Phong tục truyền thống của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền được người dân lưu truyền. Tổng hợp 13 phong tục tập quán đặc trưng nhất thể hiện nét văn hóa đẹp trong ngày tết âm lịch.

Mỗi dịp tết đến xuân về là người dân Việt Nam ai nấy cũng đều vui mừng phấn khởi mong chờ từng giây phút mà bánh xe thời gian gõ cửa chào đón năm mới. Tết cổ truyền Việt Nam được tính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 (âm lịch) hàng năm. Trong dịp này người Việt thực hiện rất nhiều nghi lễ thể hiện được nét đẹp riêng về phong tục tập quán của mình. Tại bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc 13 phong tục tập quán của người Việt trong dịp tết cổ truyền. Để không bỏ lỡ những thông tin giá trị và bổ ích hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.

I. Phong tục tập quán cúng ông Công ông Táo trong tết cổ truyền

Theo truyền thống cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm mọi người thường quan niệm rằng ông Táo sẽ lên trời chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế với nhiệm vụ báo lại tình hình một năm công việc ở dưới hạ giới. Chính vì vậy mỗi nhà đều chuẩn bị những nghi lễ đầy đủ và cẩn thận nhất để tiễn cúng ông Táo lên trời. Kèm theo đó là những ước nguyện về một năm mới được bề trên thương xót chiếu cố để giúp cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo thông thường phải được thực hiện trước 12h trưa ngày 23, bởi nếu không thì ông Táo sẽ không kịp lên trời và thần tiên quở trách. Chính vì vậy gia đình Việt Nam thường chuẩn bị vàng mã đầy đủ từ ngày hôm trước cùng những chú cá vàng to khỏe để làm phương tiện đưa cúng ông Táo lên trời. Đây là một trong những phong tục tập quán có từ xa xưa và được thực hiện đến ngày nay.

II. Phong tục tập quán gói bánh chưng trong tết cổ truyền

Cùng với sự tích gói bánh chưng bánh dày thì người Việt Nam ta đã lấy những loại bánh này trở thành món ăn truyền thống và đặc trưng nhất biểu hiện cho một năm mới vuông vắn tròn đầy. Những chiếc bánh chưng thường được gia đình cùng nhau ngồi gói, luộc bên bếp củi vô cùng ấm vào những ngày gần tết.

Bánh chưng có màu xanh cho lá dong, có sự dẻo của gạo nếp và bùi thơm từ nhân đỗ thịt đã kích thích vị giác tạo một không khí tràn ngập yêu thương tròn đủ. Gói bánh chưng xanh thắp hương gia tiên, gói bánh chưng thể hiện phong tục tập quán cổ truyền, tinh thần đoàn kết, gói bánh chưng chính là biểu hiện của hương vị tết cổ truyền độc đáo của Việt Nam.

Gói bánh chưng ngày tết

Gói bánh chưng ngày tết

III. Phong tục tập quán chơi hoa dịp tết trong tết cổ truyền

Hoa dịp tết cũng là một trong những loại cây trang trí nhà cửa giúp không gian trong nhà trở nên lãng mạn hơn, đẹp hơn và tươi mới hơn. Những bông hoa tết với tinh thần đầu xuân năm mới sẽ giúp cho chủ nhà thu hút được nhiều vận khí tốt.

Trong phong tục tập quán đầu năm, thông thường mọi người thường dùng những loại hoa với đủ sắc màu để cắm trong lọ đặt tại bàn khách. Các loại hoa thường thấy nhất mỗi dịp tết cổ truyền Việt Nam đến như: hoa dơn, hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, hoa đào hay hoa mai,... Đặc biệt nhất là những cây đào cây mai, đây là những loài hoa chỉ nở vào đầu xuân năm mới, dịp tết cổ truyền chính vì thế mà được mọi người vô cùng yêu thích. 

IV. Phong tục tập quán bày mâm ngũ quả trong tết cổ truyền

Mâm ngũ quả được đặt lên bàn thờ tổ tiên và thắp hương các cụ, ông bà tổ tiên trong nhà. Mâm ngũ quả là phong tục tập quán tượng trưng cho lòng thành kính mà con cháu gửi đến tổ tiên để cầu mong có được một năm mới an khang, mọi người mạnh khỏe gia đình hạnh phúc. Những loại quả được chọn trong mâm ngũ quả thường là: Xoài, táo, chuối, bưởi, ớt, lê, lựu,.... 

