Art Director là vị trí mà bất kỳ một designer nào cũng đều khao khát đạt được. Nhưng mọi người có thực sự hiểu về những công việc và trách nhiệm của một Art Director chưa? Hãy cùng 123job tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trong thời đại của công nghệ số, không khó để chúng ta có thể bắt gặp các Art Director ở những ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau như trong quảng cáo hay tiếp thị, lĩnh vực xuất bản, điện ảnh và truyền hình, lĩnh vực thiết kế web hoặc video game… Đối với mỗi một ngành nghề khác nhau, Art Director cũng sẽ có vai trò những ý nghĩa và nhiệm vụ khác nhau.

I. Art director là gì? 

Art director hay gọi là giám đốc nghệ thuật, đây là người có vai trò cầm cân nảy mực giúp tạo nên diện mạo của một tờ tạp chí, tập san, báo, bao bì sản phẩm, hay sản xuất phim và truyền hình. 

Cụ thể, Art Director chịu trách nhiệm giám sát công việc của các nhà thiết kế, các nghệ sĩ, là những người tạo ra hình ảnh cho phim, cho truyền hình, quảng cáo, hay buổi biểu diễn trực tiếp, hoặc là trò chơi điện tử. Họ xây dựng phong cách hoặc giai điệu tổng thể mong muốn cho từng dự án, từ bước nền đó sẽ xác định rõ tầm nhìn đối với người trực tiếp thực hiện hình ảnh. 

Ví dụ đơn giản như ảnh minh họa, ảnh chụp, đồ họa, đồ thị, biểu đồ hoặc sân khấu và phim...

Art Director cũng sẽ trực tiếp làm việc với các nhân viên nghệ thuật, nhân viên thiết kế thuộc các Agency quảng cáo, bắt tay với các công ty quan hệ công chúng và xuất bản sách, tạp chí hoặc báo để có thể tạo ra những thiết kế và bố cục phù hợp. 

Đồng thời họ cũng phối hợp với các nhà sản xuất và giám đốc sản xuất sân khấu, truyền hình hoặc phim để giám sát các thiết kế. Art Director đòi hỏi phải hiểu và nắm rõ các yếu tố thiết kế của các dự án, sứ mệnh truyền cảm hứng cho các nhân viên sáng tạo, thường xuyên theo dõi về ngân sách và phải đúng thời hạn. Tại một số công ty, Art Director đồng thời chịu trách nhiệm phát triển ngân sách và công việc theo đúng thời hạn.

II. Mô tả công việc của art director 

Art Director làm việc trong nhiều ngành khác nhau và phân loại công việc họ cũng khác nhau ít hay nhiều phụ thuộc vào từng ngành. Tuy nhiên, gần như hầu hết các Art Director đều thiết lập riêng từng phong cách nghệ thuật cũng như các hình ảnh trực quan cho từng dự án và giám sát nhân viên thiết kế, nhà biên kịch, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ, hoặc biên tập viên, chịu trách nhiệm tạo ra các sản phẩm, tác phẩm.

Công việc của Art Director cụ thể là xác định cách thể hiện các Concept một cách trực quan tốt nhất, xác định những hình ảnh nào, nghệ thuật nào hoặc các yếu tố thiết kế nào sẽ được sử dụng. Đồng thời, Art Director phải phát triển giao diện tổng thể hoặc phát triển riêng phong cách của một ấn phẩm, một chiến dịch quảng cáo hoặc của rạp chiếu phim, bộ phim truyền hình...

Art Director phụ trách những công việc gìArt Director phụ trách những công việc gì?

Art Director giám sát các nhân viên thiết kế, xem xét và phê duyệt những thiết kế, những tác phẩm nghệ thuật, nhiếp ảnh và đồ họa được thực hiện bởi các nhân viên.

Trò chuyện với khách hàng để có thể hiểu được mong muốn của họ, từ đó phát triển hướng đi theo một cách tiếp cận nghệ thuật và phong cách. Art Director cũng phải phối hợp giữa các hoạt động với các phòng ban nghệ thuật hoặc sáng tạo khác.

Đối với lĩnh vực xuất bản, các Art Director thường chịu trách nhiệm giám sát cách bố trí trang của sách báo và tạp chí. Họ cũng là người đưa ra quyết định sáng tạo nghệ thuật cho bìa tạp chí, sách báo. Thông thường, các tác phẩm này sẽ bao gồm cả ấn phẩm web.

Trong các Agency quảng cáo và truyền thông, Art Director sẽ đảm bảo rằng những thông điệp và hình ảnh mong muốn trong phân khúc khách hàng của họ sẽ được truyền tải tới người tiêu dùng. Art Director chịu trách nhiệm về các khía cạnh mang hình ảnh tổng thể bao quát một chiến dịch quảng cáo, chiến lược truyền thông và tất nhiên có thể cần phối hợp với các công việc của phòng ban khác.

