tìm hiểu về bounce rate. Tìm hiểu thêm những thông tin hay ho về bounce rate là gì nhé!

1. Lượt truy cập visit hay phiên truy cập session trong Google Analytics

Nếu muốn tìm hiểu chính xác về khái niệm bounce rate là gì, trước tiên chúng ta cần nắm được những khái niệm quan trọng không kém liên quan là visit và session. Theo định nghĩa của Google Analytics thì session là một nhóm những tương tác của nhóm người dùng đối với website. Session được ghi nhận trong một khoảng thời gian nhất định nào đó và các tương tác được kể đến như pageview, screen view, sự kiện hay giao dịch phát sinh,... tạo ra dữ liệu và được gửi về trang Google Analytics. Một người dùng có thể thực hiện nhiều session. 

2. Lượt truy cập trang duy nhất (Single page visit)

Lượt truy cập cập trang duy nhất được hiểu là GA Session, trong đó người dùng chỉ xem duy nhất một trang của website và rời khỏi page mà không có hành động tới một trang nào khác. Khi người dùng thoát khỏi trang với một trong những hành động sau:

  • Nút back lại trang trước ở góc trái màn hình
  • Đóng trình duyệt
  • Nhập 1 URL mới trên thanh tìm kiếm
  • Không thực hiện bất cứ thương tác nào trong 30 phút. 

3. Khái niệm Bounce Rate

1

Khái niệm bounce rate là gì?

Khi đã hiểu được những khái niệm cơ bản trên, chúng ta sẽ tìm hiểu ngay đến khái niệm bounce rate là gì. Bounce rate là một thuật ngữ ngành marketing được dùng để phân tích hiệu quả của lưu lượng truy cập trong một website nào đó. Có thể nói Bounce rate thể hiện tỷ lệ khách hàng truy cập vào website và rời khỏi ngay sau đó thay vì tiếp tục xem những trang khác trong website. Bounce rate cũng có thể được hiểu là một thước đo mức độ hiệu quả của website ấy, vì khuyến khích người dùng xem những trang khác trong website. Vậy chính xác thì bounce rate là gì?

Bounce rate là tỷ lệ phần trăm được tính trên số lần truy cập trang duy nhất được đề cập ở trên, trong số đó chỉ 1 Gif request được gửi về Google Analytics, vì vậy đây cũng là tỷ lệ thoát trong Google Analytics được xem như một thông số nhằm xác định tính hiệu quả của website. 

II. Google Analytics tính toán Bounce Rate như thế nào?

1. Công thức tính tỉ lệ Bounce Rate của một trang web

Tỷ lệ thoát trong Google Analytics có thể được tính như sau:

Tổng số lượng thoát (Bounce) được tính trong một khoảng thời gian

Bounce rate  = -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tổng số lần truy cập (Entrance) trong một khoảng thời gian đó. 

Bounce rate là tổng số lượng truy cập trang chỉ duy nhất và một truy cập chỉ có duy nhật 1 gif request gửi về Google Analytics.

2. Tỷ lệ Bounce Rate của một website

Bounce rate trong SEO là một chỉ số giúp cho doanh nghiệp đo lường được chất lượng traffic truy cập website hoặc landing page của bạn. Nếu như bounce rate quá cao chứng tỏ rằng website của bạn không phù hợp với người dùng, đặc biệt trong kinh doanh, số lượng người dùng thoát ra không phải là khách hàng tiềm năng của bạn. 

III. Trường hợp lượt truy cập duy nhất không được tính là Bounce Rate

1. Event tracking

Khi người dùng truy cập vào một trang web thuộc một website, click vào quảng cáo rồi rời khỏi website đó từ landing page và không truy cập vào bất cứ trang nào khác. Nguyên nhân chính là Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát vì trong cùng một session có 2 gif request được đề xuất. 

2

Event Tracking trong Google Analytics

2. Social Interactions Tracking 

Người dùng truy cập vào website, thực hiện khởi động một sự kiện xã hội nào đó được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích tương tác từ mạng xã hội. Sau đó rời khỏi và không truy cập một trang nào khác. Ví dụ người dùng truy cập website, độc bài và chia sẻ bằng nút Share và không đến trang khác. Google cũng không ghi nhận lượt thoát này vào tỷ lệ thoát trong Google Analytics. Nguyên nhân vì lượt thoát trang này cũng có 2 gif request cùng được đề xuất trong 1 session. 

3. Sự kiện được theo dõi tự động thực hiện 

Trường hợp này khi tracked event tự động được thực hiện, với mỗi lần tải trang thì lượt truy cập hiện tại trong website không được tính là một lần thoát trang vì có nhiều hơn 1 gif request. 

