Business analyst là gì? Có bao giờ bạn đã từng đọc qua hay được ai đó nhắc về thuật ngữ này nhưng lại chưa hiểu ý nghĩa của nó và chưa biết nó đóng vai trò gì trong một công ty? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về việc làm BA là gì nhé!

Để theo đuổi việc làm Business analyst, bạn không nhất thiết phải là người trong ngành IT. Tuy nhiên để trở thành một BA chuyên nghiệp và thành công thì đó là câu hỏi dành cho cả những người ở trong và ngoài ngành IT. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu Business analyst là gì, đặc thù của công việc của business analyst là gì nhé!

I. Business analyst là gì?

1. Khái niệm Business analyst là gì?

Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu Business analyst là gì? Business Analyst hay còn được viết tắt là “BA”, là một chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Business analyst chính là người đứng giữa, làm cầu nối và kết nối giữa khách hàng với bên kinh doanh và đội kỹ thuật của công ty, doanh nghiệp.

Khái niệm Business analyst là gì?

Khái niệm Business analyst là gì?

2. Các nghiệp vụ BA

Hiện nay việc làm business analyst được chia làm 3 chuyên môn chính như sau:

  • Management analyst - Chuyên gia tư vấn quản lý: Là người chuyên đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả của công ty hoặc tổ chức. Họ có nhiệm vụ tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức, công ty có lợi hơn thông qua việc tăng doanh thu và giảm chi phí. 
  • Systems analyst - Chuyên gia phân tích hệ thống: Là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng technical. Họ có nhiệm vụ xác định những cải tiến cần thiết của công ty, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, chuyển giao và đào tạo cho người khác sử dụng hệ thống.
  • Data analyst - Chuyên gia phân tích dữ liệu: Là người thu thập những thông tin và kết quả, sau đó trình bày các dữ liệu này ở dạng biểu đồ, sơ đồ, đồ thị hoặc bảng biểu và báo cáo lên cấp trên. Tiếp theo Data analyst sẽ sử dụng những dữ liệu này để xác định xu hướng và dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra.

3. Chi tiết công việc của business analyst

Công việc của business analyst được chia ra làm những giai đoạn như sau:

  • Làm việc với khách hàng, lắng nghe và hiểu mong muốn, yêu cầu của họ: Điều thú vị trong công việc của business analyst là làm việc với khách hàng nhiều hơn cả PM. Và đôi khi thì BA lại là người giúp công ty mang lại nhiều cơ hội hợp tác với khách hàng.
  • Chuyển giao thông tin cho nội bộ team, thảo luận về các yêu cầu của khách hàng: Bao gồm cả team phát triển dự án như Developer, QC, PM… hay những team khác liên quan cho dù là team làm cái modun nhỏ nhất.
  • Quản lý sự thay đổi các yêu cầu của khách hàng: Bản chất công việc của business analyst là luôn thay đổi, vì vậy sẽ có những yêu cầu của khách hàng theo thời gian cần phải được update lại.

Chi tiết công việc của business analyst

Chi tiết công việc của business analyst

4. Điểm cộng, điểm trừ của nghề BA

a. Điểm cộng của việc làm business analyst

  • Như trên tôi đã nói công việc của business analyst sẽ có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với khách hàng, với các Developer, QA, QC trong công ty. Chính vì vậy mà điểm cộng lớn nhất của việc làm business analyst là được phát triển, trau dồi kỹ năng giao tiếp.
  • Bạn sẽ được mở rộng rất nhiều kiến thức về domain.
  • Cơ hội để các BA chuyển sang những con đường nghề nghiệp khác là vô cùng rộng mở. Ví dụ khi bạn làm một dự án có liên quan đến digital marketing, bạn sẽ phải trau dồi nhiều kiến thức hơn liên quan đến lĩnh vực này và cũng có thể Digital Marketing lại là công việc khiến bạn hứng thú và muốn chinh phục. Chính vì vậy mà cơ hội và khả năng để bạn chuyển sang công việc này là rất lớn. 

b. Điểm trừ của việc làm business analyst

  • Thời gian làm việc của một BA rất khác biệt với thời gian bình thường: Hầu hết thời gian của BA là làm việc với khách hàng trong nước và cả nước ngoài nên thời gian biểu sẽ trái với giờ sinh hoạt của gia đình.
  • Thỉnh thoảng phải đi công tác tại nước ngoài: Đối với một số người đây sẽ là cơ hội tốt để được trải nghiệm, học hỏi và khám phá thế giới. Tuy nhiên đây cũng là điều mà một số người sẽ xem là điểm trừ bởi họ sẽ phải xa gia đình. 
  • Những dự án luôn được thay đổi thường xuyên: Đây là một điểm trừ và cũng được xem là thách thức lớn nhất đối với mỗi business analyst. Bởi sau những thay đổi đó, họ phải dành ra một khoảng thời gian ngắn để học những domain mới một cách nhanh chóng. 

