ASM - một trong những mục tiêu của các nhà khởi nghiệp sự thu hút ở mức lương cao của công việc này. Tuy nhiên, ở một ASM đòi hỏi những tiêu chuẩn cần thiết và quá trình đào tạo vô cùng khắc khe. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về ASM là gì nhé!

ASM, tên gọi chung của giám đốc kinh doanh trong một khu vực, vị trí này đòi hỏi tiêu chuẩn nhân lực khá cao vì sự nhạy bén, linh hoạt trong một môi trường luôn thay đổi không ngừng những xu hướng. Vẻ ngoài mà họ xây dựng lên cũng là một công việc bắt buộc của một giám đốc vùng. Vậy ASM là gì? Trách nhiệm của một ASM là gì?  Những điều mà một người tuyển dụng cần ở ASM là gì?Những áp lực công việc mà một giám đốc vùng phải chịu? Đừng vội bỏ qua bài đọc ngày hôm nay vì nó sẽ giúp những ai mong muốn được trở thành nhân viên kinh doanh đáng mơ ước.

I. Tìm hiểu chung về ASM

Để trả lời cho câu hỏi ASM là gì thì ASM là tên viết tắt của Area Sales Manager (Giám đốc kinh doanh vùng), một vị trí quản lý khu vực khá phức tạp và là một trong những cấp cao nhất trong ban kinh doanh, những nhân viên kinh doanh ở đây có nhiệm vụ về quản lý doanh số sản phẩm trong một công ty. Phải trải qua kinh nghiệm thực tiễn, đòi hỏi phải có sự tư duy nhuần nhuyễn, cộng với khả năng nhìn xa trông rộng, những ASM thường vô cùng tài giỏi và hầu như có thể gánh vác công việc của nhiều người cộng lại.

1. Khái quát chức vụ giám đốc kinh doanh vùng

ASM là gì? Những công việc của một ASM cần phụ trách

ASM là gì? Những công việc của một ASM cần phụ trách

Đến đây chắc các bạn sẽ thắc mắc công việc của ASM là gì? Trước tiên, hãy nói về sự phân bố hoạt động của một ASM là gì, phạm vi hoạt động của họ nhỏ hơn so với giám đốc kinh doanh khu vực, thông thường họ hoạt động nhiều nhất là 3 quốc gia. Những nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh thuộc những doanh nghiệp có sự phân bố hàng hóa rộng rãi và thường xuyên nên khi tìm kiếm một giám đốc vùng cho doanh nghiệp, tiêu chuẩn của người ứng tuyển phải được đưa ra với một kiến thức rộng, khả năng giao tiếp tốt và phong cách chuyên nghiệp.
Những giám đốc vùng này mang trọng trách phải bán những lô hàng  mà họ được đề ra từ việc ký kết hợp đồng với những đối tác lớn. Để đánh giá doanh thu có đạt chỉ tiêu hay không, những doanh nghiệp này sẽ đưa ra một chỉ số KPI để thống kê xem một ASM có làm đủ hay dư chỉ tiêu đề ra, đòi hỏi những nhân viên kinh doanh này thể hiện được sự linh hoạt, năng động không ngừng và cập nhập liên tục tình hình kinh doanh

2. Vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

Những yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra cho ASM là gì? Những ASM phải có kinh nghiệm từ nhiều ngành nghề kinh doanh và khả năng phán đoán xu hướng thị trường. Giám đốc vùng ảnh hưởng không nhỏ tới những người thấp bậc hơn họ, không những vậy, sản lượng sản phẩm và dịch vụ, lợi nhuận thu được từ chúng cũng là kết quả của những kế hoạch mà nhân viên quản lý khu vực này đề ra.