4. Trùng nhiều GATC trên trang web

Trong một website nếu có chưa nhiều hơn một GATC giống nhau thì sẽ có ít nhất 2 gif request được thực hiện, vậy lượt truy cập trang duy nhất này cũng không được tính như mổ lần thoát trang. 

IV. Yếu tố quyết định Bounce Rate của Website

1. Mục đích và hành vi khách hàng 

Mục đích của landing page là cung cấp những thông tin thỏa mãn được mục đích tìm kiếm của người dùng, nếu landing page không làm được điều này thì người dùng sẽ thoát khỏi landing page ngay. Cũng có trường hợp, trang có đầy đủ thông tin nhưng lại không biết cách thu hút người dùng thì họ vẫn thoát ra. Khi đó chỉ số bounce rate thấp, thể hiện website đã cung cấp đầy đủ thông tin mà người dùng cần tìm kiếm và họ không cần click sang trang khác để tìm kiếm. 

3

Yếu tố quyết định bounce rate

2. Loại hình website 

Mỗi website khác nhau sẽ có chỉ số bounce rate khác nhau. Ví dụ một trang blog được sinh ra với mục đích chia sẻ thông tin cho người dùng thì tỷ lệ thoát trang cao là chuyện bình thường nếu như nội dung blog không phù hợp với họ. Vì vậy, hiểu được tỷ lệ thoát trang là gì giúp bạn dễ xác định được bounce rate bao nhiêu là tốt cho mỗi loại hình website. 

Loại hình website gắn liền với nội dung và mục đích của nó, hiểu được điều này doanh nghiệp mới có thể xây dựng một website thân thiện với người tiêu dùng. Trước khi vào một thị trường, đương nhiên bạn cần thực hiện nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, từ đó có được cái nhìn tổng quát về lĩnh vực mà bạn muốn đầu tư. Hiểu được hành vi khách hàng và mục đích của thương hiệu để tiếp cận người dùng nhanh hơn. 

3. Loại hình landing page

Khi người dùng tìm đến trang liên hệ, mục đích của họ là tìm thông tin liên hệ, vậy khi có được thứ mà họ muốn thì truy cập sẽ kết thúc và Bounce rate của những trang này càng cao hơn. Với những landing page dạng này thì sẽ rất khó để đo lường được tỷ lệ bounce rate bao nhiêu là tốt. 

4. Chất lượng landing page

Khi người dùng được tiếp cận với một landing page, làm sao để thu hút người dùng. Với một landing page lộn xộn, nhiều quảng cáo, thông tin không rõ ràng thì tỷ lệ bounce rate càng cao. 

4

Chất lượng landing page 

Như thế nào là một landing page chất lượng? Chất lượng của landing page được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như màu sắc,  nội dung, tiêu đề, hay đường dẫn. Mỗi landing page cũng được đánh giá dựa trên lĩnh vực mà bạn đang tham gia, như công nghệ hay thời trang, điện ảnh. Vì vậy để xây dựng landing page chất lượng, thương hiệu cần quan sát và có cái nhìn chung nhất về thị trường chung. 

5. Loại hình content

Có nhiều loại nội dung khác nhau được trình bày trên website, với những loại nội dung dài và cần thời gian để đọc, người dùng sẽ bookmark lại và đọc khi có thời gian, vì vậy bounce rate ở những trang này cũng cao. 

Với mỗi loại hình content đều chứa một mục đích khác nhau, có những loại content cung cấp thông tin hữu ích như blog, nhưng cũng có những loại content chỉ để thông tin liên hệ nhằm hay những content giải trí. Mỗi loại content này ứng với một đối tượng người đọc riêng biệt, thói quen cũng khác nhau nên cách thức đánh giá tỷ lệ bounce rate cũng khác biệt. 

6. Loại hình kinh doanh

Ở mỗi loại hình và mô hình kinh doanh khác nhau, tỷ lệ thoát trang là gì cũng khác nhau. Có những loại hình kinh doanh có tỷ lệ bounce rate cao, nhưng một số lại không, đối với một website bán hàng, nếu tỷ lệ thoát trang cao thì chứng tỏ chất lượng website và giao diện website không đủ thu hút khách hàng mục tiêu của bạn.  

7. Chất lượng traffic

Traffic được xem là nguồn sống của website, nên nếu bạn đang thu hút traffic từ sai nguồn, tức traffic dẫn về website không phải là đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn thì bounce rate cũng cao vì họ không tìm được thứ họ cần. Nếu bạn thu hút đối tượng khách hàng nữ vào một website bán đồ dùng cho nam thì chắc chắn tỷ lệ thoát trang sẽ cao vì họ không có nhu cầu. 