Điểm trừ của việc làm business analyst

Điểm trừ của việc làm business analyst

II. Mức lương của nghề Business Analyst

1. Tại Việt Nam (Phân loại lương theo trình độ, theo thành phố)

  • Đối với người mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương Business Analyst chỉ dao động trong khoảng: 5-10 triệu VNĐ/tháng.
  • Đối với Business Analyst đã có từ 2-3 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình dao động từ: 12-17 triệu VNĐ/tháng.
  • Đối với Business Analyst đã có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao thì mức lương của họ có thể lên đến 21-45 triệu VNĐ/tháng.

2. Ở nước ngoài

  • Năm 2017 ở Mỹ người ta khảo sát được lương Business Analyst trung bình là 94,881 $/ năm. Năm 2013 là 91,512 $/ năm và 2010 là 82,493 $/ năm.
  • Và cũng theo khảo sát đó,  ở Singapore là người ta tính được mức lương Business Analyst trung bình dao động 60,500 $/ năm. Tương đương 115 triệu VNĐ/tháng. 

Trung bình mức lương Business Analyst tại nước ngoài dao động từ 100,000,000đ đến 150,000,000đ/ tháng. Ở nước người ta, ngành BA đã phát triển từ rất lâu, lao động có trình độ cao, mức sống cao nên những con số đó cũng là điều bình thường.

III. Thực trạng nghề Business Analyst hiện nay tại Việt Nam

  • Tại Việt Nam, đại đa số những khóa học đào tạo về nghề BA chỉ dừng lại ở những kiến thức lý thuyết chuyên môn mà chưa đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu tìm hiểu thực tế về nghề.
  • Xuất phát từ tình hình thực tế, đa số các công ty về phần mềm ở Việt Nam vẫn chưa có sự đầu tư bài bản cho một đội ngũ Business Analyst chuyên nghiệp. Thông thường vị trí này sẽ do các chuyên viên phát triển phần mềm (developer) hoặc trưởng nhóm (team lead) kiêm nhiệm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của dự án bởi lẽ BA có tư cách là “người thông dịch” giữa khách hàng và bộ phận công nghệ thông tin. 

IV. Làm thế nào để trở thành một Business Analyst (BA) thành công?

Hiện nay không phải chỉ có những người thuộc lĩnh vực CNTT mới đảm nhận được công việc của một BA. Dưới đây 123job chia làm 3 đối tượng với xuất phát điểm khác nhau để trả lời giúp bạn câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một Business Analyst thành công”:

1. Đối với những người trong lĩnh vực IT

Đối với những người trong lĩnh vực IT, họ có thể là lập trình viên (developer) hoặc chuyên viên kiểm thử phần mềm (QC, Tester)…Kiến thức của họ sẽ chuyên về kỹ thuật, nên nếu muốn trở thành một BA thành công thì cần phải bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ phi kỹ thuật.

Thông thường, những người thuộc lĩnh vực này sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành một BA thành công. Bởi ngoài kiến thức nền tảng chuyên về IT, thì tuỳ vào từng lĩnh vực, dự án khác nhau và tuỳ vào mức độ chuyên sâu của lĩnh vực đó, mà họ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan, chuyên sâu đến cỡ nào mà thôi.

Làm thế nào để trở thành một Business Analyst (BA) thành công?

Làm thế nào để trở thành một Business Analyst (BA) thành công?

2. Đối với những người không chuyên IT

Nhóm đối tượng này bao gồm những người ở các lĩnh vực như nhân sự, kế toán, tài chính, ngân hàng, du lịch….

Họ không chuyên môn nhiều, đôi khi không hiểu được những thuật ngữ, cũng như những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Vậy để trở thành một Business Analyst thành công, họ cần cố gắng rất nhiều, dành nhiều thời gian vào nó. Ngoài nền tảng chuyên môn về kinh tế sẵn có thì họ cần học, tìm hiểu thêm và nắm được những công cụ, kỹ thuật có liên quan đến IT mà một BA thường sử dụng. Bên cạnh đó, họ cũng cần tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thông dụng kỹ thuật để có thể thực hiện tốt vai trò “cầu nối” của mình.