Riêng với tuyển dụng nhân viên kinh doanh vùng, những tiêu chuẩn sau đây là tiền đề mà tất cả những doanh nghiệp luôn mong muốn ở một ASM là gì:

+ Tạo ra những chiến lược thu hút doanh thu tăng theo từng kỳ

+ Chi phí bán hàng luôn đúng theo yêu cầu

+ Xây dựng được nguồn nhân lực năng động, chuyên nghiệp, phân bố đều ở mỗi phạm vi hoạt động

+ Xây dựng được một hình tượng vững chắc, đáng tin tưởng với khách hàng trên phương tiện truyền thông

+ Tiếp tục quan hệ với đối tác, tìm những khách hàng tiềm năng cũng là một thách thức lớn cho một ASM

3. Lộ trình thăng tiến của ASM

Đây cũng là phần giải đáp thắc mắc cho câu hỏi những thành tựu có thể đạt được của ASM là gì. Bù lại cho những đòi hỏi nặng nề, vị trí nhân viên kinh doanh cũng mang lại cơ hội phát triển nhanh chóng hơn rất nhiều. Bậc cao hơn so với ASM là NSM ( National Sales Manager ) giám đốc kinh doanh toàn quốc, chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý các miền mà các ASM đang làm việc hiện tại
Để có thể thăng cấp để trở thành một NSM, thông thường mất hai năm cho một giám đốc vùng trải nghiệm và tích lũy những thành tựu cần có để thăng cấp. 

II. Mô tả công việc của giám đốc vùng ASM

Sau khi hiểu khái quát về những hoạt động của giám đốc vùng, có lẽ phần nào bạn đã rõ được những yêu cầu và áp lực của những ASM là gì. Những phần sau đây mà chúng tôi đề cập có lẽ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và trả lời cho câu hỏi những công việc mà của nhân viên kinh doanh ASM là gì. Vậy vai trò ở đây của ASM là gì. Có thể nói ASM là một câu nối thương giao cho các doanh nghiệp đến với khách hàng của mình. Những bản chi tiết bản mô tả dưới đây có thể giúp bạn hiểu được hơn

1. Trực tiếp đề xuất, tham mưu cho ban lãnh đạo

Các ASM sẽ giúp các nhà lãnh đạo định hướng chiến lược kinh doanh trong tương lai

 Những điều mà một lãnh đạo cần có cho ASM là gì? 

Giám đốc vùng, những người luôn nhận ra được thị hiếu xu hướng khách hàng trong tương lai, những sản phẩm cần thiết và đồng thời nắm được sự xoay chuyển về thị trường kinh tế, không chỉ ở trong phạm vi hoạt động mà còn là toàn cầu. Thông qua đó có thể lập chiến lược tình hình ở đây nhằm thu được nhiều doanh thu sản phẩm dựa vào những giám đốc vùng như “kim chỉ nam” giúp cho ban lãnh đạo đưa ra những chiều hướng kinh doanh đúng đắn theo lời khuyên và định hướng của các ASM, giúp cho doanh nghiệp hiểu được việc cần làm của ASM là gì

2. Xây dựng và phát triển hệ thống khách hàng trong vùng

Những vấn đề cải thiện mối quan hệ của một ASM là gì. Việc tìm hiểu, tham gia hoạt động và phân tích hoạt động của các nhà quản lý khu vực có thể định hướng phát triển cho doanh nghiệp khu vực mình chịu trách nhiệm một cách phù hợp và giảm thiểu các chi phí cần thiết nhất.
Phát triển một chi nhánh phân phối mới, giám đốc vùng cần định hướng kiểm soát vị trí địa lý sao cho phù hợp với tiêu chuẩn được đề ra như xây dựng ở gần công ty hoặc tránh xa trường học, vị trí công cộng, những chi phí xây dựng sao cho phù hợp và không vượt quá chỉ tiêu

3. Xây dựng và triển khai kế hoạch vùng

Vậy công việc của các ASM là gì? Đây là nhiệm vụ mà các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra để nhà quản lý khu vực tiếp nhận chỉ thị và xây dựng chiến lược mới cho các hoạt động kinh doanh trong lãnh thổ của mình. Các ASM sẽ kiểm tra và áp dụng những ý tưởng từ các báo cáo cấp thấp về chỉ tiêu và doanh thu trong một kỳ để đảm bảo những hoạt động kinh doanh được kiểm soát chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch.