8. Loại hình kênh truyền thông

Mỗi kênh truyền thông khác nhau sẽ dẫn traffic về website, từ đó tỷ lệ bounce rate cũng khác nhau. Ví dụ bounce rate của traffic được dẫn về từ mạng xã hội sẽ cao hơn nguồn organic search. Khi nghiên cứu hành vi khách hàng và thói quen tiêu dùng, thương hiệu có thể nhìn ra được những đối tượng khách hàng nào thực sự có nhu cầu với loại sản phẩm bạn đang kinh doanh. 

5

Kếnh truyền thông ảnh hưởng bounce rate

9. Đối tượng người dùng

Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ chia đối tượng khách hàng của mình thành những segmentation khác nhau, vì mỗi phân khúc khách hàng sẽ có thói quan và hành vì mua hàng riêng biệt, từ đó cách tiếp cận họ cũng không giống nhau. Nhóm người dùng mới chưa sử dụng sản phẩm của thương hiệu thường có hành vi thoát trang nhiều hơn so với những khách hàng đã từng phát sinh giao dịch hay thường xuyên ghé thăm website. 

10. Loại hình thiết bị

Hiện nay, khi công nghệ phần thông tin phát triển, cũng là lúc khách hàng có nhiều cách thức hơn để truy cập vào một website nào đó. Nếu không dùng trình duyệt web trên máy tính, họ có thể sử dụng phương tiện di động, hay bất cứ thiết bị công nghệ nào. Tùy vào giao diện trên mỗi loại hình thiết bị mà tỷ lệ bounce rate cũng khác nhau. 

Theo thói quen người tiêu dùng gần đây thì tỷ lệ bounce rate trên thiết bị di động thường thấp hơn so với website với những kênh thương mại điện tử như Shopee. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực và ngành nghề khác như nghiên cứu thông tin thì tỷ lệ người dùng trên laptop lại cao hơn vì họ cần một màn hình rộng để theo dõi được nhiều thông tin. Vì vậy, có thể thấy hiểu được mục đích của người dùng là bước vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. 

V. Những yếu tố tác động đến Bounce rate

1. Xem tỷ lệ thoát cho mỗi trang

Để xem tỷ lệ thoát trang là gì cho mỗi trang trong tài khoản analytics, bạn có thể vào mục Hành vi, sau đó chọn tất cả các trang để xem. Để ghi lại URL của từng trang với tỷ lệ thoát trong google analytics, bạn có thể dùng excel, từ đó tìm cách để cải thiện chúng nhờ vào việc phân tích nguyên nhân vì sao tỷ lệ chuyển đổi cao. Tỷ lệ chuyển đổi cao có nhiều lý do, có thể vì nội dung nhưng cũng có thể vì giao diện web hay cách trình bày nội dung,... Có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang là gì, vì vậy để cải thiện được nó thì thương hiệu phải tìm ra lý do mấu chốt nằm ở đâu. 

6

Xem tỷ lệ thoát cho mỗi trang

2. Xem tỷ lệ thoát trên mỗi nguồn truy cập

Trong Google Analytics, bạn cũng có thể theo dõi tỷ lệ thoát trong Google Analytics trên mỗi nguồn truy cập trong mục điều hướng đến Chuyển đổi - Tất cả lưu lượng truy cập - Nguồn/ Phương tiện. Khi xem xét tỷ lệ thoát từ nhiều nguồn khác nhau có thể giúp xác định được nơi mà bạn nên đầu tư thêm thời gian và công sức để cải thiện bounce rate. Khi xem xét tỷ lệ thoát trang ở mỗi nguồn truy cập, bạn sẽ biết được những thông tin chi tiết liên quan đến bounce rate bằng cách so sánh nguồn lưu lượng truy cập và tỷ lệ thoát giúp ưu tiên cải thiện những nguồn truy cập có lưu lượng lớn những tỷ lệ thoát quá cao. 

Xem thêm: Lý giải vì sao Inbound Marketing trở thành xu hướng marketing hàng đầu 2021?

3. Kiểm tra thường xuyên tốc độ load trang

Để kiểm tra được tốc độ load trang, bạn có thể vào Google Analytics, click vào Hành vi - Tốc độ trang web - Thời gian của trang. Những website có thời gian tải lâu sẽ thử thách tính kiên nhẫn của khách hàng và đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ bounce rate cao. Nếu bạn muốn website của mìn tải nhanh trên bất kể thiết bị nào, bạn có thể điều hướng đến mục Đề xuất tốc độ để cải thiện tốc độ load trang. 

VI. Kết luận 

Tỷ lệ thoát trang là gì hay định nghĩa về bounce rate đóng vai trò vô cùng quan trọng trong digital marketing. Tỷ lệ bounce rate giúp doanh nghiệp nhìn ra được nhiều thứ từ hành vi khách hàng đến thói quen người tiêu dùng hay những điểm chưa tốt của doanh nghiệp để cải thiện. Chính vì vậy, tỷ lệ bounce rate luôn nằm trong báo cáo hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.