Tổ chức dạy học
– Tổ chức dạy học theo đúng đặc trưng bộ môn và theo đúng phương pháp của nhà trường.
– Sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học và các công cụ kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ công tác giảng dạy như Laptop, máy chiếu, màn chiếu.
– Đảm bảo tất cả học sinh trong lớp nắm bắt được khái niệm và tạo điều kiện cho các em có trình độ cao hơn có cơ hội được phát triển.
– Thực hiện chấm chữa bài thường xuyên cho học sinh nhằm nắm bắt việc nắm được kiến thức, mức độ kỹ năng của mỗi học sinh để có thể kịp thời hỗ trợ học sinh trong quá trình tổ chức dạy học.
– Chuẩn bị Kế hoạch dạy học chi tiết, cập nhật lịch báo giảng, chuẩn bị đồ dùng dạy học và thực hiện giờ dạy tuân thủ “Quy định thực hiện giờ dạy”.
– Phát triển nguồn tài liệu dạy học và xây dựng môi trường học tập lôi cuốn để khuyến khích học sinh học tham gia.
– Là người hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng các phần mềm học bổ trợ để học sinh biết cách học và làm bài tập trực tuyến (nếu có), nắm bắt thông tin nhà trường qua các phần mềm, công cụ trực tuyến.
– Nắm bắt tâm lý, hiểu rõ năng lực, nhu cầu & thành tích trước đây của học sinh và văn hóa của nhà trường để điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của học sinh.
– Đảm bảo bản thân và học sinh trình bày sản phẩm học sạch đẹp, gọn gàng, khoa học.
– Hỗ trợ những học sinh có nhu cầu học tập đặc biệt, bao gồm cả học sinh năng khiếu và tài năng, từ đó có những chương trình bổ trợ tùy theo năng lực của các em.
– Cập nhật điểm số của học sinh vào phần mềm của nhà trường theo yêu cầu.
– Chịu trách nhiệm trước Phụ huynh, nhà trường về chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của học sinh
– Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động học tập của học sinh.
– Theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua các kỳ học và cả năm học, bao gồm việc nhận nhiệm vụ học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập và sản phẩm của mỗi nhiệm vụ học tập. Nếu chưa đạt cần có biện pháp tiếp tục bồi dưỡng cho phù hợp, giúp học sinh phát triển cá nhân hoàn thiện.
– Đưa ra các kỳ vọng & tiêu chí đánh giá học sinh.
Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
– Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối/ tổ.
– Dự giờ các giáo viên khác để học hỏi và rút kinh nghiệm.
– Tăng cường học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy học. Tự nghiên cứu các phương pháp dạy học tiên tiến, lấy học sinh làm trung tâm để điều chỉnh, vận dụng vào bài học.
– Tham gia đầy đủ các buổi đào tạo theo kế hoạch đào tạo và phát triển chuyên môn của nhà trường.
– Đưa ra sáng kiến, cải tiến để nâng cao hiệu quả dạy học và chất lượng học tập của học sinh.
Đời sống học đường của học sinh
– Hướng dẫn học sinh phải biết tự giác học tập để lĩnh hội kiến thức.
– Tạo môi trường tích cực cho học sinh trong các giờ học & ngoại khóa.
– Tạo ra các kênh kết nối để học sinh có thể đóng góp cho trường về việc học tập và hạnh phúc trong học đường của học sinh.
– Chịu trách nhiệm về an toàn của học sinh trong và thông qua các hoạt động của môn học/ phạm vi được phân công.
– Khuyến khích, lắng nghe các quan điểm của học sinh.
– Tổ chức hiệu quả các hoạt động rèn nền nếp kỷ luật cho học sinh. Tạo được cho học sinh nề nếp học tập, lối sống khoa học; làm gương cho học sinh về cách sống, ứng xử trong học đường và trong cuộc sống.
– Phối hợp triển khai các cuộc diễn tập ứng phó tình huống khẩn cấp như lệnh sơ tán & cố thủ trong trường hợp có hỏa hoạn, động đất hoặc có kẻ xấu xâm nhập.