4. Trực tiếp xây dựng hệ thống giám sát và quản lý hệ thống phân phối

Đề giúp đỡ cho những nhà quản lý khu vực về vấn đề kiểm tra hoạt động, đội giám sát được ra đời nhằm chịu trách nhiệm trông coi những hoạt động từ hệ thống phân phối, ngoài ra, trưởng chi nhánh sẽ không ngừng báo cáo công việc mà cơ quan đang hoạt động. Từ đó, có  thể so sánh và tìm ra lỗ hổng trong doanh nghiệp về vấn đề này. Những phát hiện sai phạm cũng sẽ được minh bạch và có đủ những bằng chứng cho việc xử phạt theo pháp lý. 

Vậy trọng trách của ASM là gì? Họ sẽ phụ trách kiểm tra chéo lẫn nhau với những cơ quan không thuộc quản lý của mình, đối với sai phạm sẽ thông báo triệt để để không ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ hệ thống.

5. Phân tích các dữ liệu và kết quả kinh doanh

Hàng tuần, những báo cáo chi tiết về doanh thu thông qua số liệu luôn được cập nhập và quản lý bởi ASM. Những nhân viên kinh doanh này nhanh chóng nhìn thấy được những thuận lợi thông qua việc xem xét những thông số bán hàng với mức tăng trưởng khác nhau. Không những vậy, dựa vào những con số này, có thể phân tích được đối thủ cạnh tranh của công ty, lợi thế và sản phẩm tiềm năng mà công ty đó chú trọng, từ đó những nhà quản lý khu vực sẽ đưa ra những quyết định chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho hoạt động của công ty dễ dàng hơn. 

6. Trách nhiệm quản lý thu hồi công nợ

Vậy những khó trong vấn đề phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này của ASM là gì. Những báo cáo về vấn đề công nợ mà những ASM chính tay phải giải quyết đa phần rất khó để thu lại được. Vậy việc cần làm cho các ASM là gì .Tùy vào trường hợp, những nhà quản lý khu vực phải tìm ra những chiến lược sao cho ổn thỏa nhất đối với công ty và những con nợ để hạn chế số tiền thiếu hụt đến mức cho phép.

7. Trực tiếp đào tạo, bố trí và sắp xếp nhân sự cho hệ thống kinh doanh vùng

Những việc làm để cải thiện tình trạng hiện tại của ASM là gì. Nhà quản lý khu vực để có thể thu được về doanh thu với mức khủng nhất, họ cần có một đội ngũ nhân viên tài giỏi và chuyên nghiệp. Vì vậy, để trở thành một nhân viên kinh doanh của một doanh nghiệp lớn, luôn phải trải qua một quá trình kiểm soát và đào tạo nghiêm ngặt vì tính chính xác trong công việc, ngoài ra những nhân viên này đa phần phải tiếp xúc với khách hàng với mức độ khá thường xuyên, họ cần tạo được mối quan hệ gần gũi với khách hàng tiềm năng với những thị yếu lâu dài.

8. Trực tiếp báo cáo và tiếp nhận các chỉ thị từ cấp trên

Dĩ nhiên, bộ phận quản lý khu vực luôn được điều hành bởi bộ phận cao hơn trong một hệ thống doanh nghiệp. Những thông tin phải giao dịch của ASM là gì.ASM sẽ thường xuyên báo cáo doanh thu mà họ đạt được theo mỗi kỳ cho ban lãnh đạo. Tuy nhiên họ cũng chính là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu như không đạt được những theo tiến độ được đề ra từ ban cấp cao.
Với những chiến lược mới của hoạt động kinh doanh trong tương lại, nhà quản lý khu vực này sẽ đóng góp những ý kiến, ý tưởng mới với những kế hoạch có tính thực tiễn và khả thi cao sao cho phù hợp.

9. Download bản mô tả công việc của Giám đốc vùng ASM

Bản mô tả công việc của Giám đốc vùng ASM

III. Những kỹ năng cần có thể trở thành một ASM thành công

Để trở thành một ASM thành công, bạn cần phải có đủ những tố chất dưới đây:

1. Kỹ năng lãnh đạo

ASM là vị trí quản lý cấp cao, vì vậy muốn làm tốt vai trò này thì nghiễm nhiên bạn phải có kỹ năng lãnh đạo hơn người. Năng lực xuất chúng chưa đủ để bạn thành công, bạn còn cần trở thành người có thể truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên bên dưới nữa. Bạn sẽ là tấm gương để họ noi theo và học hỏi. Công việc của cả team có đạt được hiệu quả cao hay không chính là nhờ khả năng quản lý và dẫn dắt đội nhóm của bạn.