Lợi thế lớn nhất của nhóm đối tượng này đó là về kỹ năng mềm, đại đa số những người thuộc lĩnh vực kinh tế sẽ có xu hướng năng động, linh hoạt và kỹ năng giao tiếp cũng tốt hơn.

3. Đối với những người vừa có kiến thức về IT vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác

Những người thuộc nhóm này thường là những lập trình viên hoặc quản lý dự án lâu năm, có nhiều năm kinh nghiệm, đã trải qua nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau hoặc họ đã được đào tạo chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information System).

Kiến thức chuyên môn của họ sẽ bao quát hết mọi lĩnh vực (vừa công nghệ thông tin, vừa kinh tế). Do đó, nhóm đối tượng này sẽ dễ dàng trở thành Business Analyst thành công nhất. Điều họ cần làm là nên bổ sung thêm các kỹ năng mà bản thân còn yếu mà thôi.

V. Tự học Business Analyst

1. Website và blog

Dưới đây là một số Website và blog giúp bạn có thể tự học business analyst một cách dễ dàng mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian cho các khóa học đào tạo nghề BA:

  • Cộng đồng IIBA: Website này cho phép các thành viên có thể tự tạo tài khoản cá nhân, tham gia vào các nhóm để tự học Business Analyst, đặc biệt là bạn có thể truy cập vào thư viện BA trực tuyến có vô vàn tài liệu hữu ích giúp người làm công việc của Business Analyst phát triển hơn trong con đường nghề nghiệp của mình.
  • Modern Analyst: Tại trang web này, những từ khóa trong tiếng Anh thông dụng mà bạn thường nghĩ đến, ví dụ như là “Business Analyst forum” (diễn đàn Business Analyst), “webinar” (hội thảo), “tool” (công cụ), “blog” (bài viết)… bạn sẽ hoàn toàn có thể tìm thấy và tìm hiểu nó tại đây.
  • Business Analyst: Bạn sẽ không thấy các bài viết về việc làm business analyst được cập nhật thường xuyên ở trên trang Web này, nhưng đối với mỗi bài viết thì chúng lại bắt đầu kích thích suy nghĩ tư duy, đặc biệt là các bài viết nói về công việc của Business Analyst.
  • Trang thông tin Apex Global: Đây là trang tin về nghề BA của Apex Global, nó chia sẻ khá chi tiết và đầy đủ về Business Analyst là gì, vai trò của nghề, các kiến thức hữu ích, những kỹ năng quản lý trong dự án.
  • Business Analyst Learnings: Đây là trang Web tổng hợp rất nhiều các tài liệu hữu ích cho ngành BA, từ các khóa học, những cuốn sách hay, trang web cho đến các bài viết có liên quan đến nghề.

2. Kênh Youtube

Tự học Business Analyst qua những video trên youtube là một cách khá hữu hiệu giúp bạn dễ tiếp nhận kiến thức hơn và có được những góc nhìn trực quan hơn. Dưới đây là ba kênh Youtube về Business Analyst phổ biến và được đón nhận nhiều nhất mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:

  • KnowledgeHut.
  • Zaran Tech.
  • BACsvn.

3. Sách

Tự học Business Analyst

Tự học Business Analyst hiệu quả

Không thể phủ nhận được những kiến thức khổng lồ trong từng cuốn sách mang lại. Một thế giới mới có thể được mở ra, những suy nghĩ chưa từng nghĩ tới sẽ được những cuốn sách hay mang đến cho bạn. Và đối với nghề Business Analyst cũng vậy, nếu bạn đọc sách thì sẽ nhận ra được nhiều điều hơn về nghề, hiểu hơn những công việc của business analyst cần phải làm. Dưới đây là Top 5 cuốn sách hay giúp bạn tự học business analyst hiệu quả:

  • BABOK® Guide v.3.
  • Business Analysis For Dummies.
  • The Business Analyst’s Handbook.
  • A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge(r) (Babok(r) Guide).
  • REQUIREMENTS GATHERING FOR THE NEW BUSINESS ANALYST: The Simplified Beginners Guide to Business Systems Analysis.

VI.  Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về business analyst là gì, việc làm business analyst một cách chi tiết mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Bên cạnh đó còn có một số tài liệu tự học business analyst hiệu quả mà chúng tôi đã giới thiệu trong bài viết để giúp bạn đọc có thể thành công hơn ở trong lĩnh vực này. Chúc bạn thành công với con đường mà mình đã chọn!