Lưu ý khi chọn quả đặt làm mâm ngũ quả ngày tết: Tuyệt đối không để những quả có nhiều gai góc, mặt quả cần sáng bóng tròn trịa biểu hiện cho sự đủ đầy và chọn những quả có thể lâu trong môi trường bên ngoài.

V. Phong tục tập quán lau dọn nhà cửa đón tết cổ truyền

Các gia đình Việt Nam thường có phong tục tập quán lau dọn nhà cửa thật sạch sẽ và sắp xếp đồ dùng ngăn nắp để có thể đón một cái tết chu toàn nhất. Mọi người đều có thể thấy được một không khí vô cùng trong lành với mong muốn thu hút được tài lộc vận tốt vào trong nhà. 

Vệ sinh nhà cửa còn là một bước tẩy uế, xóa bỏ đi những sự không hay, không may mắn trong năm cũ. Mọi người cùng nhau đón những niềm vui mới, hạnh phúc mới và cũng là khởi đầu mới. 

Lau dọn nhà cửa trong dịp tết cổ truyền

Lau dọn nhà cửa trong dịp tết cổ truyền

VI. Phong tục tập quán thăm mộ tổ tiên trong tết cổ truyền

Thăm mộ gia tiên là một trong những phong tục tập quán không thể thiếu trong mỗi dịp tết cổ truyền Việt Nam. Con cháu trong nhà sẽ cùng nhau ra thắp hương, đọc văn khấn và làm sạch mộ các cụ. Đây là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam thể hiện đúng tinh thần uống nước nguồn và tình cảm biết ơn đối với những người đã có công sinh thành dưỡng dục.

Ngay từ nhỏ mỗi công dân Việt Nam đã đều ý thức được nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền và được dạy dỗ cẩn thận. Chính vì thế việc làm sạch nơi an nghỉ của các cụ cũng giống như việc con cháu trong nhà có một tình yêu thương đối với dân tộc, với quê hương đất nước và chính cội nguồn của mình.

VII. Phong tục tập quán cúng Tất niên trong tết cổ truyền

Cúng tất niên là một nghi lễ quan trọng mà bất cứ gia đình nào cũng đều chuẩn bị tươm tất. Mọi người thường coi đây chính là nghi lễ cúng tạ nhằm cảm ơn thần linh và đất trời những ngày tháng qua đã ban đến cho nhiều tài lộc và phước lành. Các bà các mẹ thường làm những mâm cơm đầy cúng vào ngày cuối cùng của năm với mong muốn được mời tổ tiên về cùng chung vui đón một sự khởi đầu mới của năm. 

Cúng tất niên được coi là một phong tục tập quán truyền thống trong dịp tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu. Đây chính là một nét đẹp văn hóa luôn được người dân coi trọng giữ gìn để tỏ lòng kính trọng với tổ tiên ông bà và cũng là một lời cảm ơn sâu sắc đến những vị thần độ mạng trong những năm vừa qua. Vì vậy cúng tất niên là hình thức không thể thiếu hiện nay.

VIII. Phong tục tập quán đón giao thừa trong tết cổ truyền

Giao thừa là thời khắc vô cùng thiêng liêng bởi đây là lúc mà thời gian sẽ được chuyển mình và bắt đầu bước sang một vòng quay mới. Mọi người ai nấy cũng đều háo hức mong đợi khoảnh khắc hết một năm và đón chào niềm vui mới. Lễ cúng giao thừa cũng được tiến hành trước hết là nghi lễ cúng gia đạo ông bà tổ tiên sau đó thì sẽ có một mâm lẽ được đưa ra bên ngoài để cúng vái thần linh độ mạng. 

Để biểu đạt được những ý nguyện của gia chủ thì mọi người hay dùng những bài văn tế với lời lẽ chân thành xúc tích. Các cụ vẫn coi trọng việc đọc bài khấn để biểu thị những ý nguyện và cuối cùng là mong chờ những cơ hội mới, những niềm vui tới để hiển thị cho cuộc sống hạnh phúc tài lộc. Bên cạnh việc thắp hương cúng tổ tiên, rất nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước đều tổ chức bắn pháo hoa để đón chào năm mới thật rực rỡ. Đây cũng là một trong những phong tục tập quán không thể thiếu của đêm Giao thừa của mỗi người Việt Nam chúng ta.

IX. Phong tục tập quán hái lộc đầu năm trong tết cổ truyền

Nếu như bạn muốn đón một cái tết cổ truyền thật tươi vui mới mẻ thì chắc chắn phải biết đến phong tục tập quán hái lộc đầu năm của người dân Việt Nam. Tục hái lộc đầu năm thể hiện mong ước về một năm mới tràn ngập tài lộc may mắn. Những chồi non chính là biểu hiện của sự sống bắt đầu và không ngừng phát triển để hoàn thiện mà biến mình thành những chiếc lá trưởng thành.