Với lĩnh vực sản xuất phim, Art Director phải bắt tay kết hợp với các đạo diễn để xác định được các loại đạo cụ/hình ảnh nào sẽ cần thiết cho bộ phim cũng như tạo dựng phong cách mà bộ phim nên có. Họ thường cần một nhân viên là trợ lý hoặc sự phối hợp từ các nhà thiết kế để hoàn thành sản phẩm của mình.

III. Tố chất nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở một art director

1. Tính cách là một yếu tố quan trọng

Với những người là Art Director, ít nhiều họ đều là những người mang trong mình những tính cách rất riêng. Đây chính là yếu tố quyết định xem bạn có khả năng được cân nhắc vào vị trí Art Director hay không.

2. Óc sáng tạo và niềm đam mê với công việc

Ngắn gọn mà đầy đủ ý nghĩa mới là giỏi. Khả năng sáng tạo gói gọn trong vài dòng mô tả cực ngắn về concept chắc chắn là điều không phải bàn cãi gì nữa. 

3. Truyền cảm hứng và đưa ra được những lời khuyên hữu ích

Ngoài những kỹ năng cá nhân ra thì điều quan trọng nhất của một Art Director chính là phải biết truyền cảm hứng đồng thời đưa ra lời khuyên kịp thời cho cấp dưới của mình. Art Director thường được ví von như một nhạc trưởng tài ba – là người có khả năng "rất bá" trong việc điều khiển dàn nhạc giúp tạo nên những nốt nhạc uyển chuyển đi vào lòng người. 

Về căn bản, mỗi designer đều luôn cố gắng thể hiện những nét cá tính và phong cách thiết kế của riêng cá nhân mình trong từng sản phẩm. Thậm chí họ có bị bắt phải sáng tạo trong những khuôn khổ chuẩn mực của thương hiệu, họ vẫn tạo ra khoảng trống nhất định để dành cho nét độc đáo của riêng họ. 

Art Director là người truyền cảm hứngArt Director là người truyền cảm hứng

4. Là một người có tầm nhìn

Art Director thực thụ luôn cần phải hiểu được rằng sự sáng tạo vô biên không chỉ đơn giản được quyết định chỉ thông qua “mắt nhìn”. Art Director còn cần giúp đưa ra định hướng và “vẽ đường chỉ lối” cho đối tượng người dùng thông qua thông tin được truyền tải tới họ. 

Giám đốc nghệ thuật phải trực quan đánh giá từng bước từ nội dung của văn bản cho đến những hiệu ứng thị giác, phải đảm bảo giữ vai trò của một người "kể chuyện", mang tới nét nổi bật, đặc trưng bao hàm trong thông điệp và ý nghĩa, giúp tạo ra cảm xúc cho người dùng. Hay bằng một cách dễ hiểu hơn thì Art Director sẽ là người ở giữa “song kiếm hợp bích” một cách hiệu quả nhất giữa copywriter designer, hiểu được gọn ghẽ tinh thần của từng công việc đồng thời kết hợp chặt chẽ cùng họ.

5. Tạo được tầm ảnh hưởng nhất định cho bản thân

Giống như các vị trí quản lý khác, Art Director cũng cần phải tạo được tiếng nói của riêng mình. Nói cách khác là họ cần có quan điểm và có thể thuyết phục được người khác tán thành với quan điểm của họ.

Để có thể đạt được điều này, Art Director phải sở hữu những dự án, sản phẩm có kết quả ấn tượng làm tiền đề để có thể khiến người khác bị "thuyết phục" và sẵn sàng nghe theo. Điều này sẽ càng cần thiết hơn khi họ cũng được làm việc với những nhà chuyên môn, nhiếp ảnh, những họa sĩ, nhân viên kỹ thuật… 

6. Bắt trend tốt, không tụt hậu so với thời đại

Nghệ thuật nói chung và lĩnh vực quảng cáo, truyền thông nói riêng là một khía cạnh khắc nghiệt, tại đó khách hàng luôn có đặt câu hỏi: Làm thế nào để tôi có một ý tưởng mới nhất, độc nhất, chưa ai làm trước đó, thật khác biệt, không có sự trùng lặp… Vậy nên, là Art Director, bạn chắc chắn phải cập nhật được trend hoặc nghiên cứu những kỹ thuật mới nhất, tạo ra xu hướng mới nhất để áp dụng trong lĩnh vực của mình.