2. Khả năng phân tích

Kỹ năng phân tích cũng là một kỹ năng quan trọng đối với các giám đốc kinh doanh khu vực. Họ phải thu nhận rất nhiều thông tin, số liệu khác nhau rồi tiến hành phân tích và chọn lọc để tìm ra những thông tin hữu ích nhất. Những quyết định họ đưa ra có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả team Sales nói riêng cũng như cả doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, khả năng phân tích và chọn lọc thông tin của họ phải xuất sắc hơn người.

3. Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch

Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch cũng rất quan trọng đối với các ASM. Một ngày, họ phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ, nếu họ không biết cách tổ chức và sắp xếp chúng cho hợp lý và logic thì mọi thứ sẽ luôn “rối như mớ bòng bong”. Và trước khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, họ cũng cần chuẩn bị thật kỹ, lên kế hoạch chu đáo. Như vậy thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều.

4. Sự nhạy bén

Sự nhạy bén trong kinh doanh cũng là một tố chất không thể thiếu của một giám đốc kinh doanh cấp vùng. Họ phải có tư duy nhạy bén thì mới có thể giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra. Họ phải có khả năng quan sát cũng như thấu hiểu một cách nhanh nhạy mọi vấn đế xảy đến hoặc có thể xảy đến. Chỉ có như vậy, họ phải có thể bình tĩnh xử lý mọi vấn đề dù chúng có khó khăn đến thế nào đi chăng nữa. Sự nhạy bén cũng giúp họ nắm bắt được những điều mà người khác không nhìn ra được. Nhờ vậy, họ sẽ luôn “đi trước đón đầu” và thành công sớm hơn những người khác.

5. Sự am hiểu đối với khách hàng

Đã làm sales thì bạn phải thấu hiểu khách hàng bởi họ là nhân tố quan trọng nhất giúp bạn thành công trong công việc. Bạn phải hiểu rõ sở thích, nhu cầu của khách hàng cũng như những phản ứng của họ. Bạn cũng cần lý giải được tại sao khách hàng lại phản ứng như vậy. Từ đó, bạn tìm ra các giải pháp, chiến lược phù hợp nhất với thị hiếu khách hàng. Có như vậy, các chiến lược bán hàng bạn đề ra mới thành công mỹ mãn được!
 

IV. Con đường thăng tiến giám đốc kinh doanh vùng

Những cơ hội thăng tiến của một ASM là gì. Hãy đọc phần tiếp theo để giúp cho bạn tìm ra  câu trả lời cho một kế hoạch dài hạn trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình trở thành một ASM được thăng tiến, hãy không ngừng học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm mà những bậc tiền bối đi trước, những điều đó có thể giúp bạn vượt qua rào cản trước những khó khăn phải đối mặt nhé!

1. Nhà tuyển dụng chủ động tìm bạn

Hằng năm, những doanh nghiệp luôn tuyển dụng nhân viên kinh doanh, những nhân tài tại mọi miền trên đất nước. Cho dù bạn mới ra trường hay là một nhân viên ổn định công việc, những thành tựu và tài năng mà bạn đóng góp cho xã hội chính là tiền đề đề cho những doanh nghiệp lớn nhận xét và quyết định có muốn mời bạn làm cho hệ thống của họ hay không.