Tương tự như vậy con người muốn mang tài lộc về nhà nên thường sẽ hái lộc để đem may mắn phước lành cho mình và người thân theo đúng ý nguyện của họ. 

X. Phong tục tập quán xông đất trong tết cổ truyền

Xông đất là một trong những phong tục tập quán không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Khái niệm này đã được lưu truyền lại đến đời đời sau và lưu lại đến tận bây giờ. Theo quan niệm của cha công ta thì việc có khách đến chơi nhà vào đầu năm chính là một người mang đến phước lành. 

Đất đai của chủ nhà được khai thông và đặc biệt mọi người quan trọng rằng nếu như người xông đất hợp tuổi với chủ nhà thì cả một năm đó gia đình sẽ nhận được nhiều điều tốt lành và bình an.

Thông thường mỗi gia chủ sẽ chọn một người hẹn trước để đến xông đất cho nhà mình. Những người được chọn thường phải hợp với gia chủ nam trong nhà và là hiền lành, nhanh nhẹn tính tình hoạt bát,.... Có như thế gia sự trong nhà sẽ được bình yên may mắn.

XI. Phong tục tập quán chúc tết và mừng tuổi trong tết cổ truyền

Vào dịp tết cổ truyền chắc chắn không thể thiếu những câu chúc tụng nhau ngày tết vô cùng vui vẻ tạo được không khí vui vẻ thoải mái nhất. Mọi người dành cho nhau những lời chúc ý nghĩa nhất và hy vọng những điều tốt lành nhất sẽ đến với người thân, bạn bè của mình.

Người Việt có phong tục tập quán chúc Tết nhau và nhận những phong bao lì xì may mắn. Các cụ ngày xưa vẫn thường nhắc đến câu “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Cứ tuân theo phong tục này mà mọi người sẽ nhận được những lời chúc tụng những phong bao lì xì đỏ.

Lì xì đỏ còn được coi là một lời cảm ơn của ông bà bố mẹ thưởng Tết lại cho con cháu để lấy may đầu năm mới. Tiền lì xì không quan trọng nhiều hay ít mà quan trọng ở việc mọi người dành tình cảm chân thành cho nhau.

Lì xì ngày tết cổ truyền Việt Nam

Lì xì ngày tết cổ truyền Việt Nam

XII. Phong tục tập quán xuất hành trong tết cổ truyền

Xuất hành là phong tục tập quán truyền thống trong tết cổ truyền Việt Nam. Mỗi dịp đầu xuân năm mới mọi người rất quan trọng chọn hướng xuất hành và ngày giờ đi ra khỏi nhà mới mong muốn cầu chúc cho lộc tài được hanh thông thuận lợi.

Ngày Mùng 1 tết Nguyên Đán mọi người cầu chúc cho gia đình một năm mới bình đồng thời cũng cần xem cẩn thận những giờ hoàng đạo hợp với tuổi để bắt đầu đi chúc tết ông bà, cha mẹ. Hướng đi tốt sẽ là sự khởi đầu may mắn để cả năm nhận được nhiều thành công và an lành mỗi khi ra khỏi nhà.

XIII. Phong tục tập quán đi lễ chùa đầu năm trong tết cổ truyền

Phong tục tập quán đi lễ chùa đầu năm chính là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là thể hiện sự tín ngưỡng về đạo phật mà còn giúp cho tâm hồn của con người trở nên an lạc hơn, thông suốt hơn. Bởi các cụ cũng quan niệm khi tâm tịnh thì mọi sự mới được quyết chí bền lâu, con người mới khỏe mạnh và làm được nhiều công việc thành công thuận lợi hơn.

Ngoài ra đi chùa còn thể hiện cho sự biết ơn với bề trên, biết ơn đến cội nguồn của chính mình. Đến trước cửa phật mọi người không sân si, không tranh đấu sống vui vẻ hòa nhã với những người xung quanh. Chính vì vậy tết cổ truyền nào ngôi chùa cũng được nhiều gia chủ ghé thăm.

XIV. Kết bài

Trên đây là tổng hợp 13 phong tục tập quán của người Việt trong dịp tết cổ truyền. Với những thông tin trong bài viết chúng tôi đã cập nhất đầy đủ và chi tiết nhất cho mọi người biết được ý nghĩa và giới thiệu các phong tục tập quán của người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Chúc các bạn một năm mới bình an hạnh phúc!