IV. Hành trang cần có và bí quyết để trở thành art director

1. Tìm hiểu về công việc mà bạn muốn theo đuổi

Giáo dục được coi là chìa khóa cho mọi công việc. Khi nhắc đến Art Director cùng với ngành nghệ thuật đồ họa nói chung, giáo dục chính quy thường mang một vai trò quan trọng nhất định trong việc tìm kiếm một công việc. Mặt khác, ngoài kiến thức lý thuyết thì kỹ năng thực tế là những điều luôn được đánh giá cao trong công việc. Để tích lũy được các kỹ năng, chúng ta cần phải bắt đầu tìm hiểu và thực sự bắt tay vào làm.

2. Thích nghi tốt và biết cách quản lý thời gian

Một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi cá nhân ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có chính là kỹ năng quản lý thời gian. Trong lĩnh vực kinh doanh, khi có khách hàng giao cho bạn deadline, lúc ấy bạn buộc phải học cách để quản lý thời gian trong thực tế. Tuy nhiên, khi bạn đã chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và biết rõ rằng ai cần làm gì và làm trong thời gian nào thì chắc chắn nhiệm vụ và dự án sẽ được hoàn thành nhanh hơn bạn nghĩ.

3. Biết cách ứng dụng và ghi nhớ những gì đáng nhớ

Là một nhân viên mới tốt nghiệp hay vừa chập chững bước vào nghề, có lẽ bản thân bạn chẳng có nhiều “dự án thực tế” để dùng làm vốn, thế nên bạn phải biết cách tận dụng bất cứ thứ gì bạn có trong đầu. Có người cho rằng gần như 90% các cuốn sách đều có thể dễ bị quên một cách buồn cười, nhưng bạn hãy cố ghi nhớ những điều cần phải nhớ. 

Làm thế nào trở thành art director?Làm thế nào trở thành art director?

4. Hãy “ích kỷ” một chút

Bạn là người hiện đại sống trong thế hệ mới, thế nên bạn có thể cứ mượn ý tưởng từ những công trình đã hoàn tác, sau đó phát triển và đưa ra những phiên bản khác phải “ngon” hơn cả trăm lần! Hãy kiếm lấy một vài ý tưởng “hoang dã” một chút rồi để chúng “nhào lộn” cùng với nhau và sau đó đưa ra một ý tưởng đầy tính “dị nhân” khác thừa sức hạ gục đối thủ.

5. Kết bạn và gợi mở những câu chuyện hữu ích

Hãy cứ “săn lùng”, theo đuổi thần tượng trong mơ của bản thân và xin lấy một cuộc gặp mặt. Có nhiều người thuộc kiểu rất thích khoe khoang về bản thân, lúc đó việc của bạn chỉ đơn giản là "châm lửa" gợi ý cho họ “nổ” bằng cách xin một vài lời khuyên đồng thời xâm nhập vào đầu óc họ! Tuy nhiên cũng đừng thể hiện sự ngạc nhiên nếu thần tượng một thời của bạn hóa ra lại là một người già chát và…kỳ quái.

Một khi đã có cơ hội gặp được họ, hãy nhớ khôn khéo “khiêu khích” rằng bạn sẽ còn giỏi hơn cả họ nếu bạn được ở trong cùng môi trường và cùng đồng nghiệp. Tin tôi đi, họ “thèm khát” những thách thức lắm đấy.

V. Sự khác nhau giữa art director và designer

1. Color

Art Director sẽ xác định xem cách phối màu này có phù hợp với thương hiệu hay không? Đã thích hợp với tình huống, yêu cầu brief này chưa?...

Còn Design thì xem xem những màu này khi đi cùng với nhau nhìn có thuận mắt không? Mỗi màu sắc đó có phải là sự lựa chọn tốt nhất với tổng thể chưa? Các loại mẫu pantone dành cho in ấn, thiết kế có an toàn với website không?

Tóm lại thì Art Director quyết định bảng màu còn designer phụ trách phối chúng với nhau sao cho phù hợp.

2. Typography

Art Direction sẽ phải chỉ ra font chữ này đang bao hàm điều gì? Letterform dạng này dùng để truyền tải thông điệp gì? Nếu dùng Comic sans thì có vẻ như quá ngốc nghếch nhưng xài Helvetica thì lại thường quá!

Ở mảng này, Design sẽ xác định xem cách phân cấp các size chữ có tạo ra sự phân cấp thị giác đúng hay không? Font chữ này có đủ đô để có thể dùng trong trường hợp này?

Ngắn gọn lại thì Art Director sẽ quyết định sử dụng kiểu font chữ nào, letterform gì, còn designer lựa chọn font cụ thể mang vào thiết kế, sau đó feedback lại xem đã thực sự phù hợp hay chưa.

3. Composition

Art Director sẽ quyết định bố cục cơ bản còn designer sẽ follow và triển khai dựa trên bản thiết kế chi tiết.