2. Ứng viên tìm đến nhà tuyển dụng

Đây là cách mà nhiều nhà ứng tuyển áp dụng vì mong muốn được trở thành một nhà quản lý khu vực. Để có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng cần ở một ASM là gì, bạn cần phải thông qua những quá trình tiêu chuẩn cho một vòng tuyển dụng:

+ Chuẩn bị CV tốt cho vòng sàng lọc hồ sơ

+ Những câu trả lời đúng trọng tâm công việc mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm hiểu ở bạn

+ Hoàn thành thời gian thử việc với hiệu quả ấn tượng

Cách thức này tuy khó khăn nhưng nó thể hiện được năng lực làm việc của bạn trong công việc cho các nhà doanh nghiệp, từ đó xây dựng nên một mối quan hệ vững chắc giữa các bậc và giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra mạch lạc hơn, đây cũng là một trong điều có thể trả lời cho câu hỏi những thách thức của ASM là gì 

V. 13 Câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh

Những câu hỏi khiến cho người ứng tuyển phải khéo léo trả lời sao cho hài lòng với doanh nghiệp

Những câu hỏi cần cho một nhà khởi nghiệp ASM là gì?

1. Nhóm câu hỏi tìm hiểu cá nhân ứng viên

1.1 Bạn hãy giới thiệu đôi nét về mình?

Việc hỏi những câu hỏi gần gũi về bản thân sẽ giúp cho ứng cử việc cảm thấy dễ chịu ở phần mà không cứng nhắc. Những thông tin liên lạc, tên tuổi, tuy đã hết trong CV xin việc nhưng cũng cần được ngắn gọn lại qua lời của người được phỏng vấn.

1.2 Tại sao bạn lại rời công ty cũ?

Đây cũng là một câu hỏi dò của các ứng tuyển để nhận xét về phẩm chất mà những nhà doanh nghiệp cần ở một ASM là gì. Đừng đánh giá tiêu cực triệt để về công ty của bạn. Đừng đưa ra những điểm yếu của công viên cũ, điều đó không gây được thiện cảm đến với những người trong công ty mới. Hãy đề cập tới những mong muốn cao hơn mà bạn đề ra cũng chính là lý do mà bạn muốn vào công ty này.

1.3 Nếu hỏi đồng nghiệp cũ của bạn, theo bạn những ngôn từ gì họ sẽ dùng để nói về bạn.

Những câu trả lời như: “hòa đồng, trung trực, tích cực, vui vẻ” điều này sẽ làm hài lòng người tuyển dụng vì họ mong muốn ở họ những phẩm chất cần có. Đừng thể hiện quá nhiều tài năng sẽ bị cho là quá phô trương ở bạn

1.4 Điểm yếu và điểm mạnh của bạn là gì?

Trong mục điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, hãy đề cập những phần mà mình chưa hoàn thiện nhưng không được liên quan đến ngành mình sẽ làm. Hãy nói về việc mình hay thức khuya, không quá quan trọng bản thân trong các hoạt động sinh hoạt. Đối với điểm mạnh, hãy mạnh tay đề cập tới công việc càng nhiều càng tốt. Như việc biết cách quản lý thời gian cho công việc, khả năng ứng cứu kịp thời các tình trạng phát sinh một cách hoàn chỉnh nhất có thể.

2. Nhóm câu hỏi liên quan tới kinh nghiệm làm việc

2.1 Những chiến lược kinh doanh bạn đã xây dựng ở công ty trước đây?

Đối với những câu hỏi như vầy, hãy chuẩn bị chu đáo những chiến lược mà bạn đang đã có hoặc đã áp dụng vào thực tiễn mà phù hợp nhất có thể. Nêu ra từ 2 tới 3 chiến lược và ảnh hưởng tích cực tới nguồn doanh thu có thể giúp cho bạn gây điểm ấn tượng trong phần câu hỏi này và cũng đáp ứng cho nhu cầu mà họ cần ở một ASM là gì

2.2 Kết quả chiến lược nào bạn được đánh giá cao nhất?

Việc tìm hiểu rõ về chiến lược mà bạn đã trả lời cho câu hỏi trên có thể bạn rõ ràng chiến lược nào ảnh hưởng nhiều vào sự phát triển cho doanh nghiệp theo nhiều mảng nhất. Câu hỏi này cũng có thể giúp cho bạn đáp ứng nhu cầu mà họ cần ở một ASM là gì với những thành tựu trong quá khứ mà bạn đạt được, hãy nói cao hơn so với chỉ tiêu bạn đạt được sao cho phù hợp thực tế cũng sẽ giúp bạn làm cho nhà ứng tuyển hài lòng.

