Trong các khách sạn lớn từ 3 - 5 sao, Banquet là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu. Có thể thấy Banquet là một “mảnh ghép quan trọng” và mang tới nhiều doanh thu, lợi nhuận cho các khách sạn. Vậy Banquet là gì?

Chắc hẳn đối với những ai làm việc trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn thì những thuật ngữ như bộ phận Banquet là gì, the wedding banquet là gì đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên đối với những ai không làm việc và yêu thích lĩnh vực này thì những thông tin về banquet còn rất hạn chế. Và nếu bạn đang băn khoăn và thắc mắc liệu banquet là gì, công việc chính của bộ phận banquet là gì thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

I. Banquet là gì?

Banquet được hiểu theo nghĩa tiếng Anh có nghĩa là bữa tiệc thịnh soạn. Trong ngành nhà hàng - khách sạn thì đây là một bộ phận tiệc trực thuộc bộ phận F&B (Food & Beverage). Nhiệm vụ chính của bộ phận banquet là chuẩn bị, bố trí và thực hiện những bữa tiệc cho khách hàng đã đặt trước (có thể là the wedding banquet, meeting, tiệc hội nghị…).

Banquet là gì?

Banquet là gì?

II. Đặc điểm của bộ phận banquet

  • Là bộ phận phục vụ số lượng khách rất nhiều nhưng nhân viên chính thức rất ít. Thường trước và trong sự kiện, các khách sạn sẽ thuê nhân viên Casual để setup và phục vụ tiệc.
  • Mỗi khách sạn đều sẽ có một khoảng không gian dành riêng cho việc tổ chức các buổi tiệc nhưng đôi khi khách hàng vẫn có thể yêu cầu tổ chức tiệc ở những không gian khác như quầy bar, nhà hàng, bãi biển… (nếu trong điều kiện cho phép).
  • Ngoài việc đảm nhận tiệc trong khách sạn, bộ phận Banquet còn nhận cả các tiệc ở bên ngoài với chi phí cũng tương đối cao.
  • Trong các khách sạn thường sử dụng văn bản BEO (Banquet Event Order) nhằm mục đích để kết nối, cập nhật đầy đủ các thông tin về khách hàng, loại tiệc, thời gian… giữa bộ phận Banquet với các bộ phận khác như Sales, Housekeeping….

III. Mô tả công việc chính của bộ phận banquet

1. Phục vụ đồ ăn

Một trong số những công việc quan trọng nhất của nhân viên bộ phận banquet là phục vụ đồ ăn, thức uống và hướng dẫn thực khách đến các khu ẩm thực tại buổi tiệc.

2. Duy trì phòng hậu cần

Để sự kiện, buổi tiệc thành công tốt đẹp thì bộ phận banquet còn có nhiệm vụ chính là duy trì phòng hậu cần (ở phía sau cánh gà sân khấu). Đối với những trường hợp cần thiết như xử lý âm thanh, ánh sáng, các trường hợp phát sinh…thì đây là một bộ phận giữ vai trò quan trọng.

3. Hỗ trợ khách hàng

Khách hàng lựa chọn địa điểm tổ chức buổi tiệc không chỉ vì đồ ăn ngon mà còn là chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên khách sạn tốt. Chính vì thế việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách cũng là điều quan trọng mà mỗi một nhân viên trong bộ phận banquet phải nắm được. Và bạn nên lưu ý rằng sự hài lòng của khách hàng luôn phải được đặt lên hàng đầu. Hãy luôn giữ cho mình một phong thái chuyên nghiệp và khuôn mặt biết cười khi làm việc với các vị khách tại bữa tiệc.

Mô tả công việc chính của bộ phận banquet

Mô tả công việc chính của bộ phận banquet

4. Dọn dẹp bàn tiệc

Cũng tương tự như công việc của một nhân viên phục vụ, Banquet cũng có nhiệm vụ thiết lập và dọn dẹp bàn ăn để đảm bảo bữa tiệc luôn ở trong trạng thái sẵn sàng tiếp khách. Nhân viên tiệc thường phải dành khá nhiều thời gian cho việc sắp xếp lại bàn, ghế, những đồ trang trí theo đúng với thiết kế ban đầu của bữa tiệc. Sau mỗi sự kiện thì bộ phận Banquet là gì cũng có nhiệm vụ dọn dẹp phần đồ ăn còn lại ở trên bàn, lau sạch thức ăn trên kệ, quầy để trang trí lại và chuẩn bị cho những sự kiện tiếp theo.