Art Direction suy tính xem làm thế nào để cân bằng các bố cục? Sử dụng một bố cục đối xứng sẽ dễ làm hài lòng khách hàng hơn nhưng thường có vẻ nhìn bị thụ động. Vẽ lên một bố cục bất đối xứng thường sẽ khó thực hiện, cũng không an toàn bằng nhưng nó lại đem đến những cảm giác thú vị hơn.

Lúc này Design sẽ kiểm tra xem lề đã cân chưa? Bố cục kiểu này đã dẫn dắt người xem theo nhịp tự nhiên của thị giác chưa? 

4. Concept

Art Direction tìm cách để hình ảnh hỗ trợ và truyền tải cảm xúc của thương hiệu được tốt, nắm rõ thông điệp truyền thông hay câu chuyện mà thiết kế mang lại. 

Design thì sẽ tìm cách để gióng hàng, xác định khoảng cách logo, chữ (typography), palette màu sao cho phù hợp với guideline của nhận diện thương hiệu.

Tóm lại, Art Director phải đưa ra mục đích và câu chuyện của thiết kế. Sau đó designer dựa vào cảm xúc, trải nghiệm người xem làm định hướng để thực hiện thiết kế. Tất cả những ý đồ thiết kế của Designer đều phải đảm bảo phục vụ được concept mà Art Director đưa ra.

VI. Chia sẻ của những nhà art director nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam

1. James Fenton - Art director sáng lập Blimp Creative

“Trước khi bắt đầu vào tìm hiểu về những phẩm chất cần có cho một Art Director, ta hãy xem xét vai trò của họ trong một nhóm và đề cập tính kỷ luật liên quan”.

Art Director, bạn chắc chắn phải có óc lãnh đạo, bạn sẽ trở thành một người truyền cảm hứng, thể hiện tầm nhìn về mỹ thuật cho team thiết kế của mình. Tuy vậy nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng mình chính là “đầu đàn”, là một kẻ bất khả chiến bại, bởi vì chính thói tự mãn đó sẽ mang đến hệ lụy là cả tá thất bại xấu hổ.

Bạn phải tỉ mỉ, sáng suốt nhìn ra tài năng của mọi người quanh, đặc biệt là các nhân viên dưới quyền, đồng thời cũng học cách khai thác “tài năng tiềm ẩn” trong mỗi người họ và kể cả trong chính bản thân bạn. Một Art Director tự mãn rằng mình “nắm trong tay quyền sinh quyền sát” chẳng qua cũng chỉ giống một gã quản lý thích nhận được sự tôn vinh.

Art Director phải là người truyền cảm hứng và biết cố vấn, là người kể chuyện, đồng thời là người sẵn sàng học hỏi. 

2. Jenny Theolin - Creative director của Soapbox & Sons

Art Director phải trở thành một người pha chế cho sự sáng tạo và đáp ứng mọi kỹ năng làm việc cùng con người”.

Art Director là gì? Nghe qua thì có vẻ như đó là một câu hỏi đơn giản, nhưng để định nghĩa được chính xác vai trò của công việc này gói gọn trong một hai từ quả thực là điều khó khăn.

Designer, Art Director hay Creative Director đều có sự đòi hỏi khả năng “tạo lập cấu trúc” đều vì lợi ích của khách hàng đồng thời vì quy trình của công ty làm việc.

3. Art director tại Kenh14.vn - Nhật Ánh Nguyễn

Có đôi khi bạn sẽ gặp phải những khó khăn khi phải đứng giữa những lựa chọn của mình nhưng đừng suy nghĩ quá nhiều. Bạn phải “liều” thì mới biết đúng hay sai, phải thử thì mới xác định được nó có phù hợp với mình không. 

“Chỉ cần các bạn còn cố gắng, còn đam mê, mình tin nghề thiết kế và anh em trong nghề sẽ không bỏ rơi bạn”. 

Hãy cứ mạnh dạn thử, không ra được tiền thì sẽ ra kinh nghiệm, không ra được kinh nghiệm nữa thì coi như đó là trải nghiệm. Hãy để những đam mê làm nên những chất riêng của bạn. 

VII. Kết luận

Thăng tiến trong công việc là mục tiêu mà bất cứ ai cũng đều mong mỏi, trong ngành sáng tạo cũng vậy. Còn gì tuyệt vời hơn khi mình xuất hiện là một con người dày dặn kinh nghiệm và có thể truyền cảm hứng sáng tạo cho những người khác, bên cạnh đó tiếng nói cũng “nặng đô” hơn khi thực hiện đánh giá thẩm mỹ. Tuy nhiên, ngồi vào được vị trí Art Director thực sự không phải là một điều dễ dàng. Để đạt đến kỹ năng thượng thừa này là cả một quá trình vô cùng gian khổ mà ta phải học hỏi rất nhiều.