2.3 Kết quả chiến lược nào bạn không hài lòng nhất? Nếu được làm lại bạn nghĩ mình sẽ áp dụng giải pháp nào để làm tốt hơn?

Hãy nói tới những kết quả không quá ảnh hưởng tới mục tiêu công việc mà bạn mong muốn cho doanh nghiệp này, những yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng tới kết quả cũng sẽ giảm thiểu trách nhiệm cá nhân như suy thoái kinh tế, Covid 19 đóng băng các hoạt động sản xuất, các luật pháp giới hạn hoạt động kinh doanh. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi những thành tựu của ASM là gì

2.4 Điều gì giữ chân bạn gắn bó tại một công ty?

Đa phần những doanh nghiệp đều có các mức lương phù hợp với từng nhân viên và bộ phận làm việc, vì vậy đừng đề cập đến vấn đề tiền bạc. Hãy nêu ra những ví dụ mang tính tinh thần hơn như môi trường làm việc, nhân viên có sự đồng tình, cùng nhau phát triển, ban lãnh đạo tài giỏi có những cách giải quyết khó khăn đáng học hỏi và đó cũng chính là tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng cần ở một ASM là gì

3. Nhóm câu hỏi liên quan vị trí giám đốc kinh doanh vùng đang ứng tuyển

3.1 Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Hãy chuẩn bị thật kỹ, tìm hiểu thông tin về công ty này và nói lên những đặc điểm trọng yếu cũng là điểm mạnh của công ty thu hút bạn muốn làm việc tại đây. Đây cũng là một điều cần thiết cho một ASM là gì 

3.2 Bạn thấy thách thức gì nếu đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh vùng tại công ty chúng tôi?

“Thách thức lớn nhất ở nơi đây sẽ được tôi giải quyết khi được tiếp nhận công việc tại nơi đây” gây sự tò mò cho những doanh nghiệp cũng là một điểm cộng gây ấn tượng. Hãy đề cập tới những môi trường làm việc, những thông tin tiếp nhận mới sẽ làm bạn mất một khoảng thời gian ngắn để thích ứng, hãy thể hiện phong thái tự tin của bạn trong phần phỏng vấn này, điều này sẽ thể hiện cho các phẩm chất cần có của một ASM là gì

3.3 Mức lương bạn mong muốn cho vị trí này

Dựa vào quá trình phỏng vấn, hãy ưu tiên sự đề cập về vấn đề lương bổng của các nhà doanh nghiệp trước, những điều bạn cần hỏi là chính sách phúc lợi và phạm vi quản lý của bạn. Hãy tìm hiểu về mức lương của một nhân viên kinh doanh để không bị mất đi những quyền lợi của một ASM là gì

Đối với ngành nghề quản lý khu vực này, một nhân viên kinh doanh sẽ được hưởng từ 1000-2000 USD/ tháng. Hãy đề cập tới tỷ lệ tiền tăng hằng năm để xem xét số tiền lương có đáng làm hay không

3.4 Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Hãy thể hiện sự nhiệt huyết của bạn trong câu trả lời này, những mong muốn được làm việc với kế hoạch dài hạn sẽ giúp cho bạn tiến tới sự đồng ý công việc của nhà doanh nghiệp

3.5 Bạn cần đặt câu hỏi gì cho chúng tôi không?

Hãy hỏi về những câu hỏi liên quan tới công việc, những đặc tính cần thiết mà họ cần ở một ASM là gì, môi trường làm việc như thế nào, những quyền lợi lương thưởng sẽ giúp cho bạn hoạt động hiệu quả hơn

VI. Kết luận

Trên đây là những câu trả lời cho câu hỏi những tiêu chuẩn của một ASM là gì và những điều cần lưu ý trong buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên kinh doanh khu vực cần có trong các kỳ tuyển dụng. Mong rằng sau bài đọc này, những cá nhân khởi nghiệp sẽ có những chuẩn bị tốt nhất, những thông tin cần thiết để giúp ích cho việc phỏng vấn tuyển dụng nhé!