Xem thêm: Sommelier là gì? Khám phá công việc của một Sommelier

IV. Bộ phận Banquet trong khách sạn được tổ chức như thế nào?

  • Banquet Manager: Là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của bộ phận Banquet và có nhiệm vụ báo cáo về tất cả vấn đề của bộ phận trực tiếp tới F&B Director.
  • Assistant Banquet Manager: Hỗ trợ Banquet Manager trong việc quản lý và điều hành các hoạt động cũng như đội ngũ nhân sự của bộ phận. Assistant Banquet Manager là người chịu trách nhiệm, giải quyết các vấn đề và tham dự các cuộc họp khi mà Banquet Manager vắng mặt.
  • Banquet Supervisor: Có nhiệm vụ giám sát tất cả các quy trình, giai đoạn và chức năng của các bộ phận có liên quan đến buổi tiệc.
  • Banquet Captain: Là người trực tiếp hướng dẫn, quản lý nhân viên phục vụ tiệc bên cạnh đó còn giám sát toàn bộ công việc từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc tiệc. Ngoài ra, đôi khi Banquet Captain cũng phải tham gia trực tiếp setup tiệc, chào đón và phục vụ khách khi cần.
  • Waitress (phục vụ nữ) và Waiter (phục vụ nam): Có nhiệm vụ phục vụ thức ăn, nước uống cho khách đến dự tiệc và ngoài ra còn thực hiện những yêu cầu khác từ khách trong quá trình làm việc.

V. Các loại hình banquet phổ biến trong khách sạn hiện nay

1. Tiệc hội thảo

Tổ chức tiệc hội nghị, hội thảo là một hoạt động thường niên của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Và đây cũng là một trong những loại hình diễn ra thường xuyên ở bộ phận Banquet trong khách sạn. Tùy theo số lượng khách, loại hình cũng như quy mô của buổi tiệc mà nhân viên bộ phận Banquet sẽ sắp xếp, bố trí, setup không gian theo yêu cầu khách hàng. Ngoài ra, nhân viên Banquet còn có nhiệm vụ phục vụ trà, cafe, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ vào trước và giữa buổi họp.

2. Tiệc cưới

Tuy thường có chi phí cao hơn so với bên ngoài nhưng với không gian sang trọng, đồ ăn thức uống vô cùng tinh tế, chất lượng phục vụ tốt nên việc tổ chức tiệc cưới (The wedding banquet) trong khách sạn cũng đang là sự lựa chọn của rất nhiều cặp đôi.

3. Tiệc cocktail

Đây là loại hình tiệc đứng với các thức uống như cocktail, bia, rượu, các loại đồ ăn nhẹ được nhân viên bưng, di chuyển mời khách trong suốt buổi tiệc diễn ra. Loại hình tiệc này thích hợp cho nhóm số lượng người ở mức vừa phải với mong muốn có một không khí thân mật nhưng vẫn tạo được cảm giác thoải mái. So với tiệc dạ hội, tiệc cưới (the wedding banquet) thì tiệc cocktail setup đơn giản hơn và không quá cầu kỳ.

4. Tiệc dạ hội

Tiệc dạ hội thường có không khí sang trọng cùng với đó là những yêu cầu cao về phục vụ ăn uống. Đây là loại hình dành cho các công ty chiêu đãi cuối năm hoặc vào các sự kiện quan trọng. Tiệc Gala thường đòi hỏi nhân viên Banquet set up cẩn thận, cầu kỳ hơn về bàn tiệc, sân khấu, âm thanh, không gian…

Các loại hình banquet phổ biến trong khách sạn hiện nay

Các loại hình banquet phổ biến trong khách sạn hiện nay

5. Tiệc Buffet

Tiệc buffet thường được bộ phận Banquet tổ chức dành cho các đoàn khách MICE hoặc các hội thảo, sự kiện cộng đồng. Tuy nhiên một điểm hạn chế là tiệc buffet được tổ chức ở Banquet thường có số lượng món ăn ít hơn so với nhà hàng trong khách sạn.

6. Tiệc cho 2 người

Bữa tiệc lãng mạn dành cho những cặp tình nhân vào một số dịp như ngày sinh nhật, cầu hôn, kỷ niệm ngày cưới… dường như đã không còn quá xa lạ đối với người Việt. Không gian tiệc dành cho hai người thường được thiết kế theo phong cách lãng mạn, nhẹ nhàng. Bữa tiệc có thể được tổ chức ở sân thượng, bãi biển... tùy vào yêu cầu của khách hàng. Và bên cạnh đó các món ăn cũng được chế biến vô cùng cầu kỳ và trình bày bắt mắt.

VI. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về Banquet là gì, bộ phận Banquet là gì, the wedding banquet là gì, mô tả công việc chính của bộ phận này trong nhà hàng - khách sạn mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về bộ phận Banquet là gì. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!